Dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo sau khi quan hệ tình dục
Sau khi quan hệ tình dục, nếu thấy những biểu hiện dưới đây thì cần đến các cơ sở uy tín thăm khám để tránh gây hậu quả sau này.
“Vùng kín” phụ nữ là bộ phận nhạy cảm và rất quan trọng trong quá trình sinh sản. Vì vậy, cần được chăm sóc và thăm khám định kỳ.
Bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín sau khi quan hệ đều có nguyên nhân của nó, có thể là do bạn bị viêm nhiễm, mãn kinh, đang trong thời kỳ rụng trứng… hoặc có vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, đừng nên chủ quan.
Sau khi quan hệ tình dục thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đi kiểm tra ngay (Ảnh minh họa)
Chảy máu “vùng kín”
Sau khi “yêu” nếu bạn thấy vùng kín của mình bị chảy máu thì bạn cần phải hết sức thận trọng. Nếu như hôm đó không phải thời điểm đúng lúc bạn bị “đèn đỏ” thì đó chính là dấu hiệu bạn đang có vấn đề về tử cung. Rất có thể bạn bị viêm nhiễm, hoặc thậm chí ung thư tử cung cần đi kiểm tra bác sĩ ngay để có thể biết rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Tiết dịch âm đạo bất thường
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Thời điểm mà phụ nữ tiết nhiều dịch âm đạo nhất là khi rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu sau khi quan hệ, chị em nhận thấy dịch tiết âm đạo của mình bị vón cục, có màu trắng giống như phô mai thì rất có thể vùng kín của bạn đã bị nhiễm nấm candida.
Vùng kín bị phát ban, ngứa
Nếu vùng sinh dục của bạn bị phát ban, ngứa ngáy sau khi quan hệ thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với loại bao cao su vừa sử dụng hoặc chất bôi trơn… Thậm chí, theo bác sĩ Curits, những người phụ nữ có dấu hiệu này có thể đã bị dị ứng với nước tiểu, mồ hôi hoặc tinh trùng của bạn tình.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, hiện tượng phát ban còn là dấu hiệu của nhiễm virus herpes (mụn rộp) thường bắt đầu bằng cảm giác ngứa ran và sau đó xuất hiện những vết mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước trắng.
Thấy nóng rát khi đi vệ sinh
Sau khi “quan hệ” phụ nữ thường có thói quen đi tiểu ngay lập tức điều này hoàn toàn bình thường bởi việc này giúp cho bạn có thể tự bảo vệ “vùng kín” của mình. Tuy nhiên, nếu trong quá trình đi tiểu bạn cảm thấy đau rát, nóng bức khó chịu ở vùng kín thì rất có khả năng bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần phải đi khám bác sĩ ngay.
Vùng kín có mùi chua
Nếu mùi vùng kín của bạn chuyển sang mùi tanh hoặc chua, rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn, một chứng viêm do sự phát triển quá mức của vi khuẩn thường thấy trong âm đạo.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Curtis cho biết, thói quen hút thuốc, thụt rửa thường xuyên và hoạt động tình dục đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, mùi hương này còn có thể xuất hiện khi phụ nữ dùng tampon hơn 8 giờ mà không thay, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra và lấy thuốc điều trị nhiễm trùng.
3 giải pháp dự phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Điều nguy hiểm hơn là căn bệnh này thường xuất hiện rất sớm với độ tuổi dao động từ 35 đến 44 tuổi và hầu hết các trường hợp chẩn đoán muộn đều do chúng ta không có thói quen đi khám sản phụ khoa để sàng lọc định kỳ.
Tuy nhiên, theo BS/TS Trần Quốc Khánh (BV Việt Đức) cho rằng, đây là căn bệnh mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được một cách rất hiệu quả.
Tiêm phòng vắc-xin ngăn ngừa vi rút HPV
Ảnh minh họa
Vi rút HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Vậy nên khi chủ động tiêm vắc-xin sẽ có tác dụng dự phòng hầu hết các chủng loại khác nhau của virus HPV.
Vắc-xin được khuyến cáo tiêm trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên, cho cả nam và nữ, tầm độ tuổi 11 đến 12 tuổi, nhưng chúng ta có thể tiêm cho trẻ từ 9 tuổi đến 26 tuổi. Vắc-xin thường tiêm 2 hoặc 3 mũi phụ thuộc vào độ tuổi, nhưng ít nhất là một mũi.
Tạo thói quen đi khám sức khoẻ sản, phụ khoa định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào lạ ở cổ tử cung (xét nghiệm PAP)
Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên. Có thể thể bắt đầu tầm soát xét nghiệm này từ tuổi 21.
Ảnh minh họa
Ngoài xét nghiệm PAP, chúng ta cũng nên làm thêm xét nghiệm tìm vi rút HPV ở cổ tử cung (HPV test) vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung hoặc VIA test. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung rất thấp.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo chỉ cần làm lại PAP test 3 năm một lần. Nếu bạn đã 30 tuổi hoặc hơn, các bác sĩ khuyên bạn nên làm thêm HPV test song song với PAP test. Nếu cả hai xét nghiệm bình thường, bạn chỉ cần làm lại các xét nghiệm sau mỗi 5 năm.
Các giải pháp dự phòng ung tư cổ tử cung
Giải pháp dự phòng ung tư cổ tử cung kèm theo bao gồm:
- Không hút thuốc lá
- Tránh quan hệ tình dục quá sớm (trước 16 tuổi)
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Hạn chế số lượng bạn tình
- Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục nữ và khi có những bệnh lý viêm nhiễm vùng cơ quan sinh dục, cần đi khám và điều trị cẩn thận tại những trung tâm y tế chuyên về sản phụ khoa, tiêm phòng vi rút HPV cho cả bạn tình.
Mang thai tháng thứ 9 có được quan hệ tình dục không? Tháng thứ 9 của quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Do vậy, nhiều cặp vợ chồng không biết có nên quan hệ tình dục vào thời điểm nhạy cảm này hay không. Mang thai tháng thứ 9 quan hệ được không? Ảnh minh họa Khi mang thai, rất nhiều phụ nữ vẫn duy trì...