Dấu hiệu ung thư hay bị lầm là “tai nạn” giường chiếu
Theo bác sĩ sản khoa, rong kinh là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ đã có gia đình. Rong kinh không chỉ gây bất tiện và khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan, xem nhẹ hoặc tự điều trị tại nhà dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Mệt mỏi vì bị rong kinh kéo dài
Bi rong kinh đã gần 2 năm nay, chị Ngô Thị Tuyết (29 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Theo lời chị Tuyết, trước đây, khi chưa lấy chồng, kinh nguyệt của chị rất đều, chu kỳ bình thường dao động trong khoảng 28-30 ngày. Tuy nhiên, kể từ khi sinh con, chị mắc phải chứng rong kinh kéo dài, gây rất nhiều phiền toái đối với sinh hoạt hàng ngày của chị.
“Cứ đến kỳ kinh là tôi lại thấy sợ. Tình trạng máu ra rất nhiều, đôi lúc đóng thành cục có màu đen. Nhiều lần, dù tôi đã dùng đến băng vệ sinh ban đêm loại siêu dài nhưng buổi sáng thức dậy, tôi vẫn hoảng khi thấy máu thấm ướt đệm, Kể từ đó, mỗi lần đến ngày “đèn đỏ”, tôi thường phải dùng miếng tã dán của con để “chống lụt”, nhất là trong ba ngày đầu chu kỳ”, chị Tuyết chia sẻ.
Chị Tuyết cho biết thêm, hiện tại, một chu kỳ kinh nguyệt của chị thường trên một tuần, thậm chí kéo dài đến hai tuần. Điều này khiến chị vô cùng mệt mỏi. Không những thế, kỳ kinh kéo dài cũng làm chị mất tự tin, mặc cảm, không dám “gần gũi” với chồng.
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà), rong kinh hay còn gọi là rong huyết là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất quá nhiều vượt quá 80ml/chu kỳ. Đôi khi, máu kinh đóng thành từng cục lớn, có màu đen sẫm hoặc khiến chị em bị đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…
Rong kinh hay gặp ở tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, rong kinh thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, sau khi dùng thuốc phá thai hoặc dùng các loại thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp. Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan, bệnh tim, thận…
Bên cạnh đó, rong kinh còn có thể là triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng đối với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Cẩn trọng với các hệ lụy nghiêm trọng
Cũng theo BS Lê Thị Kim Dung, rong kinh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của chị em phụ nữ hàng ngày. Về mặt tâm lý, chị em luôn có cảm giác khó chịu, mất tự tin thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Còn về sức khỏe, rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở. Bên cạnh đó, máu kinh ra nhiều ngày, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này.
Video đang HOT
Trên thực tế, nhiều chị em phụ nữ bị rong kinh nhưng chủ quan không chữa trị kịp thời đã gặp phải những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Đơn cử, trường hợp bệnh nhân N.T.M (46 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) được gia đình đưa đến viện Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong tình trình trạng đau bụng, rong kinh kéo dài. Theo lời bệnh nhân M, thời điểm đó chị bị rong kinh kéo dài lên đến 20 ngày, máu ra nhiều có cục, kèm theo đó là hiện tượng đau bụng. Chị M được bác sĩ chỉ định cho siêu âm tử cung và phần phụ, qua siêu âm phát hiện chị M có khối u xơ tử cung nặng gần 2kg kèm theo đó là bị quá sản niêm mạc tử cung. Bệnh nhân đã được chỉ định phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn để loại bỏ khối u.
Hoặc cuối tháng 2 vừa qua, Khoa Phụ sản (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới, Quảng Bình) đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.X (38 tuổi, trú tại Tây Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) trong tình trạng thiếu máu nặng do rong kinh kéo dài trong 6 tháng. Bệnh nhân được các bác sĩ khám và chẩn đoán u xơ tử cung đoạn eo chui xuống và choán toàn bộ âm đạo. Bệnh nhân được truyền 4 đơn vị máu và tiến hành phẫu thuật lấy ra khối u xơ kích thước 10×11cm.
Theo các bác sĩ, tình trạng rong kinh xảy ra ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên việc điều trị cũng tùy thuộc vào từng người. Có trường hợp rong kinh nhẹ với số lượng ít, chưa đáng ngại, người bệnh có thể uống thuốc chứa progestogen để điều trị. Tuy nhiên, nếu hiện tượng rong kinh lặp đi lặp lại với số lượng huyết ra nhiều, gây đau đớn, người bệnh cần đi khám để được điều trị đúng cách. Trong nhiều trường hợp, việc tự điều trị rong kinh tại nhà có thể tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng cho sức khỏe của chị em.
Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, trong chế độ ăn hàng ngày nhất là trong những ngày “đèn đỏ”, chị em phụ nữ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn chính phải đủ các nhóm tinh bột, đạm, béo, rau và trái cây. Đặc biệt, ưu tiên chọn các thực phẩm giàu sắt như: Gan, thịt đỏ (bò, trâu), thịt gia cầm (gà, vịt), hải sản, trứng, rau có màu đậm… Ngoài ra, để phòng thiếu sắt do mất máu nhiều mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể bổ sung viên sắt. Nên dùng loại chứa 60 mg sắt nguyên tố, mỗi ngày một viên trong vòng một tuần khi đang hành kinh.
Để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, các chuyên gia khuyến cáo, chị em phụ nữ nên tuân thủ khám sức khỏe theo định kỳ để tầm soát, phát hiện và điều trị sớm nếu có dấu hiệu của bệnh. Với phụ nữ sau mãn kinh có triệu chứng ra máu âm đạo bất thường thì cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán, xử lý ở giai đoạn sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.
Theo Gia đình và xã hội
Những dấu hiệu báo động của ung thư
Những dấu hiệu báo động của ung thư (K) có thể là chung toàn thân, riêng từng cơ quan hoặc những di căn.
Phần lớn những dấu hiệu này không phải là đặc trưng của K nên hay bị bỏ qua vì cho rằng chúng chỉ là dấu hiệu của một bệnh lành tính nào khác. Bởi vậy, dù nhỏ đến mấy, chúng cũng phải được khám cẩn thận để khỏi bỏ sót, ảnh hưởng đến tính mạng.
Những dấu hiệu chung
Rất đa dạng, tồn tại đơn độc trong thời gian dài, không có biểu hiện gì đặc biệt của K, kéo dài dai dẳng, tiến triển nâng dần lên. Có thể là bệnh nhân chán ăn (đặc biệt là sợ ăn thịt), sút cân nhiều , sốt nhẹ dai dẳng không đáp ứng với mọi biện pháp điều trị và không có biểu hiện nhiễm khuẩn, mệt mỏi khác thường ngày càng tăng.
Những dấu hiệu báo động nổi bật
Ba DHBĐ nổi bật của K là: chảy máu, đau, nhiễm khuẩn.
Chảy máu: Dù ít hay nhiều bao giờ cũng là một DHBĐ quan trọng. Nguyên nhân có thể là tổn thương các mạch máu do bị khối u xâm lấn, hoặc mạch máu bị vỡ trong lòng các mô K.
- Có thể khạc ra máu, chảy máu cam nếu là K miệng, họng, các xoang, thực quản, hoặc là đờm dây máu trong K phổi.
- Đái ra máu nghi do K thận, bàng quang hay tiền liệt tuyến.
- Ở phụ nữ rong kinh, chảy máu khi giao hợp, chảy máu sau khi đã mãn kinh, nghĩ đến K tử cung hoặc K âm đạo.
- Đại tiện phân có máu nghĩ đến K đại tràng.
- Nôn ra máu do K thực quản hoặc K dạ dày.
Đau: cũng là một DHBĐ quan trọng của K: đau có khu trú cố định, dai dẳng, ngày càng tăng, gây mất ngủ, không đáp ứng với các thuốc chống đau thường dùng. Đau đầu mạn tính (K não). Đau bụng kéo dài hoặc kiểu co thắt (K phát triển trong một cơ quan sâu, (thí dụ đại tràng).
Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn hay tái phát, không đáp ứng với các kháng sinh cũng là DHBĐ của K, K tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển vì nhiều lý do: làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm hẹp lòng cơ quan rỗng (thí dụ phế quản hoặc hệ thống tiết niệu), tất cả những tổn thương này giúp cho các vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn.
Những dấu hiệu của cơ quan hay bộ máy
- Miệng, họng, xoang, thực quản: Bệnh nhân cảm thấy vướng hoặc đau khi nhai, đau lan lên tai, khản giọng kéo dài (K miệng, họng, cảm giác đau, nuốt nghẹn kèm theo nôn (K thực quản).
- Bộ máy hô hấp: Khó thở tăng dần hoặc đột ngột, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau này là khó thở ngay cả trong khi nghỉ (K phổi). Ho dai dẳng kéo dài cần phải cảnh giác với người hút thuốc.
- Bộ máy tiêu hóa: Cảm giác nặng ở vùng thượng vị (phần trên bụng) hoặc táo bón. Mót đi đại tiện, cảm giác nặng và đau ở trực tràng (nghi K trực tràng) vàng da tiến triển nhanh (nghi K đường mật, K gan).
- Bộ máy tiết niệu và tiền liệt tuyến: Đái khó, thậm chí bí đái (nghi K đường tiết niệu, K tiền liệt tuyến ở nam giới).
- Các hạch: Một hoặc nhiều hạch bạch huyết sưng to ở cổ, nách, bẹn là dấu hiệu của một K sâu hoặc của K phát triển ngay tại hạch.- Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu mạn tính, liệt, rối loạn thị giác, thay đổi tính nết, nôn vào buổi sáng đôi khi là những dấu hiệu của K não hoặc là K màng não.
Những dấu hiệu sờ thấy hoặc nhìn thấy
- Nếu sờ thấy một cục ở da, cơ (bắp thịt), vú, tinh hoàn tồn tại kéo dài, lớn dần lên dù đau hay không cũng phải cảnh giác do K.-
Nếu thấy da dày lên, chảy máu, loét, không thành sẹo được, lan rộng nghi do K.
- Hạt cơm (mụn cóc dày lên, đổi màu hoặc chảy máu đều nghi do K.
https://suckhoedoisong.vn/nhung-dau-hieu-bao-dong-cua-ung-thu-n159563.html?fbclid=IwAR1jAOzqEO1Zdu19WXC1oX8-wVWA5A6voSmUUmDfA9C3okJHmZ79mXKxi20
GS Phạm Gia Cường
Theo Sức khỏe & Đời sống
Để tự cứu mình khỏi ung thư: Bạn phải nhớ lắng nghe chính bản thân mình Mỗi năm có khoảng 115 nghìn người tử vong do ung thư. Việt Nam có tỷ lệ tử vong ung thư rất cao do bệnh nhân đến bệnh viện thường ở giai đoạn muộn. Thói quen chủ quan với những bất thường của cơ thể khiến người bệnh không được chẩn đoán sớm. Việt Nam đứng ở vị trí nào? Theo thống kê...