Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại trực tràng
Hai triệu chứng sớm ‘đáng báo động’ thường xuất hiện ở gần một nửa số người mắc ung thư đại trực tràng là đau bụng và đại tiện ra máu.
45% số người mắc bệnh ung thư đại trực tràng khởi phát sớm có biểu hiện đại tiện ra máu.
Một nghiên cứu mới đã xác định được hai triệu chứng sớm “đáng báo động” thường xuất hiện ở gần một nửa số người mắc ung thư đại trực tràng. Đó là đau bụng và đại tiện ra máu hoặc có máu trong phân.
Tại Mỹ, ung thư đại trực tràng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Số tuổi trung bình được chẩn đoán mắc bệnh này là 66,2. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng khởi phát sớm – tức là những trường hợp được chẩn đoán ở người dưới 50 tuổi – đang tăng lên. Đồng thời, tăng gấp đôi kể từ những năm 1990.
Công trình được xuất bản trên JAMA Network Open đã xem xét 81 nghiên cứu bao gồm dữ liệu từ hơn 24 triệu người dưới 50 tuổi. Nhóm phát hiện, ở cả Mỹ và trên toàn cầu, những người mắc bệnh ung thư đại trực tràng khởi phát sớm thường có máu trong phân, đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.
Các tác giả nhận thấy, 45% số người mắc bệnh ung thư đại trực tràng khởi phát sớm có biểu hiện đại tiện ra máu. Khoảng 40% bệnh nhân cho biết bị đau bụng. Triệu chứng ung thư đại trực tràng khởi phát sớm phổ biến thứ ba (ảnh hưởng đến 27% số người) là thay đổi thói quen đại tiện. Nghiên cứu xác định những triệu chứng đó là táo bón, tiêu chảy.
Video đang HOT
Qua 34 nghiên cứu, các nhà đánh giá nhận thấy, phải mất khoảng 4 đến 6 tháng sau khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng.
Cơ quan Y tế Dự phòng Mỹ khuyến nghị mọi người nên bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng ở tuổi 45,7. Những người có nguy cơ di truyền cao mắc bệnh ung thư đại trực tràng có thể nội soi thường xuyên từ sớm. Song, nhìn chung, không có hướng dẫn cụ thể nào để phát hiện ung thư đại trực tràng không có triệu chứng ở người trẻ tuổi.
Các chuyên gia nhấn mạnh, nếu gặp phải một trong những triệu chứng này, người dân không nên hoảng sợ. Trong trường hợp đó, mọi người có thể thử sử dụng xét nghiệm phân tại nhà để kiểm tra ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, thăm khám tại bệnh viện là phương pháp hiệu quả nhất.
3 tác hại ít ngờ tới nếu nhịn đói để giảm cân
Nhịn đói hay ăn rất ít trong bữa chính dù là để cắt giảm calo, giảm cân hay vì quá bận rộn thì đều tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Một số thay đổi trong cơ thể sẽ xảy ra nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên.
Nhịn đói hoặc ăn quá ít sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái bị bỏ đói và bị thiếu hụt dưỡng chất. Nếu giảm cân là mục tiêu của bạn thì việc bỏ đói cơ thể như vậy có thể cản trở nỗ lực giảm cân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nhịn ăn thường xuyên có thể gây viêm loét dạ dày, thậm chí tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ảnh PEXELS
Nếu thường xuyên nhịn đói cơ thể sẽ xảy ra những vấn đề sau:
Mức năng lượng giảm xuống
Một trong những tác động chính của việc không ăn khi đói là giảm mức năng lượng của cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, uể oải. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì thể chất và tinh thần. Khi bạn nhịn ăn quá lâu, lượng đường trong máu sẽ giảm, tạo ra tình trạng thiếu đường glucose.
Đây là loại đường cần thiết giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Glucose đóng vai trò là nguồn nhiên liệu chính cho các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hoạt động của cơ bắp và quá trình nhận thức của não bộ. Khi cơ thể bị cạn kiệt lượng glucose dự trữ thì lập tức một phản ứng nội tiết sẽ được kích hoạt.
Các hoóc môn gây căng thẳng như cortisol, adrenaline được giải phóng để huy động glucose dự trữ trong cơ thể, sau đó là huy động chất béo để bù đắp cho việc thiếu hụt dinh dưỡng.
Quá trình trao đổi chất chậm lại
Bỏ bữa có vẻ là một cách hiệu quả để giảm cân nhanh chóng. Nhưng thực tế, nghiên cứu cho thấy nó thật sự có thể cản trở quá trình giảm cân. Nguyên nhân là do nhịn ăn đã tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất.
Quá trình trao đổi chất chịu trách nhiệm hấp thụ thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Quá trình này xảy ra liên tục. Ngay cả khi đang nghỉ ngơi, cơ thể vẫn đốt calo ở một tốc độ nhất định. Hiện tượng này gọi là tốc độ trao đổi chất cơ bản.
Nhịn ăn thường xuyên sẽ kích hoạt phản ứng sinh lý khiến cơ thể ưu tiên dành lượng calo ít ỏi để cung cấp cho não và các cơ quan quan trọng, đồng thời giảm lượng calo cung cấp cho các hoạt động không quan trọng khác. Sự thay đổi này giúp bảo tồn năng lượng nhằm mục đích sinh tồn, từ đó khiến quá trình trao đổi chất chậm lại. Trao đổi chất chậm lại đồng nghĩa với việc cơ thể đốt ít calo hơn và khó giảm cân hơn.
Gây vấn đề tiêu hóa
Dạ dày sẽ đều đặn tiết ra a xít và emzyme để tiêu hóa thức ăn. Nếu không có thức ăn để tiêu hóa thì những dịch tiêu hóa này sẽ dư thừa và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ nóng và trào ngược.
Môi trường a xít này cũng có thể phá vỡ sự công bằng của vi khuẩn đường ruột gọi là hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này có thể gây đầy hơi, chướng bụng và táo bón cùng nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
Hậu quả của việc bỏ bữa không chỉ là tạm thời. Nếu thường xuyên bỏ bữa thì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như sỏi mật, loét dạ dày, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, theo Healthline.
Công dụng bất ngờ của quả đu đủ trong hỗ trợ phòng chống ung thư Theo các chuyên gia, trong quả đu đủ có chứa một số vitamin, khoáng chất giúp cơ thể phòng chống một số loại ung thư. Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho biết, đu đủ là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ ăn và có tác dụng chữa bệnh....