Dấu hiệu rối loạn hoóc môn ở nữ giới
Trong vòng vài tuần trở lại đây, bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, đầy hơi, cáu kỉnh. Đó có thể là những triệu chứng cho thấy hoóc môn sinh dục nữ đang “tác oai tác quái”. Trong khi về tổng quan, hàm lượng estrogen thường ổn định sau kỳ kinh nguyệt, nhiều yếu tố như stress và lo lắng có thể làm chúng rối loạn.
Nên đến gặp bác sĩ nếu thường xuyên bị mệt mỏi bất thường – Ảnh: Shutterstock
Nếu phát hiện những triệu chứng sau đây, nên đến bác sĩ tư vấn, theo bác sĩ Alyssa Dweck của Tổ chức Y khoa Mount Kisco tại New York, Mỹ.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường thấy buộc bệnh nhân phải đến bác sĩ. Nếu cơ thể mệt mỏi sau một tuần học hành căng thẳng trước kỳ thi hoặc thức khuya liên tục vì công việc, đây là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm thấy luôn mệt mỏi và có dấu hiệu tăng cân, ăn uống không ngon miệng và đường tiêu hóa có vấn đề, đó có thể là dấu hiệu hoóc môn sinh dục nữ hoạt động kém năng suất.
Bùng nổ… mụn
Đột nhiên, bạn phát hiện cơn ác mộng thuở dậy thì chợt trở lại. Những hạt mụn có thể xuất hiện sau nhiều đêm lên giường ngủ mà không chịu vệ sinh mặt sạch sẽ, nhưng chúng cũng có thể là tín hiệu báo động về một vấn đề khác.
“Mụn trưởng thành hoặc mụn nang xung quanh nửa phần dưới khuôn mặt có thể cho thấy hàm lượng testosterone cao”, theo bác sĩ Dweck. Dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng tình trạng mụn đột ngột “di dân” lên khuôn mặt có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. May mắn là y học hiện đại có cách giúp ổn định lại hàm lượng hoóc môn và từ đó trả lại làn da đẹp đẽ cho bạn.
Video đang HOT
Kinh nguyệt bất thường
Giống như tình trạng mệt mỏi, chu kỳ sinh lý rối loạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như stress, tuyến giáp có vấn đề, hàm lượng estrogen thấp, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Dấu hiệu đặc trưng của PCOS là nguyệt tín bất thường hoặc gián đoạn. Thông thường, PCOS được điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống, vận động hợp lý và thuốc ngừa thai, nhưng bác sĩ mới là người đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể và hiệu quả nhất nếu hội chứng này là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.
Đổ mồ hôi đêm
Trừ khi nhiệt độ trong phòng quá nóng, nếu bạn giật mình tỉnh giấc và phát hiện mình nhễ nhại mồ hôi có thể là dấu hiệu của tình trạng hoóc môn estrogen xuống thấp và có bất thường trong kỳ rụng trứng, hay còn gọi là hội chứng tiền mãn kinh. “Tiền mãn kinh có thể diễn ra 10 năm trước khi bạn thực sự bước vào giai đoạn này”, theo bác sĩ Dweck.
Theo Tụ Yên
Thanh Niên
Bí quyết khỏe đẹp phụ nữ tuổi 40
Bước qua tuổi 40, phụ nữ phải đối diện với một giai đoạn mới đầy khó khăn của cuộc đời. Lúc này, những thay đổi bên trong cơ thể khiến chị em cần có những bí quyết để luôn giữ sự tươi trẻ, khỏe đẹp và cải thiện được các vấn đề về sinh lý.
Nghiên cứu mới đây của Đại học Gothenburg (Thụy Điển) cho thấy, phụ nữ từ tuổi 40 thường gặp nhiều trục trặc về sức khỏe, tâm lý dẫn đến lo âu, căng thẳng. Có hơn 20% phụ nữ trong nhóm nghiên cứu được chẩn đoán là bị trầm cảm và có nguy cơ mất trí nhớ cao. Đặc biệt, theo thống kê của Đại học Melbourne (Australia), trong khoảng giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh, các triệu chứng suy giảm tình dục ở phụ nữ tăng rõ rệt từ 42% đến 88%.
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM lý giải, khi chị em bước vào giai đoạn này, hoạt động của hệ trục thần kinh - nội tiết gồm não bộ, tuyến yên và buồng trứng là các cơ quan kiểm soát toàn diện bộ các hormone nữ đã suy yếu, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là hiện tượng tự nhiên của tiến trình lão hóa mà không ai có thể tránh được.
Tuy nhiên, nếu có kiến thức và phương pháp khoa học, người phụ nữ hoàn toàn có thể "làm chậm" quá trình suy giảm không mong muốn này và giữ gìn được nhan sắc, sức khỏe, sinh lý khi bước vào ngưỡng cửa tuổi 40.
Chọn thực đơn thích hợp
Theo Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, người phụ nữ với thiên chức bẩm sinh là một người mẹ, người vợ thường chỉ chú tâm đến việc chăm sóc gia đình, con cái và những người xung quanh. Chị em thường cảm thấy quá bận rộn nên không có thời gian quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, dinh dưỡng hợp lý là một trong các biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa các biến đổi và rối loạn trong cơ thể phụ nữ tuổi trung niên.
Lời khuyên của Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp về chế độ dinh dưỡng
Năng vận động, kiểm soát stress
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động vừa sức sẽ giúp các chị em tăng tuần hoàn máu, ổn định tim mạch, ăn ngon miệng, chắc xương, hạn chế mất khối cơ, giảm táo bón, rèn luyện trí não... Các chuyên gia khuyên mỗi người nên duy trì tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày bằng các hình thức như đi bộ, tập yoga... Bên cạnh đó, chị em cần kiểm soát stress trong cuộc sống, tránh ảnh hưởng nhịp tim tự nhiên và gây ra những thay đổi tiêu cực trong khắp cơ thể.
HLV Yoga Anna Nguyễn hướng dẫn các bài tập tốt cho phụ nữ tuổi 40.
Chăm sóc đời sống tình dục
Tuổi trung niên là một giai đoạn dài của đời người phụ nữ và chứa đựng nhiều đổi thay trong cơ thể từ sức khỏe nói chung đến chức năng tình dục. Những dấu hiệu như bốc hỏa, giảm ham muốn, khô hạn, mệt mỏi... làm ảnh hưởng đến quan hệ gối chăn và chất lượng cuộc sống. Nguyên do là bộ các hormone nữ thay đổi bất thường, đặc biệt là các hormone như progesterone, estrogen, testosterone đều suy giảm và mất cân bằng, dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh và mãn kinh.
Nghiên cứu về cơ chế hoạt động thần kinh - nội tiết, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cần chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng để thúc đẩy cơ thể tự sản sinh các hormone đúng và đủ với nhu cầu của mỗi người. Cơ chế nội sinh này giúp giải quyết các vấn đề của phụ nữ tuổi quanh mãn kinh và mãn kinh một cách hiệu quả, an toàn. Với những kết quả nghiên cứu uy tín tại Mỹ, hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Lepidium Meyenii được khẳng định là dưỡng chất quý, có khả năng tác động tổng thể đến hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, giúp duy trì hoạt động nhịp nhàng, từ đó giúp gìn giữ sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý của phụ nữ một cách toàn diện, bền vững và an toàn.
Chia sẻ của Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng sức khỏe, sinh lý của phụ nữ trung niên
Không quên những buổi gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè thân thiết
Phụ nữ bước qua tuổi tứ tuần có thể được xem là "mùa xuân thứ hai" của cuộc đời, là thời điểm họ sống lại những tháng năm của tuổi 20. Vì vậy, chị em nên dành một phần trong quỹ thời gian của mình để gặp gỡ bạn bè, tham gia các tổ chức tình nguyện hay các nhóm có cùng chung sở thích. Điều này giúp chị em giảm bớt căng thẳng, suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ
Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ tuổi trung niên nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ thường xuyên ít nhất là 6 tháng 1 lần cho dù có bệnh hay không. Việc làm này không chỉ là để theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại mà còn giúp chị em sớm phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời vừa tiết kiệm chi phí vừa phòng chống bệnh tốt hơn.
Theo vnExpress
Hormon giới tính liên quan đến tim ngừng đập bất ngờ Điều gì có thể phòng ngừa tim ngừng đập, nghiên cứu của bác sĩ tim mạch Ấn Độ phát hiện thấy nồng độ hormon giới tính trong máu có liên quan với rối loạn nhịp tim. Kết quả nghiên cứu cho thấy đo nồng độ hormon giới tính trong máu có thể phát hiện liệu bệnh nhân có bị tim ngừng đập bất...