Dấu hiệu nhiễm giun ở trẻ nhỏ
Con tôi 4 tuổi, gần đây sụt cân, chán ăn và hay gãi vùng hậu môn. Xin hỏi đây có phải là dấu hiệu cháu bị nhiễm giun hay không? Gia đình tôi cần làm gì?
Con tôi 4 tuổi, gần đây sụt cân, chán ăn và hay gãi vùng hậu môn. Xin hỏi đây có phải là dấu hiệu cháu bị nhiễm giun hay không? Gia đình tôi cần làm gì?
Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Giun kim hay giun chỉ là loại ký sinh trùng, xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Bạn có thể phát hiện giun kim trong phân, chúng trông giống những sợi chỉ trắng. Chúng cũng xuất hiện quanh mông (hậu môn) của trẻ. Loại giun này thường chui ra vào ban đêm khi con bạn đang ngủ.
Hầu hết trẻ nhiễm giun kim sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng một số trẻ có thể bị:
Ngứa dữ dội quanh mông và/hoặc âm đạo, thường nặng hơn vào ban đêm
Phần dưới có màu đỏ trên da sáng hơn hoặc nâu, tím hoặc xám trên da sẫm màu hơn
Bồn chồn, khó chịu và thức giấc vào ban đêm
Các dấu hiệu ít phổ biến hơn như sụt cân, đái dầm, vùng da bị kích ứng quanh hậu môn. Một số triệu chứng hiếm gặp có thể là giun kim có thể nhìn thấy – nhỏ, màu trắng và dài 8-13 mm (thường bị nhầm với những mẩu giấy vệ sinh); đau bụng; viêm âm hộ; buồn nôn và nôn.
Video đang HOT
Khi trẻ bị nhiễm giun kim, bản thân trẻ và các thành viên trong gia đình cần làm:
Rửa tay và chà dưới móng tay – đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
Tắm mỗi sáng, luôn mặc đồ lót vào buổi tối và thay vào buổi sáng
Rửa sạch bàn chải đánh răng trước khi sử dụng
Giữ móng tay ngắn
Giặt quần áo ngủ, khăn trải giường, khăn tắm và đồ chơi mềm (ở nhiệt độ nóng) mỗi ngày trong vài ngày
Khử trùng bề mặt nhà bếp và phòng tắm bằng nước nóng
Hút bụi và lau bụi bằng vải ẩm Không lắc quần áo hoặc ga trải giường để tránh trứng rơi xuống các bề mặt khác
Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn trải giường
Không cắn hoặc mút ngón tay
Trẻ có thể bị nhiễm giun kim nhiều lần sau đó sau khi khỏi nếu chẳng may ngậm trứng vào miệng. Đây là lý do việc khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên là điều quan trọng.
Trẻ có thể sử dụng một số loại thuốc trị giun sán như mebendazole hoặc albendazole và pyrantel pamoate, những loại thuốc này có sẵn mà không cần kê đơn. Để trẻ nhanh khỏi bệnh, cha mẹ hãy cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn và uống đủ liều. Cả gia đình nên dùng một liều thuốc phòng ngừa vì giun kim rất dễ lây lan.
Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê
Sở thích ăn các món sống, tái, đặc biệt là tiết canh tiềm ẩn nhiều mầm bệnh như liên cầu lợn, sán, giun, viêm màng não.
Sau khi ăn tiết canh dê, anh Y.K.B. (ngụ huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) bắt đầu có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn ói, sốt cao và được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thăm khám.
Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy anh B. bị viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan.
Điều tra bệnh sử, anh B. cho biết thường xuyên ăn tiết canh dê vì cho rằng dê nhà nuôi đảm bảo an toàn chất lượng. Đây là lần đầu tiên người đàn ông này có các biểu hiện khó chịu, ói liên tục kèm sốt cao sau vài giờ ăn tiết canh.
Theo bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay, khoa tiếp nhận khoảng 30 trường hợp viêm màng não mủ, nhiễm trùng thần kinh trung ương nặng. Căn nguyên phổ biến là do vi trùng, virus, ký sinh trùng và nấm. Những căn nguyên này phần lớn bắt nguồn từ thói quen ăn thực phẩm chưa nấu chín, rau sống các loại, ốc và đặc biệt là tiết canh.
Một bệnh nhân bị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do ăn tiết canh được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: Đình Thi.
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.
"Khi đã mắc hai nhóm bệnh này, biểu hiện bệnh rất nặng nề. Bệnh nhân sẽ bị sốt, đau đầu, buồn nôn, hôn mê co giật. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng máu sẽ bị sốt, sốc, nếu không xử trí kịp thời có nguy cơ suy gan, thận, tụt huyết áp, rối loạn đông máu, nếu không đến cơ sở y tế sớm và không được chẩn đoán sớm, nguy cơ không qua khỏi rất cao. Trường hợp điều trị được cũng rất khó khăn và tốn kém, khoảng 30 triệu/1 bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và thời gian điều trị ngắn nhất khoảng một tuần, dài nhất là một tháng", bác sĩ Lâm cho biết thêm.
Hiện vẫn có nhiều người quan niệm ăn tiết canh tự làm tại nhà và chế biến từ con vật nhà nuôi sẽ an toàn, sạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành thú y, giống lợn nào cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu dù được chăn nuôi trong điều kiện tốt nhất. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn có thể phát triển tình trạng bệnh rất nguy hiểm, chi phí điều trị tốn kém và tỷ lệ không qua khỏi khoảng 7%.
Bên cạnh đó, một quan niệm sai lầm khác mà nhiều người mắc phải còn là chỉ ăn tiết canh lợn mới bị bệnh và mắc liên cầu lợn mới nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả loại tiết canh dù là dê, vịt, ngan... đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo mọi người:
Không ăn tiết canh, dù là tiết canh lợn, dê hay vịt, ngan... và không ăn các sản phẩm làm từ thịt chưa được nấu chín
Tuyệt đối không thịt gia súc, gia cầm không còn sống
Không ăn các món ăn tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo, đặc biệt là tiết canh
Sử dụng các phương tiện phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, chế biến thịt
Khi có vết thương hở, không nên mổ lợn hoặc chế biến thịt tươi sống. Vệ sinh các đồ dùng chế biến hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng
Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
Nằm điều hòa có khiến trẻ bị ốm? Vào những ngày hè nắng nóng, điều hòa trở thành cứu cánh của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lo lắng việc cho trẻ nằm trong phòng điều hòa có thể làm trẻ dễ bị ốm, sự thực thế nào? Có thể nói, việc nằm điều hòa không phải là nguyên...