Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén
Cháu mang thai được 5 tháng, gần đây cháu thấy chân bị phù, người mệt mỏi. Cháu được biết, nếu bị nhiễm độc thai nghén thì rất nguy hiểm tới tính mạng cả hai mẹ con. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp cháu bệnh này.
Bùi Thị Nghĩa (Hòa Bình)
Ảnh minh họa
Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý diễn ra trong thời kỳ mang thai, nhất là khi thai phụ ở tháng thứ 5, những người mang thai con so, đa thai, đa ối.
Nhiễm độc thai nghén từ nhẹ đến nặng. Dấu hiệu đầu tiên là chân bị phù nề, tăng cân nhanh và nhiều (0,5 – 1kg/tuần); huyết áp tăng; xét nghiệm nước tiểu thấy có albumin niệu. Nếu bạn bị nhiễm độc nhẹ thì không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Nhưng nếu bị nhiễm độc nặng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới co thắt mạch toàn thân, bị sản giật, thai nhi sẽ bị thiếu ôxy và dinh dưỡng…
Video đang HOT
Để không bị nhiễm độc thai nghén, các bà mẹ khi mang thai phải kiểm tra và khám thai định kỳ, không làm việc quá sức khi mang thai; cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý (bổ sung đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axid folic…) và chế độ nghỉ ngơi đặc biệt. Nếu thấy có dấu hiệu phù, lên cân quá nhanh hay các dấu hiệu bất bình thường phải tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
BS. Trần Phương Thu
Theo SK&ĐS
3 dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển không bình thường mà mẹ bầu cần lưu ý
Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.
Các mẹ bầu đều ao ước con sinh ra được khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai sẽ có những bất ổn mà mẹ bầu không thể lường trước. Sau đây là 3 dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển không bình thường mà mẹ bầu cần lưu ý.
1. Tức ngực, hô hấp khó khăn
Theo sự phát triển của thai nhi, các cơ quan bên trong người mẹ sẽ bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng như tức ngực, hô hấp khó khăn. Đây đều là những dấu hiệu bình thường, tuy nhiên, nếu các mẹ bầu cảm thấy những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì nên cảnh giác. Bởi đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển chậm do thiếu dưỡng khí, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ của bé.
2. Bề cao tử cung không thay đổi
Mỗi khi các mẹ bầu đến bệnh viện khám theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ kiểm tra số liệu bề cao tử cung. Nếu bề cao tử cung không có sự thay đổi trong thời gian dài, mẹ bầu nhất định phải tiến hành kiểm tra bước tiếp theo để tìm ra nguyên nhân.
Hầu hết trường hợp bề cao tử cung không thay đổi là do thai nhi thiếu dưỡng khí dẫn đến phát triển chậm. Đặc biệt là sau tuần thai thứ 28 của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh. Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.
Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí, cử động ít hơn 10 lần chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm (Ảnh minh họa).
3. Thai động bất thường
Thai nhi di chuyển trong tử cung của người mẹ là dấu hiệu chứng tỏ sự sống. Bình thường thai nhi sẽ cử động khoảng 3 lần/1 tiếng, 10 lần/2 tiếng, 30 lần/12 tiếng. Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí, cử động ít hơn 10 lần chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm.
Nếu thai nhi đang cử động bình thường nhưng đột nhiên giảm số lần cử động hoặc ngừng hẳn nghĩa là thai nhi thiếu dưỡng khí. Thời gian dài thiếu dưỡng khí sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của thai nhi. Do đó, mỗi ngày các mẹ nên đếm số lần cử động của thai nhi vào sáng, trưa, tối để nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi.
Theo Helino
Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi là gì? Dây rốn quấn cổ còn gọi tràng hoa quấn cổ, là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng. Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM, cho biết nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ là do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp...