Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề có thể gây nguy hiểm
Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở hệ thống phanh xe đều cần được các chủ xe lưu ý và xử lý ngay lập tức.
Phanh xe ô tô là bộ phận phải chịu rất nhiều áp lực bởi ma sát cường độ cao và nhiệt lớn. Có rất nhiều các trục trặc có thể phát sinh ở hệ thống phanh mà chủ xe không thể quan sát được bằng mắt thường. Do vậy, trong quá trình điều khiển xe, người lái nên đặc biệt lưu tâm đến mọi dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh để kịp thời sửa chữa, giúp cho chuyến đi an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là 8 dấu hiệu “báo trước” các lỗi hỏng ở phanh xe và một vài biện pháp khắc phục đơn giản mà các chủ xe có thể áp dụng.
1. Khi phanh xe rung lắc
Hiện tượng này là do sự tiếp xúc không đều giữa mặt đĩa và má phanh, bánh xe không cân, má phanh bị mòn không đều hoặc do đĩa phanh bị vênh khi phanh tạo nên.
Nếu phát hiện thấy dấu hiệu như vậy khi phanh bạn cần nhanh chóng đưa xe tới gara sửa chữa để bảo dưỡng lại đĩa phanh và hệ thống phanh, nếu không hậu quả khó có thể lường trước khi hệ thống phanh làm việc không hiệu quả.
Khi phanh xe rung lắc2. Đạp phanh bị hẫng
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo mất áp suất phanh. Nguyên nhân là do xy-lanh phanh bị rỗ, trầy xước khiến dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh, hoặc do tuy-ô dẫn dầu bị nứt, khiến dầu bị rò rỉ. Lúc này, nếu người lái đạp phanh đột ngột, tuy-ô rất dễ vỡ, dẫn tới hiện tượng phanh không ăn, mất phanh.
3. Phanh có cảm giác nặng
Thiết bị phanh chất lượng, đang hoạt động trong trạng thái tốt nhất thường được sự hỗ trợ của trợ lực chân không nên quá trình đạp phanh sẽ rất đơn giản và dễ dàng, không gây vất vả cho người lái xe.
Trong trường hợp lái xe, khi sử dụng tới phanh bạn cảm thấy đạp phanh có cảm giác nặng chứng tỏ bộ phận phanh trên xe của bạn gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do trợ lực chân không của phanh đã bị hỏng, hoặc là do đường ống dẫn dầu bị tắc,…
Phanh có cảm giác nặng
4. Đạp phanh thấy xe bị lệch
Video đang HOT
Một sự cố thường gặp khác với phanh tang trống là hiện tượng xe bị lệch sang một bên khi phanh, nguyên nhân do lực phanh tác động lên các bánh xe không đồng đều, do một trong số chúng dính dầu, khe hở má phanh tang trống không đều, đường dẫn dầu bị tắc cục bộ…
Nếu bạn gặp phải tình huống này bạn nên mang xe đi sửa chữa, bởi vận hành kéo dài sẽ khiến xe dễ lật trong các tình huống phanh gấp ở tốc độ cao, hoặc vào cua…
5. Phanh hết cỡ xe vẫn không dừng
“Bệnh” này thường liên quan đến phanh tang trống, nguyên nhân là do cần đẩy piston xy-lanh chính bị cong, khô dầu hoặc lọt khí trong hệ thống phanh, má phanh quá mòn… Để xử lý tính trạng này, bạn cần sửa chữa piston xy-lanh, thay má phanh mới hoặc thêm dầu phanh tang trống.
Phanh hết cỡ xe vẫn không dừng
6. Hoạt động của phanh không ổn định
Khi đạp phanh, chúng phải phản ứng một cách trơn chu và ổn định. Có những lúc, bàn đạp phanh được giữ trong thời gian dài, lực phanh chỉ xuất hiện trong 1 giây rồi mất, chu kỳ lặp lại đề đặn, có thể má phanh hoặc đĩa phanh đã bị hỏng.
Trong trường hợp này cần thay thế đĩa phanh, nên thay đồng thời từng cặp trước hoặc sau, tránh chỉ thay một phía.
7. Phanh không nhả (bó phanh)
Bình thường, phanh sẽ tự động nhả khi không có lực tác động lên bàn đạp, nhưng khi phanh không nhả chứng tỏ lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị tại các má phanh bị hỏng, kẹt xy-lanh bánh xe, xy-lanh tổng phanh bị hỏng hoặc ắc quy phanh bị khô dầu.
Phanh không nhả cũng có thể do người lái thao tác sai, như hành trình của chân phanh không đúng, phanh tay điều chỉnh sai… Do vậy, tài xế “non tay” nên biết một số mẹo phanh xe an toàn.
Phanh không nhả8. Tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh
Tiếng kêu ken két phát ra đều đặn khi bạn đạp phanh, đó là tín hiệu cho biết má phanh đã bị mòn, cần được thay thế. Đây là biện pháp an toàn mà nhà sản xuất đưa ra.
Nếu tiếng kêu không lớn hoặc không xuất hiện liên tục, có thể chất bẩn, rác đã lọt vào cơ cấu phanh. Hiện tượng này sẽ hết sau khi cơ cấu phanh được làm sạch.
Một vài nguyên nhân khác như chất lượng má phanh kém, guốc phanh không đúng, lò xo gẫy, guốc phanh không đồng tâm…
Theo Cartimes
10 bộ phận ô tô dễ hỏng nhất nên biết để tránh rủi ro dọc đường
Đèn ô tô, phanh, lốp...là những bộ phận rất dễ hư hỏng nhất trên ô tô tài xế nhất định phải biết để thận trọng khi sử dụng.
Trên sách hướng dẫn khi dử dụng ô tô nhà sản xuất đã đưa ra một gian cụ thể để người dùng có thể bảo dưỡng bảo trì hay thay mới các linh kiện hay thiết bị cần thiết để sử dụng xe được an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên không phải thiết bị nào cũng có một thời gian sử dụng hay một vòng đời cụ thể mà chúng rất dễ hư hỏng.
Đèn ô tô
Đèn xe là một bộ phận quan trọng giúp chiếu sáng và báo hiệu cũng như cảnh báo tài xế cùng những xe khác tránh khỏi những va chạm không cần thiết. Tuy nhiên đèn xe rất nhanh hỏng bất ngờ. Nguyên nhân làm hệ thống đèn bị hỏng có thể là do xóc mạnh, di chuyển nhanh trên những địa hình không ổn định, nguồn điện gặp sự cố hư hỏng...
Để tránh hệ thống đèn ô tô hư hỏng hãy thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn ô tô, bảo dưỡng ắc quy và tránh di chuyển và hạn chế làm xóc xe ảnh hưởng đến hệ thống đèn ô tô.
Nhiều bộ phận trên ô tô rất nhanh hư hỏng tài xế nên biết để kịp thời xử lý
Phanh xe ô tô
Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông liên qua đến thắng xe, đa phần là do thắng xe bị hỏng và xe gặp sự cố khi tài xế cần phanh gấp. Má phanh bị mòn, thiếu dầu phanh, bị trơ hay hệ thống đường dẫn dầu bị rò rỉ làm phanh bị hư hỏng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khi phanh hoạt động không tốt. Để bảo đảm an toàn, trước khi di chuyển nên kiểm tra hệ thống phanh, có biện pháp xử lý kịp thời khi phanh gặp sự cố.
Cần gạt nước ô tô
Khi gặp trời mưa thì cần gạt nước là một bộ phận rất quan trọng, chúng gạt nước trên kính đảm bảo cho tài xế tầm quan sát tốt nhất khi trời mưa. Do tác động từ môi trường và cao su khi chịu ma sát nhiều nên lưỡi cần gạt mưa là bộ phận rất dễ hư hỏng.
Tuổi thọ khi sử dụng của cần gạt mưa là từ 12-18 tháng tuy nhiên do điều kiện sử dụng khắc nghiệt nên thường xuyên kiển tra và thay mới cần gạt mưa nếu phát hiện hư hỏng.
Lốp xe ô tô
Đây là bộ phận khi hư hỏng rất dễ dẫn đến tai nạn nhất trên ô tô. Lốp xe thường hoạt động hết công suất khi di chuyển và chúng sẽ rất nhanh bị bào mòn. Lốp xe bị mòn, thiếu áp suất hay bị nổ lốp là nguyên nhân khiến ô tô hoạt động không tốt và gây ra những tai nạn đáng tiếc. Để tránh tai nạn đấng tiếc, khi sử dụng ô tô nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng những bộ phận rất dễ hư hỏng này nhằm đảm bảo việc điều khiển ô tô an toàn và hiệu quả.
Bình ắc quy ô tô
Tuổi thọ bình ắc quy ô tô từ 2 đến 4 năm tuy nhiên trong quá trình sử dụng, ắc quy cũng dễ gặp trục trặc. Dấu hiệu hỏng hóc thường thấy của ắc quy đó là: hệ thống đèn báo và bảng đồng hồ không sáng, các bộ phận chạy bằng điện ngừng hoạt động, khó khởi động xe ô tô...
Lốp và lazăng (mâm xe) ô tô
Lốp xe luôn phải chịu tải trọng của toàn bộ chiếc xe vì vậy có thể rất dễ rách hoặc bị nổ. Đặc biệt là khi chủ xe thường xuyên điều khiển xe đi qua những khu vực có nhiều ổ gà, ổ voi. Càng bị va chạm mạnh, lazăng của bánh xe càng dễ bị lệch khiến xe bị rung lắc.
Thông thường, hoa lốp xe ô tô sẽ bị mòn đáng kể sau mỗi 20.000km đến 25.000km xe đã di chuyển. Kể cả khi hoa lốp không bị mòn nhiều thì chất cao su của lốp xe cũng đã bị thoái hóa. Thời hạn cao nhất để thay lốp ô tô là 3 - 6 năm sau khi sử dụng. Lúc này lớp cao su của lốp xe đã bị thoái hóa, lốp dễ rơi vào trạng thái nổ nếu xe chạy quá nhanh hoặc phanh gấp. Chủ xe nên chăm sóc lốp trong những lần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ.
Cần gạt mưa ô tô
Trong cấu tạo của hệ thống cần gạt mưa, chi tiết thường xuyên gặp phải hư hỏng nhất chính là lưỡi gạt mưa. Chi tiết này được sản xuất từ nguyên liệu cao su, thường xuyên phải chịu ma sát với kính xe và các tác động khách quan từ môi trường nên rất dễ bị hỏng hóc. Các chuyên gia chăm sóc xe hơi cho biết, chủ xe nên kiểm tra cần gạt nước sau khoảng 12 đến 18 tháng xe hoạt động. Nếu bắt buộc thì sẽ phải thay gạt mưa xe ô tô mới. Đặc biệt với điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều ở Việt Nam thì thời điểm kiểm tra cần gạt nước sẽ được đẩy lên sớm hơn.
Giảm chấn trước ô tô
Khi chủ xe sử dụng phanh, nhất là phanh gấp, áp lực mà hệ thống treo trước phải chịu là rất lớn. Toàn bộ tải trọng của xe ô tô sẽ dồn lên bộ phận này. Do đó giảm chấn trước có thể sẽ nhanh hỏng. Khi bộ phận này xảy ra hỏng hóc, xe sẽ bị xóc nảy thường xuyên, thậm chí nếu tốc độ di chuyển quá cao xe có thể bị lệch đầu. Chủ xe bắt buộc phải thay cả hai giảm xóc ô tô kể cả chỉ một giảm xóc bị hỏng, vì nếu chỉ thay cái bị hỏng thì hoạt động của hai giảm xóc sẽ không đều nhau.
Lọc gió động cơ ô tô
Nhiệm vụ của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn khỏi không khí bên trong động cơ. Nếu động cơ không có đủ không khí sạch, chắc chắn sẽ bị hao xăng và nhiều khí thải. Khi hoạt động xe có thể phát ra những âm thanh ồn ào. Lọc gió động cơ cần được kiểm tra và chăm sóc mỗi năm ít nhất một lần. Đối với những chiếc xe thường xuyên di chuyển trong môi trường nhiều bụi bẩn, chủ xe phải kiểm tra và bảo dưỡng lọc gió động cơ nhiều hơn.
Bơm cao áp ô tô
Nếu sử dụng nhiên liệu kém chất lượng, nhiên liệu bẩn, bộ phận này có thể rất dễ bị hỏng hóc. Lý do là bởi bơm cao áp vốn được bôi trơn và làm mát bằng nhiên liệu của xe. Vì vậy chất lượng nhiên liệu cũng ảnh hưởng tới độ bền của loại bơm này. Để nhiên liệu cạn kiệt thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến hỏng bơm cao áp. Khi bộ phận này bị hỏng, động cơ có thể không khởi động được hoặc xe di chuyển yếu, khi di chuyển bị rung giật.
Theo VietQ
Những dấu hiệu nhận biết hư hỏng gầm xe ô tô không phải ai cũng biết Gầm là một trong những bộ phận quan trọng của ô tô, hỏng gầm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Vậy làm sao để nhận biết được những dấu hiệu ô tô cần phải sửa chữa... 1. Hệ thống xả khí kêu bất thường Nếu phát hiện âm thanh lạ và khí thải rò rỉ dưới nắp ca-pô, bạn cần giữ động cơ...