Dấu hiệu nhận biết của một game thủ ‘chuyên gánh team’
Có một loại game thủ chuyên gánh đồng đội nhưng cực kỳ khiếm tốn, không bao giờ nhận chiến công về mình.
Có thể anh em đã quá quen với việc vào game gặp mấy thành phần troll – phá, thắng thua cũng không màng thay vào đó là tập trung vào những sai lầm của đồng đội để chỉ trích. Những kiểu game thủ đó thường được “gọi yêu” bằng biệt danh: Trẻ trâu dù tuổi đời cũng kha khá.
Song vẫn còn đó một dạng người chơi luôn được mọi người kính nể, vinh danh. Một kiểu game thủ luôn âm thầm gánh team, cùng đồng đội lật kèo để đi đến chiến thắng. Nếu có đầy đủ những dấu hiệu dưới đây, bạn chắc hẳn là một game thủ kiểu mẫu rồi đấy.
Luôn bình tĩnh
Chơi game đòi hỏi phản xạ và tập trung cao độ. Trong khi những game thủ gà mờ luôn cuống cuồng trong những pha combat, giật mình vì một tiếng súng hay bước chân đang đột kích vào nhà… thì kiểu người “chuyên gánh team” luôn giữ được cái đầu lạnh. Vào giao tranh hỗn loạn, họ vẫn biết mình phải làm gì, di chuyển hợp lý. Đối với những game bắn súng sinh tồn như PUBG, nếu lỡ tay “cướp cò” ngay lập tức đối phương sẽ biết vị trí của cả team. Do đó những cao thủ chỉ xả đạn khi thật sự cần thiết, còn không thì cứ mai phục chờ thời.
Kể cả khi bị hạ gục, họ cũng không kêu la oai oái hay chăm chăm chỉ trích đồng đội. Thay vào đó là tìm kiếm cơ hội trong những lần đối đầu tiếp theo. Một tinh thần chơi game tích cực như vậy ai lại không nể cơ chứ!
Động viên đồng đội
Một việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ hiếm thấy khi chơi các game online, nhất là khi bạn được ghép cặp với những đồng đội xa lạ trên mạng. Với những game có tính đối kháng cao như LMHT hay DOTA 2, việc bức xúc là khó lòng tránh khỏi. Song nếu được động viên đúng lúc, rất có thể team bạn sẽ dần hết thọt và lật ngược được thế cờ. Những chiến thắng như vậy sẽ cực kỳ ngọt ngào.
Những người hay động viên đồng đội thường chơi rất khá, vì họ đã từng trải qua và trui rèn qua nhiều trận đấu. Nói một cách khác, họ là những game thủ đã “trưởng thành”.
Trình cao, nói ít làm nhiều
Video đang HOT
Hiển nhiên là phải trình cao rồi, thế mới gánh được team chứ. Song khác với những thanh niên vừa vào trận đã bô bô: “Tao gánh team”, “mình cày thuê”… bla blo. Những người trình cao thường rất ít nói và âm thầm hành động.
Và con số không biết nói dối, nó sẽ thể hiện qua các chỉ số KDA chót vót, farm vượt trội… Gặp được đồng đội như thế này chẳng khác nào vớ được vàng, vừa đỡ chat chit đau đầu lại còn được gánh nhàn tênh.
Biết chiến thuật, nắm rõ quyết định
Những người chơi đẳng cấp thường tung ra những quyết định đúng đắn vào từng thời điểm. Ví dụ như khi nào nên đẩy trụ, khi nào nên di chuyển hỗ trợ đồng đội, tập trung vào các mục tiêu lớn. Ngoài ra, họ cũng biết khi nào nên ép giao tranh, rút lui,… chỉ bằng tư duy logic của mình. Bởi chính vì đưa quyết định đúng đắn, họ sẽ tối ưu hóa những tác dụng bản thân đồng thời “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Trong các trận đấu Liên Minh Huyền Thoại, chắc hẳn không ít game thủ mắc phải căn bệnh không biết đi gank hay ở lại đường farm tiếp. Nhiều tình huống dở khóc dở cười xảy ra như: chết dọc đường khi đang di chuyển, di chuyển nửa đường thấy lính đối phương đẩy lên lại về đường, sau đó nhìn đồng đội chết lại quay lại hỗ trợ,… Với người chơi đẳng cấp, họ sẽ quyết định rất dứt khoát: “Hỗ trợ đồng đội 50-50 hoặc ở đường farm tiếp sau đó gánh team sau”.
Tầm nhìn xa trông rộng
Khả năng phán đoán của game thủ “chuyên gánh team” thường rất tốt. Ví dụ khi chơi PUBG, dựa vào đường bay ban đầu, họ có thể chọn được vị trí loot đẹp nhất mà ít phải đọ súng. Khi vòng bo siết cũng chọn hướng chạy an toàn nhất cho cả team bám theo. Chơi với những người như vậy, khả năng ăn TOP 1 là rất cao đấy nhé.
Còn nếu là LMHT, tầm nhìn xa trông rộng thể hiện ở 3 mặt: Chiến thuật toàn đội khi pick, khả năng đọc trận đấu chỉ với chất tướng, trang bị và cách giao tranh cho hợp lí.
Không phải không có lí do mà chúng ta thấy các trận đấu ở rank Thách Đấu Hàn Quốc có rất nhiều điều đặc biệt trong việc chọn đội hình. Nào thì Poke, nào thì bảo kê, nào thì Max Tanker… được lựa chọn bởi tất cả những người tham gia trận đấu đều hiểu được chiến thuật. Nhiều khi chỉ BAN/PICK xong đã biết đội nào chiến thắng rồi.
Còn bạn, bạn có hội tụ đủ các tố chất như trên không? Nếu có thì bạn chắc chắn sẽ được đồng đội yêu quý lắm đấy :D
Theo GameK
Dịch tay chân miệng tăng đột biến: Căng tin biến thành phòng bệnh
Để kịp thời cấp cứu cho trẻ nhập viện vì tay chân miệng, căng tin cũng trở thành nơi các bác sĩ tận dụng làm phòng bệnh.
Tới hôm nay, khoa Nhiễm - thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang chữa trị cho 180 trẻ mắc tay chân miệng. Trong 2 trẻ độ 4, độ 3 có 17 trẻ, độ 2B có 15 trẻ. 28 trẻ đang nằm trong phòng cấp cứu của khoa. Trung bình 1 giờ có thêm 7 ca mới nhập viện.
Với những ca bệnh mới, y bác sĩ phải chăm sóc, khám kỹ để phát hiện sớm nếu có dấu hiệu chuyển nặng, sớm xử trí kịp thời nhất.
Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, mấy tuần qua, nhân viên y tế khoa, từ bác sĩ, y tá tới điều dưỡng đều tập trung cao độ cứu chữa các trẻ mắc bệnh tây chân miệng.
Trẻ đang cấp cứu ở khoa Nhiễm - thần kinh vì tay chân miệng
Khoa có 2 bác sĩ đang đi học cũng được vận động về, hay cả những bác sĩ đang học cao học, chuyên khoa 1, bác sĩ nội trú...ở tại bệnh viện Nhi đồng 1 cũng được vận động phụ giúp chống dịch tay chân miệng.
"Khoa phải mượn khu vực căng tin của bệnh viện rồi sửa chữa thành 3 phòng bệnh cho trẻ nằm. 3 phòng này có thể chứa được 100 trẻ. Trường hợp dịch tay chân miệng tiếp tục tăng cao, bệnh viện vẫn có thể đáp ứng được" - BS Quy cho biết.
Theo số liệu thống kê từ trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, tuần qua (từ 21-19/9), TP có 347 ca nhập viện vì bệnh tay chân miệng, tăng 47% so với trung bình của 4 tuần trước. Tính tới thời điểm này, TP có 3568 ca nhập viện vì căn bệnh truyền nhiễm này.
Bộ y tế ghi nhận đến 1/10, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phổ, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và hiện đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.
Các chuyên gia y tế khẳng định, nguyên nhân khiến số trẻ mắc tay chân miệng tăng cao, nhiều ca nặng là do sự trở lại của chủng virus Enterovirus 71 (EV71) với thứ nhóm gien C4. Đây là chủng virus đã gây dịch tay chân miệng lớn trên cả nước những năm 2011, khiến 70.000 người mắc và 145 người tử vong.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, các bậc phụ huynh phải nhớ rằng đây đang là cao điểm của dịch tay chân miệng, nên phải chuẩn bị tâm thế trẻ có thể mắc bệnh, dù có đi học ở nhà trẻ hay không. Đặc biệt chú ý với trẻ dưới 3 tuổi.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng ở phòng cấp cứu
Nếu bé sốt nhẹ 1-2 ngày, sau đó nổi bóng nước, thì phải để ý. Còn nếu trước đó trẻ không sốt, nhưng ại bị chảy nước miếng, bỏ ăn, thì phải quan sát kỹ xem trẻ có lở miệng, có nổi nổi đỏ ở lòng bàn tay, bàn tay hay không.
Hoặc khi thấy trẻ sốt cao, khó hạ và cứ hết thuốc hạ sốt lại tiếp tục bị sốt, hay như trẻ sốt 2 ngày, có biểu hiện ói, thì chắc chắn phải đưa trẻ đi khám vì khi đó có thể trẻ đã mắc bệnh.
Ngoài ra, phụ huynh cũng phải nhớ, khi trẻ thiu thiu ngủ mà bị giật mình chới với, đặc biệt trong 30 phút mà giật mình 2 lần trở lên, thì chắc chắn đã bị biến chứng tay chân miệng.
Một số biểu hiện khác của trẻ mắc tay chân miệng, là trẻ yếu tay yếu chân, đi đứng loạng choạng, nổi mụn đỏ, thở khó, thở mệt, mạch nhanh, huyết áp cao...thì phải đưa tới BV thăm khám.
"Nếu phụ huynh nhận biết được các dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng sớm, và đưa tới cơ sở y tế điều trị kịp thời thì trẻ sẽ tránh được các biến chứng nặng, dễ khỏi bệnh hơn" - BS Trương Hữu Khanh khẳng định.
Theo vietnamnet
Lời khuyên từ chuyên gia Y tế: Thể thao gôn mang đến cuộc sống khỏe mạnh Đây là thông tin rất vui đối với lượng gôn thủ đang tăng lên tại Việt Nam khi các nhà khoa học tại Anh đã có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh thể thao gôn đem đến những lợi ích rất lớn cho sức khỏe thể chất, tinh thần và kéo dài tuổi thọ. Cụ thể, một nghiên cứu khoa học...