Dấu hiệu mang thai đôi
Bạn vừa phát hiện mình mang thai, tuy nhiên, những dấu hiệu của lần mang thai này khác với lần trước. Bạn tự hỏi không biết có phải mình mang song thai? Những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của những người mẹ mang thai đôi. Buồn ngủ, nôn, kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên có thể nghiêm trọng hơn vì cơ thể mẹ phải “lao động” nhiều hơn để tạo dinh dưỡng cho bào thai. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là do các yếu tố khác (công việc, căng thẳng, nghèo dinh dưỡng… ) chứ không phải dấu hiệu của thai đôi.
Dựa theo nồng độ HcG
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể theo dõi nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm.
Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải bạn đang mang song thai hay không. Đây là cách chẩn đoán hoàn toàn vô hại nhưng đôi khi không chính xác hoàn toàn, bởi có thể bạn phát hiện ra nhiều hơn một nhịp tim là do sự nhầm lẫn một âm thanh nào đó trong bụng mẹ.
Nồng độ AFP trong máu
Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên – còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không.
Tăng cân nhiều hơn bình thường
Phụ nữ mang song thai thường tăng cân nhiều so với các thai phụ bình thường. Cân nặng của phụ nữ khi mang thai có thể phụ thuộc vào chiều cao, đặc điểm cơ thể và cân nặng trước lúc mang thai, thế nhưng tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn có thể là do bạn đang mang trong bụng nhiều hơn một em bé.
Khoảng 50% phụ nữ mang thai buồn nôn hoặc nôn trong thai kỳ. Người mẹ mang thai đôi cũng vậy nhưng không có nghĩa là họ bị nghén gấp đôi. Chỉ khoảng 15% người mẹ mang thai đôi bị nghén nặng.
Thai nhi chuyển động sớm và nhiều
Video đang HOT
Cảm giác em bé “cựa quậy” trong bụng quả là không hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai, riêng đối với phụ nữ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay không.
Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai
Trong suốt thai kỳ, hầu như phụ nữ nào cũng được tiến hành đo vòng bụng. Vòng bụng lớn hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mang song thai cũng là một trường hợp được tính đến.
Lịch sử gia đình hoặc linh cảm bản thân
Đôi khi trực giác của một người mẹ cũng có thể cảm nhận thấy bản thân đang mang song thai. Ngoài ra, lịch sử gia đình cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc về những cảm nhận của mình. Phụ nữ trong những gia đình có tiền sử sinh đôi thì khả năng sinh đôi cũng sẽ cao hơn những người khác. Nhưng nên nhớ, dù sao bạn không nên tự mình “chẩn đoán” mà hãy trình bày với bác sĩ về lịch sử gia đình hay những linh cảm của bạn để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.
Qua hình ảnh siêu âm
Cách chính xác nhất để khẳng định việc bạn đang mang thai đôi hay không là nhìn vào kết quả siêu âm. Qua hình ảnh siêu âm các mẹ sẽ dễ dàng nhận ra hai túi ối nằm cạnh nhau. Nếu bạn không nhận ra điều này thì bác sĩ khám thai trực tiếp cho bạn cũng thông báo về tình hình thai kỳ của bạn.
Mang thai hai em bé sẽ nhọc nhằn hơn một em bé rất nhiều. Vì vậy khi phát hiện mình mang song thai, việc của mẹ là ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và kiểm tra sức khỏe thai thường xuyên theo lịch hẹn bác sĩ. Bù lại cho những nhọc nhằn, bạn sẽ có một lúc 2 thiên thần nhỏ, thật tuyệt vời phải không.
Những người phụ nữ có khả năng mang thai song sinh cao
Phụ nữ trên 30 tuổi.Phụ nữ đang ở thời kì mãn kinh.Phụ nữ có chiều cao hơn mức trung bình.Những phụ nữ béo phì có chỉ số BMI ( Tỷ số khối cơ thể )> 25.Phụ nữ có cặp song sinh hoặc nếu có anh em sinh đôi trong gia đình ví dụ như mẹ, cô dì, chị em của bạn đã có cặp song sinh khác trứng.Phụ nữ đã từng thực hiện hỗ trợ khả năng sinh sản.Phụ nữ là người người Mĩ gốc Phi.Những phụ nữ đã từng có thai.
Các biến chứng có thể có của việc mang thai song sinh
Rủi ro tăng cao trong trường hợp mang thai song sinh,nhưng cũng có trường hợp không có rủi ro xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong thời gian mang thai.
Sinh non ( sinh khi thai chưa đến 38 tuần)Các bé nhỏ hơn bình thường do có hai thai phát triển trong cùng một không gian.Một bé nhỏ hơn bé kia. Đó là vì một thai nhận được nhiều dinh dưỡng, chiếm khoảng không gian nhiều hơn. Điều này là phổ biến ở mang thai song sinh.Tiền sản giật. Các bà bầu cần có bác sĩ theo dõi trong suốt quá trình mang thai. Giữ nước và chất đạm qua nước tiểu là dấu hiệu của tiền sản giật.Tiểu đường thai nghén.
Những vấn đề quan trọng cần ghi nhớ khi mang thai song sinh
Các bà bầu cần được nữ hộ sinh chăm sóc thường xuyên.Cần có chuyên gia hướng dẫn, tư vấn về vấn đề dinh dưỡng.Bạn cần tận dụng các cơ hội nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, giúp cho việc chăm sóc hai bé song sinh được tốt hơn.Cần siêu âm thường xuyên hơn.Chăm sóc các bé song sinh rất tốn kém. Tìm hiểu về những quyền lợi của bạn được bảo hiểm, truy cập vào hệ thống y tế công cộng để giảm các chi phí không phải chi trả.Các bé song sinh có xu hướng ra đời sớm hơn dự kiến vì vậy cần phải đầu tư nhiều để tổ chức tốt cho việc ra đời của các bé.
Theo Duocanbinh.vn
Những dấu hiệu mang thai đôi, có là mẹ phải ăn mừng ngay!
Mẹ đang băn khoăn về chiếc bụng bầu lớn bất thường của mình, hay nghi ngờ mình có thể sinh 2 em bé cùng một lúc?
Khi mang thai sinh đôi, ngay từ tháng đầu tiên, mẹ sẽ cảm nhận được những thay đổi khác lạ so với mang thai thông thường. Để đảm bảo tính chính xác về việc mang thai đôi, mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu nhận biết sinh đôi sớm dưới đây.
Dựa vào nồng độ hCG
hCG là loại hoóc-môn giúp nhận biết bạn có mang thai hay không. Hoóc-môn hCG xuất hiện trong máu và nước tiểu khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Các cặp sinh đôi hay đa thai có thể làm cho lượng hoóc-môn này cao hơn những trường hợp mang thai thông thường.
Nồng độ hCG cao dẫn đến tình trạng ốm nghén vào hai tuần đầu tiên của thai kỳ. Trong một số trường hợp, mẹ có thể trải qua tình trạng "nghén nặng" vào mỗi buổi sáng.
Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức
Mang thai đôi khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, luôn trong tình trạng "lơ mơ" trong suốt từ 2 đến 3 tuần đầu thai kỳ. Khi phải nuôi dưỡng cùng một lúc hai đứa trẻ, cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi và cung cấp đủ thức ăn để có thể hoạt động bình thường.
Mang thai đôi, cơ thể mẹ sẽ mệt mỏi hơn gấp nhiều lần. (Ảnh minh họa)
Ăn ngon miệng hơn
Khi mang thai đôi, mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn vì khi đó, mẹ cần nhiều thức ăn để nuôi lớn 2 đứa trẻ.
Bụng bầu lớn hơn bình thường
Mang thai đôi, mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng mình lớn hơn so với mang thai thông thường. Tử cung có thể sẽ mở rộng hơn so với các mẹ bầu mang thai đơn vì khi đó tử cung phải chứa tới hai đứa trẻ.
Cảm thấy bụng bầu lớn hơn bình thường, rất có thể mẹ đang mang một cặp sinh đôi. (Ảnh minh họa)
Tâm trạng thay đổi thất thường
Với những mẹ bầu mang thai đôi, tâm trạng sẽ thay đổi thất thường do hormone hoạt động tích cực để giúp cơ thể đáp ứng yêu cầu phát triển của em bé. Mẹ bầu sẽ gặp điều này kể từ tuần thứ 7 của thai kỳ.
Ngoài những dấu hiệu phát hiện mang thai đôi sớm kể trên còn có những dấu hiệu nhận biết sau trong suốt thai kỳ:
Tăng cân nhanh chóng
Khi mang thai cặp song sinh, mẹ bầu có thể tăng cân nhanh hơn so với mang thai thông thường. Nếu nhận thấy cân nặng cơ thể nhanh chóng thay đổi ngay từ khi mang bầu, có thể mẹ đã mang bầu song thai. Sự tăng cân bất thường này không chỉ do trọng lượng của 2 bé mà còn bởi cơ thể mẹ còn phải sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong bụng mình.
Mang thai đôi, mẹ sẽ tăng cân nhanh bất thường. (Ảnh minh họa)
Cảm thấy cử động thai sớm và nhiều
Đối với những mẹ mang thai song sinh, cảm giác thai nhi cử động, "cựa quậy" trong bụng diễn ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết có phải mình đang mang thai đôi hay không.
Nhịp tim thai
Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải mẹ đang mang song thai hay không.
Chuột rút
Chứng chuột rút là dấu hiệu sớm để nhận biết mang thai đôi vì lúc này tử cung mở rộng hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu không chảy máu trong thời gian mang thai, mẹ bầu không cần quá lo lắng về chứng chuột rút này.
Thường xuyên đi tiểu
Đi tiểu thường xuyên trong thời gian mang thai cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết mang song thai. Khi mang thai đôi, tình trạng đi tiểu sẽ diễn ra thường xuyên hơn do áp lực của tử cung, kích thước tử cung dần lớn hơn, tạo áp lực lên bàng quang.
Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu khác như: nhịp tim của mẹ bầu đập nhanh hơn, thường xuyên đau lưng, cơ thể giữ nước, khó thở... Nếu mẹ bầu gặp những tình huống trên, hãy đi khám phụ khoa để biết chính xác hơn liệu mình có đang mang thai đôi không.
Theo Khampha
Như thế nào là nhịp tim thai bình thường? Nhịp tim thai binh thương là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà bạn có thể đặt ra khi lần đầu làm mẹ và nghe nhịp tim của con. Tim thai nhi được hình thành từ rất sớm và thực hiện các nhiệm vụ quan trong không kém trái tim của người lớn. Trong suốt thai kỳ, nhịp tim thai còn là một...