Dấu hiệu điển hình nhất của các bệnh ung thư phổ biến
1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và cùng với điều trị chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại.
- Ung thư phổi: Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không điển hình nên dễ bị bỏ qua hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm phế quản phổi, lao phổi. Nhiều bệnh nhân đến viện khi bệnh ở giai đoạn muộn.
Triệu chứng điển hình khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển bao gồm: Tức ngực, khó thở, ho kéo dài, ho ra máu và thỉnh thoảng đau ngực.
Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng của ung thư phổi
- Ung thư gan: Vùng sườn bên phải thường bị đau, kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn. Sờ vùng gan dưới hạ sườn phải có thể thấy cứng.
-Ung thư cổ tử cung: Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là chảy máu khi tiếp xúc, âm đạo sẽ tiết dịch, dịch tiết ra loãng như nước vo gạo, có mùi tanh.
Video đang HOT
-Ung thư vú: Xung quanh vú có những cục cứng, có mép không đều. Núm vú tiết ra dịch nhầy và có mùi hôi tanh (phụ nữ không mang thai).
-Ung thư dạ dày: Khó chịu vùng bụng trên, đầy bụng sau khi ăn, giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, khó tiêu và đau bụng trên hoặc đau tim. Nếu có sụt cân vào thời điểm này, chứng tỏ bệnh đang tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
- Ung thư thực quản: Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi nuốt thức ăn, thức ăn đi chậm qua thực quản. Vì khối u phát triển chèn vào thực quản nên thường xuyên có cảm giác thức ăn đọng lại ở cổ họng, kèm theo đau sau xương ức, cảm giác như bị bỏng hoặc bị kim châm.
-Ung thư trực tràng: Khó chịu ở bụng, chướng bụng, thay đổi thói quen đại tiện, có máu trong phân, về sau xuất hiện tình trạng thiếu máu và mệt mỏi. Khi nằm ngửa có thể sờ thấy khối u ở bụng.
- Ung thư bàng quang: Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu không đau. Dựa vào đặc điểm của tiểu máu có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu.
Thay đổi thói quen đại tiện là dấu hiệu cảnh báo của ung thư đại tràng
- Ung thư tuyến tiền liệt: Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì việc đi tiểu sẽ khó khăn. Việc khám chữa bệnh kịp thời có thể giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lên rất nhiều.
- Ung thư tuyến giáp: Rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, tầm soát ung thư định kì là giải pháp quan trọng nhất để phòng, chống căn bệnh này.
-Ung thư hầu họng: Có cảm giác tắc nghẽn ở mũi họng, có vệt máu trong nước mũi; sưng hạch ở một bên cổ kèm theo đau đầu không rõ nguyên nhân.
- Ung thư tuyến tụy: Đau bụng dữ dội ở vùng bụng trên, có thể lan xuống lưng dưới, thường đau rõ hơn vào ban đêm và đau tăng lên khi nằm ngửa. Tư thế ngồi cong hoặc nghiêng về phía trước có thể làm giảm cơn đau, kèm theo đầy bụng, khó chịu và các triệu chứng khó tiêu, vàng da, giảm cân nhanh chóng, mệt mỏi.
Lao hạch có khó điều trị?
Bệnh lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng.
Hiện, việc chẩn đoán lao hạch rất thuận tiện, an toàn và chính xác (Ảnh minh họa)
Hỏi:
Tôi vốn chỉ biết đến lao phổi, nhưng mới đây đi khám tôi được chẩn đoán mình mắc lao hạch, khiến tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn về điều trị căn bệnh này?
Trần Như Hoa (Hà Đông, Hà Nội)
Trả lời:
Hiện có khoảng 15 - 20% bệnh nhân mắc lao ngoài phổi trong số bệnh nhân lao. Bệnh lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng.
Do triệu chứng không điển hình nên khi khám nguyên nhân lao thường bị bỏ qua và có lối mòn suy nghĩ "cứ hạch là khối u, là ung thư" nên bỏ sót. Tuy nhiên, người mắc bệnh có thể sờ thấy hạch, bị sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, gầy xuống cân. Đây là các dấu hiệu mà chuyên gia cảnh báo để người dân không nên chủ quan sức khỏe.
Hiện, việc chẩn đoán lao hạch rất thuận tiện, an toàn và chính xác. Bệnh nhân nghi ngờ mắc lao hạch cần được lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các kỹ thuật tìm bằng chứng chẩn đoán bệnh gồm: Xét nghiệm, tổng phân tích tế bào máu; sinh hóa máu; CD4; Chẩn đoán hình ảnh qua chụp X - quang tim phổi; chụp cắt lớp vi tính (CT Scaner); siêu âm; Xét nghiệm dịch hạch: Hạch đồ; Gene Xpert; MGIT.
Sau khi khẳng định chính xác bệnh, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn theo hướng điều trị nội khoa, mà không cần phẫu thuật và phối hợp các thuốc chống lao, điều trị đủ liều, đủ thời gian theo phác đồ. Để việc điều trị được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần phối hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.
Lo sợ bị ung thư khi nổi hạch ở cổ, cô gái sững sờ với căn bệnh nhiều người mắc nhưng ít ai nghĩ đến này Bỗng thấy vùng cổ sưng to, sở nổi hạch, chị N.T đã rất lo sợ mình mắc phải bệnh ung thư giống như bố của mình. Khi vào khám, chị sững sờ về bệnh của mình nhiều người cũng mắc nhưng ít ai nghĩ đến này. Mắc lao hạch tưởng ung thư Chị N.T, 28 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ,...