Dấu hiệu dễ dàng nhận biết một người có thực sự hạnh phúc hay không
Hạnh phúc có lẽ là đích đến cuối cùng của nhiều người. Và hạnh phúc cũng chẳng thể “làm giả” được.
Bởi một người thực sự hạnh phúc, chỉ nhìn một lần là đủ biết họ có hạnh phúc thực sự hay không.
1. Nét mặt vui tươi đã nói lên tất cả
Cuộc đời mỗi người sướng, khổ ra sao là do chính mỗi bản thân chúng ta gây dựng. Tất nhiên, không thể nói một người sướng cả đời mà không gặp chuyện phiền lòng. Ít nhiều những tác động bên ngoài cũng khiến chúng ta đôi lần phải bận lòng, suy nghĩ về bản thân. Đâu ai có thể hoàn hảo được!
Chuyện phiền lòng không tránh được, vậy nên tâm thế của chúng ta đối với chuyện phiền lòng như thế nào vô cùng quan trọng. Chắc chắn bạn chẳng thể ủ rũ ngày qua ngày vì tâm trạng càng tuyệt vọng, cuộc đời càng xuống dốc. Trong khi đó, tâm trạng sẵn sàng đối diện với những khó khăn, bình tĩnh bước qua thử thách, cuộc đời sẽ ngày càng “lên hương”.
Người hạnh phúc chắc chắn biết điều chỉnh và kiểm soát những điều này. Họ cũng giống những người bình thường khác, cũng phải trải qua những điều bản thân không mong muốn nhưng họ không để những chuyện phiền lòng làm phiền đến cuộc sống của họ. Có lẽ vậy mà những chuyện phiền lòng chẳng “ở lại” lâu với họ.
Có những sự việc xảy ra trong cuộc đời không nằm trong tầm tay của chúng ta. Thay vì than vãn, hãy vui vẻ đối mặt, hãy mang trong mình tấm lòng bao dung để thấy cuộc đời này thực sự rất đẹp nhé!
2. Luôn lạc quan về bản thân
Chúng ta không ngừng tốt lên vào ngày hôm sau, sự thật là như vậy. Do đó, ngày hôm nay, đối với những khuyết điểm, chúng ta từ từ học cách sửa; đối với những ưu điểm, chúng ta giữ gìn và phát huy để bản thân không thiệt thòi giữa hàng vạn người. Nếu làm được điều này, hạnh phúc luôn tràn ngập trong mỗi chúng ta.
Người đau đáu đi tìm hạnh phúc có lẽ chưa biết bí mật đơn giản này. Cứ thẳng thắn đối diện với điểm yếu của mình, giữ khư khư trong lòng chẳng khác gì ép bản thân phải đi lùi. Con người luôn thay đổi không ngừng, người hạnh phúc luôn có một ngày mai tốt hơn ngày hôm qua, không ưu phiền, sầu não.
3. Tính tình không thích so đo tính toán
Video đang HOT
Người “bận” hạnh phúc không bận so đo, tính toán thiệt hơn với người xung quanh. Một người luôn để ý, so sánh mọi việc ắt sẽ thấy cuộc đời toàn những điều gở, nguy hiểm. Nếu cứ sống như thế thì chẳng mấy chốc sẽ ôm hối hận vào lòng vì sống không thoải mái, xung quanh toàn những điều phiền muộn.
Tất nhiên, để sống hạnh phúc, không tính toán, bản thân mỗi chúng ta cũng phải đặt ra những nguyên tắc quán triệt phong cách sống của mình: những chuyện đáng nhớ nên ghi nhớ, những chuyện cần quên nên cho qua, những gì không phải của mình không nên để tâm theo dõi. Càng để tâm đến nhiều điều, càng thấy cuộc sống của chúng ta rắc rối hơn mà thôi.
Người hạnh phúc không chắc là người đã thành công, cũng càng không biết họ đã trải qua bao nhiêu thất bại nhưng chắc chắn người hạnh phúc là những người biết đủ. Họ có một khoảng cách rất lớn với những người không hạnh phúc. Người hạnh phúc, chỉ cần nhìn một lần là đủ biết họ thực sự ra sao!
7 thói quen của người có EQ cao
Không giống như IQ, chỉ số EQ có thể thay đổi nếu chúng ta thay đổi thói quen.
Phần lớn những người thành công không hoàn toàn do may mắn hay chỉ số IQ cao vượt trội. EQ hay còn gọi là trí tuệ cảm xúc là nhân tố biến những người thành công trở nên khác biệt. Người thực sự thông minh về mặt cảm xúc biết cách điều khiển cảm xúc để thay đổi tình hình theo hướng tích cực nhất.
Dưới đây là 7 thói quen của những người có EQ cao mà chúng ta có thể áp dụng:
1. Biết cách "nâng người khác lên"
Những người thông minh về mặt cảm xúc không đặt mình lên hàng đầu mà thay vào đó, họ nâng cao tầm quan trọng của đối phương. Đây là một thói quen mang tính chiến lược - thậm chí là khôn ngoan.
Bởi vì mọi người quan tâm đến những gì ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của mình. Họ có thể tốt bụng, tử tế, cao quý - thậm chí vị tha. Nhưng suy cho cùng, họ vẫn là con người, và họ sẽ phản ứng theo cách đối phương tác động đến mình. Nếu muốn được người khác tôn trọng, hãy nghĩ xem liệu lời nói và hành động của bạn có thiện chí và tính hợp tác hay không?
Ví dụ: Giả sử bạn đang muốn bán căn nhà của mình. Một cặp vợ chồng trẻ đến xem và dắt theo những đứa trẻ. Bạn có thể nói: "Gia đình bạn dễ thương quá! Tôi muốn chủ mới của ngôi nhà là người dễ mến như bạn. Nếu được thì thật tuyệt vời!".
Những điều bạn nói không sai, nhưng bạn đã vô tình bỏ qua vấn đề cốt lõi trong kinh doanh. Điều bạn nói sẽ không có quá nhiều tác động đến đối phương vì nó đã chuyển trọng tâm sang những gì bạn cần, trái ngược với những gì họ quan tâm là bạn có thể làm gì cho họ.
2. Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp khôn ngoan
Những người thông minh về cảm xúc rất chú ý trong cách lựa chọn từ ngữ và phản ứng. Những dấu hiệu trong cuộc trò chuyện cho thấy rằng bạn tập trung vào nhu cầu của bản thân hơn là của đối phương sẽ không tạo được mối liên kết chặt chẽ. Ví dụ: Những người thông minh về cảm xúc không bao giờ nói "Tôi biết bạn cảm thấy thế nào".
Bởi vì hầu hết chúng ta không bao giờ có thể biết 100% cảm giác của người khác. Bạn có thể cố gắng đồng cảm và đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ, nhưng rõ ràng, hiếm khi chúng ta có thể thực sự hiểu được trải nghiệm của người khác.
Những người EQ cao hiểu rằng trong một số trường hợp đối phương muốn nói gì không quan trọng. Thay vào đó, điều quan trọng hơn là sự lắng nghe và chia sẻ của người nghe.
Hình minh họa. Ảnh: The New Yorks Times
3. Tư duy cởi mở
Không ai trong chúng ta có khả năng "tinh thông" mọi thứ trong cuộc sống. Tuy nhiên, mọi người có xu hướng muốn tỏ ra mình là một người hoàn hảo bằng cách "lấp liếm" những khoảng trống hiểu biết của mình.
Phần lớn lý do chúng ta phủ định một điều gì đó là bởi vì chúng không phù hợp với những điều điều mặc định trong tư duy của mình. Đó là một phản ứng tự nhiên, nhưng nó sẽ ngăn cản bạn đạt đến những tầm cao mới, bởi vì bạn tự lừa dối bản thân bằng những sự thật bị bóp méo.
Những người thông minh về cảm xúc trong trường hợp này sẽ dừng lại và nghĩ: Điều mình biết có chính xác không? Mình sẽ phản ứng ra sao nếu mọi thứ không như mình nghĩ?
4. Biết cách im lặng
Điều này có thể hiệu quả trong đàm phán cấp cao, mang tính chiến lược và nó đồng thời cũng là một chiến thuật hữu ích trong một cuộc trò chuyện thường ngày. Chúng ta mất 3 năm để học nói nhưng lại phải dành cả cuộc đời còn lại để học im lặng!
Con người có những cách tư duy, phán đoán, xử lý tình huống khác nhau. Nhưng nhìn chung, phần lớn có xu hướng "suy diễn" khi đối phương im lặng. Nếu không thể tiếp tục thương lượng, hãy thử im lặng, đôi khi người ấy sẽ đưa ra giả định và có thể lấp đầy "khoảng trống" bằng những đề nghị có lợi cho bạn.
Khoảng thời gian ấy cũng là để bạn suy nghĩ lại về tất cả những gì đã xảy ra. Rất có thể sau đó bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết mới mà trước đây chưa từng nghĩ tới.
5. Hướng sự tập trung vào người khác
Hãy thử nghĩ về cảm giác khi người khác tập trung cao độ vào bạn. Hẳn là mọi người sẽ cảm thấy: Mình quan trọng đối với người này. Những điều mình làm hoặc những điều mình nói sẽ được đối phương tiếp thu và thấu hiểu.
Dù bằng cách nào, những người có EQ cao hiểu rằng nếu họ có thể thể hiện sự tập trung, họ có thể giúp người kia lấp đầy khoảng trống bằng một thông điệp tích cực. Điều này trong một số trường hợp sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề không ngờ tới.
Hình minh họa. Ảnh: Inc
6. Thừa nhận những thiếu sót của bản thân
Có những thứ chúng ta thực sự giỏi và có những thứ không giỏi. Nếu chỉ mù quáng cho rằng bản thân đã hoàn hảo và không chịu thừa nhận những thiếu sót, chúng ta sẽ không bao giờ phát triển được.
Vì ngay trong tiềm thức bạn đã nghĩ mình hoàn thiện đồng nghĩa với việc bạn phủ nhận mọi ý kiến và quan điểm xung quanh. Chúng ta chỉ là một giọt nước giữa đại dương, nếu cứ mãi ôm lấy bản thể và niềm tin rằng mình đã hoàn hảo thì qua thời gian rồi chúng ta cũng sẽ bị đào thải do giậm chân tại chỗ. Muốn phát triển, phải biết loại bỏ tư duy này.
Những người thông minh về mặt cảm xúc nắm lấy những điểm mạnh của họ, đồng thời thừa nhận những thiếu sót của bản thân. Sau đó, họ tìm cách để cải thiện.
7. Luôn lạc quan
Bạn muốn tìm một công việc nhưng lại có suy nghĩ: "Mình chẳng biết làm gì cả, họ sẽ không nhận đâu". Bạn bắt đầu nhận thấy một số cơn đau và một số triệu chứng kỳ lạ khác: "Bệnh của mình hẳn là rất nghiêm trọng. Tại sao lại là mình?".
Có thể trong 2 ví dụ này, điều tồi tệ nhất đã hoặc sắp xảy ra: bạn sẽ không bao giờ được nhận; sớm đối mặt với tử thần. Khi bạn cho rằng mình đang rơi vào tình huống tồi tệ, vô tình bạn đã tự đẩy mình vào tình huống không mong muốn đó.
Khi rơi vào những hoàn cảnh không mong muốn, hãy tạm dừng và suy nghĩ về những điều tích cực nhất có thể. Có thể nó không giúp khó khăn biến mất nhưng nó giữ cho bạn một cái đầu tỉnh táo để tìm ra hướng đi mới.
Vợ Việt lấy chồng Tây, đang sống hạnh phúc thì chồng biến thành phụ nữ Sự thay đổi của Trish khiến chị Hợp sốc không nói thành lời, chị chưa bao giờ hình dung việc người đàn ông của mình bỗng một ngày lại biến thành phụ nữ. Kết hôn 2 năm mới thực sự nhận ra con người thật của mình Chị Đào Hợp (44 tuổi, hiện sống ở Hà Nội) gặp anh Patricia (43 tuổi, quốc...