Dấu hiệu của cuộc cạnh tranh “ngầm” giữa Mỹ Nga Trung.
Theo thông tin của trang mạng IBTimes, hiện nay Mỹ – Nga- Trung đang có một cuộc cạnh tranh về sức mạnh của lực lượng tàu ngầm.
Thời gian gần đây, Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc Trung Quốc không ngừng mở rộng quy mô, cũng như sự phát triển về năng lực tấn công toàn cầu của lực lượng tàu ngầm. Quan chức chỉ huy lực lượng tàu ngầm tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, trung tướng – Michael Connor cho biết, Trung Quốc đang có ý định tăng thêm số lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của mình.
Về phía Nga , trước đây nước này đã từng tuyên bố sẽ nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình và cũng đã từng công bố hình ảnh chuẩn bị nâng cấp tàu ngầm hạt nhân Type “Akula II”. Đứng trước tình hình đó, Mỹ cũng cần phải có một lực lượng tàu ngầm tương xứng, tướng Michael Connor khẳng định.
Video đang HOT
Tàu ngầm chiến lược thế hệ mới “Ohio” của Mỹ
Thực tế, Mỹ cũng đã từng tuyên bố, họ thiết kế tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Type “Ohio” là để đối phó với sự uy hiếp mới đến từ phía Nga và Trung Quốc.
Cơ quan tình báo hải quân Hoa Kỳ đã từng đưa ra báo cáo đánh giá rằng, hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ đội quân tác chiến gần bờ bắt đầu phát triển thành một lực lượng thực hiện nhiệm vụ đa năng trên biển có khả năng tác chiến ở cách xa Trung Quốc hàng trăm km.
PLA lấy tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type “Tấn” làm “vũ khí nòng cốt” để tăng cường sức mạnh của hải quân nước này. Bắc Kinh đã sớm đưa loại tàu ngầm này vào thực hiện nhiệm vụ tuần tra ngăn chặn trên biển. Việc trang bị Type tàu ngầm này, sẽ nâng cao khả năng tấn công hạt nhân trên biển của Trung Quốc lên gấp 2 lần.
Tàu ngầm Type “Tấn” của Trung Quốc được trang bị tên lửa JL-2
Hiện nay, hải quân PLA có khoảng 5 chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân, 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và 53 chiếc tàu ngầm tấn công động cơ diesel. Báo cáo của văn phòng cơ quan tình báo hải quân Mỹ còn cho biết thêm, trong 10 năm qua, công nghệ vũ khí tấn công của tàu ngầm Trung Quốc phát triển với tốc độ cực nhanh.
Trước đây, Bắc Kinh chỉ có một số lượng rất ít tàu ngầm có thể phóng được tên lửa hành trình chống hạm, nhưng hiện nay, nước này đã có hơn một nửa trong số tàu ngầm tấn công thông thường đều có thể phóng được loại tên lửa hành trình chống hạm.
Lực lượng răn đe hạt nhân dưới nước bắt đầu xuất hiện từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc đó, Hoa Kỳ có 41 chiếc tàu ngầm, là nước nổi bật nhất thời bấy giờ. Hiện nay, hải quân Mỹ chỉ có 14 chiếc tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân. Đến năm 2021, khi đưa tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type “Ohio” vào phục vụ, mới đủ khả năng để hóa giải ở tầm chiến lược những thách thức mới mà Mỹ đang phải đối mặt,.
Theo báo cáo, hải quân Hoa Kỳ đã ký hiệp đồng với công ty General Dynamics Electric Boat về quy hoạch và thiết kế tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới cho hải quân nước này với trị giá hàng triệu USD, nhằm phát triển lực lượng tàu ngầm tương xứng như lời tướng Michael Connor đã khẳng định.
Những động thái trên cho thấy, hiện nay đang xảy ra một cuộc cạnh tranh về sức mạnh của lực lượng tàu ngầm giữa 3 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới Mỹ-Nga-Trung.
Theo An Ninh Thủ Đô