Dấu hiệu của cơn cảm cúm nguy hiểm chết người
Đừng nên coi thường bệnh cúm, vì nếu không được điều trị kịp thời, cúm hoàn toàn có thể gây tử vong.
Cúm là gì?: Có ba loại virus cúm có thể gây bệnh ở người: cúm A, cúm B và cúm C. Cúm A có thể được chia làm nhiều loại, như cúm A H1N1, cúm A H5N1,…
Triệu chứng cúm: Đôi khi bạn sẽ nhầm bệnh cúm với cơn cảm lạnh thông thường vì các triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, các triệu chứng cảm lạnh có mức độ nhẹ hơn nhiều so với triệu chứng cúm. Khi bị cúm, bạn sẽ bị sổ mũi, rát họng, sốt cao, ớn lạnh, đau đầu và suy nhược.
Nhiễm khuẩn thứ phát: Virus cúm có thể nguy hiểm chết người khi nó kích thích một bệnh khác, ví dụ như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não hay nhiễm trùng hệ thống. Đây là những phản ứng của cơ thể đối với nhiễm khuẩn thứ phát, dẫn đến viêm các nội tạng và có thể gây tử vong.
Khó thở: Khó thở hoặc thở gấp mà không phải do nghẹt mũi là những dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp phải biến chứng của bệnh cúm. Các dạng nhiễm khuẩn thứ phát như viêm phổi có thể khiến bạn gặp phải tình trạng này.
Đau ngực hoặc đau bụng: Cảm giác đau tức ngực khi bị cúm có thể là dấu hiệu của viêm cơ tim hoặc viêm màng tim – các biến chứng của bệnh cúm.
Video đang HOT
Cảm giác chóng mặt hoặc mất phương hướng đột ngột: Cơn sốt cao có thể chỉ khiến bạn thấy váng vất khó chịu. Còn nếu bạn đột nhiên thấy chóng mặt dữ dội, suy giảm khả năng tư duy, hay mất phương hướng, đó có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn thứ phát.
Nôn mửa dữ dội và kéo dài: Triệu chứng nôn mửa do bệnh cúm thường chỉ kéo dài 1-2 ngày. Nếu sau thời gian này mà bạn vẫn bị nôn mửa, hoặc nếu bạn nôn ra máu và sốt cao hơn 40 độ C, bạn cần đến cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức.
Bệnh cúm ở người cao tuổi và người thừa cân: Người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người béo phì hoặc thừa cân dễ mắc cúm hơn và dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm hơn. Nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch yếu hơn và phản xạ miễn dịch đối với virus kém hơn.
Người đang dùng thuốc hoặc đang mang thai: Người đang phải điều trị một bệnh mãn tính khác hoặc người đang mang thai, nếu bị cúm sẽ có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn. Thai phụ hoặc người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản hay u xơ nang có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm.
Trẻ sơ sinh: Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có nguy cơ mắc biến chứng cúm cao. Nếu bạn thấy trẻ bị khó thở, da đổi sang màu xanh tái, cáu gắt, sốt cao và mẩn đỏ, không chịu uống nước hoặc sữa, hoặc có các triệu chứng cúm thuyên giảm rồi lại trở nặng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay.
Bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm: Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm. Chuyên gia khuyến cáo mọi cá nhân trên 6 tháng tuổi đều nên được tiêm phòng cúm./.
Hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (7/4): Việt Nam nỗ lực chống kháng thuốc
Việt Nam được coi là vùng trũng của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là kháng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm 40%, đứng thứ tư về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp bách, đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều chương trình hành động thiết thực để nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, từ tuyên truyền trong lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý đến kiểm soát kê đơn, bán thuốc và quản lý chất lượng kháng sinh cả nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước,...
Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân co tuổi bị cúm A/H1N1 rất nặng, phải áp dụng các kỹ thuật cao như lọc máu liên tục, điều trị thở máy, tuần hoàn ngoài cơ thể, điều trị kháng virus....(2/2019). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Các đại biểu cùng sinh viên cam kết hành động phòng chống kháng thuốc tại lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc năm 2019. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Thời gian gần đây tình trạng kháng thuốc đối với trẻ mắc bệnh viêm màng não mủ gia tăng. Đây là căn bệnh rất dễ gây ra những hậu quả để lại di chứng cho trẻ nhỏ. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 có hơn 14.300 bệnh nhân mắc lao mới, ước tính 587 người mắc lao đa kháng thuốc và 114 người mắc lao siêu kháng thuốc. Tình hình lao đa kháng thuốc rất đáng báo động, số ca lao kháng thuốc Thành phố phát hiện chiếm 40% của cả nước. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Xét nghiệm lao (đọc tiêu bản lao) tại Bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Bệnh viện Bạch Mai cứu sống một bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết nặng do vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc hiếm gặp (10/2014). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Bác sĩ khám, điều trị cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Tiền Giang. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Ngày 30/1/2021, Bệnh viện Trung ương Huế sử dụng kỹ thuật xạ phẫu mới để điều trị thành công cho bệnh nhi 13 tuổi bị động kinh kháng thuốc. Ảnh: TTXVN phát
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trưởng khoa Vi sinh Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh thực hiện lượng giá phương pháp mới chuẩn đoán lao đa kháng thuốc với kết quả chính xác và nhanh chóng, chỉ trong vòng 24-48 giờ thay cho 4-5 tháng theo phương pháp cũ. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Cả nước có hàng chục nghìn bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc. Số bệnh nhân lao đa kháng thuốc chưa được quản lý sẽ là nguy cơ tiếp tục lây nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc trong cộng đồng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Các triệu chứng của người nhiễm HIV dễ bị nhầm với bệnh cúm Người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường có nhiều biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường như sốt, đau cơ, mệt mỏi. Bác sĩ Thân Ngọc Tuấn, chuyên khoa Sản - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho biết nguyên nhân lây nhiễm HIV rất đa dạng. Ngoài yếu tố chủ quan, bệnh nhân có thể lây...