Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, những ai có thể mắc bệnh?
Đái tháo đường tuy không được cảnh báo rầm rộ như những bệnh khác nhưng lại là bệnh cần lưu tâm bởi cho đến nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn.
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh của rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể. Tức là thông thường khi chúng ta ăn các chất bột đường vào cơ thể, đường sẽ vào máu rồi vào tế bào và tế bào mới là địa điểm thực chất của việc sử dụng đường. Nhưng trong bệnh nhân bị đái tháo đường thì sự di chuyển của đường vào tế bào không thể thực hiện được mà đường chỉ ở lại trong máu. Điều này làm tăng cao đường trong máu và đường đi ra nước tiểu mà chúng ta thường gọi là đường niệu.
Đây chính là căn nguyên dẫn đến các biến chứng mang tính chất thường gặp và nghiêm trọng như: Người bệnh sẽ bị bệnh mạch vành, bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh nhồi máu cơ tim, đột qụy não, suy thận, suy giảm thị lực nghiêm trọng, có thể dẫn đến mù loà. Người ta thấy rằng, người bị đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn người bình thường từ 2 – 4 lần, đột qụy não là từ 3 – 4 lần. Và 73% bệnh nhân bị đái tháo đường có tăng huyết áp hoặc phải dùng thuốc hạ huyết áp. Hàng chục nghìn người bị mù hàng năm do đái tháo đường. Song có lẽ biến chứng nguy hại nhất là hôn mê và tử vong do đường máu tăng quá cao và nhiễm độc các thể xeton trong máu.
Vì thế mà việc phát hiện sớm và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ trong căn bệnh này luôn được các bác sỹ đặt lên hàng đầu bởi nó quyết định tới khả năng bị nhiễm bệnh và chất lượng cuộc sống.
Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Những ai có nguy cơ bị mắc đái tháo đường?
Cho đến nay, người ta chưa tìm được nguyên nhân thoả đáng của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên những yếu tố dưới đây được cho là nguy cơ của bệnh:
Di truyền: Có nghĩa là có một hoặc nhiều thành viên trong gia đình bạn bị bệnh đái tháo đường. Nếu vậy thì bạn có nguy cơ bị đái tháo đường. Mặc dù người ta chưa tìm được một gen nào cụ thể gây ra bệnh này nhưng qua những quan sát dòng dõi, một tỷ lệ lớn người bị đái tháo đường có liên quan tới vấn đề thành viên trong gia đình nhiễm bệnh.
Béo phì: Được các nhà nghiên cứu đánh giá là một yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng nhiều nhất đến bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường týp 2.
Để đánh giá béo phì, chỉ số BMI hay được sử dụng. Có một quy luật được tìm ra, nếu bạn có chỉ số BMI càng cao thì nguy cơ mắc đái tháo đường càng lớn. Nếu bạn có chỉ số BMI cao từ 25 – 30 thì sau 14 năm, bạn có nguy cơ bị đái tháo đường cao gấp 2 – 4 lần so với người thông thường có chỉ số dưới 22. Và hầu như 2/3 số phụ nữ bị mắc đái tháo đường có liên quan đến béo phì và tình trạng thừa cân. Theo ước tính, nếu bạn trên 40 tuổi, cứ 1 đơn vị BMI gia tăng thì bạn cõng thêm 10 – 20% nguy cơ bị đái tháo đường.
Ít hoạt động: Suốt ngày chỉ ngồi một chỗ là một yếu tố của nhiều bệnh, và là một trong các yếu tố rõ ràng nhất của đái tháo đường. Bởi lẽ nếu bạn không phải vận động nhiều, cơ không tiếp nhận đường, dần dần làm nó kháng lại với chính nguồn năng lượng của chính nó.
Nếu công việc của bạn là văn phòng, thay vì đi thang máy, hãy chịu khó đi bộ. Nếu bạn không thích thể thao thì cũng cố gắng chịu bỏ ra 20 phút mỗi ngày để tập thể dục. Nó sẽ làm hạ nguy cơ xuống. Điều này sẽ còn tác dụng hơn nếu bạn thêm thời gian đạt đến 30 phút. Và đừng quên duy trì ít nhất 2 ngày tập 1 lần.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Dinh dưỡng không lành mạnh làm đẩy cao tỷ lệ béo phì, tăng mức độ rối loạn mỡ máu và làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường.
Tính trung bình, một người lao động nhẹ, 1 ngày không nên ăn quá 80g mỡ hoặc các chất tương đương. Những thực phẩm có nhiều mỡ thì bạn hãy hạn chế. Chúng là mỡ lợn, dầu thực vật, tim, não, thận, các loại thịt động vật. Trong chế biến đồ ăn, nên lựa chọn dầu thực vật bởi nó có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm lắng đọng cholesterol ở thành mạch. Cũng đừng quên là chăm ăn rau quả nhé, tích cực bổ sung tôm cá vào bữa ăn, bạn sẽ làm bữa ăn thêm thú vị, nhiều màu sắc, lại có tác dụng ngăn ngừa được căn bệnh không mấy dễ chịu này.
Rối loạn mỡ máu: Đây là một tình trạng thường gặp ở người cao tuổi và người ăn uống vô độ. Nó chính là điều kiện tạo ra những mảng mỡ bám ở thành mạch, thành tim, vùng tụy, bụng, ruột… làm bạn dễ bị đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thường xuyên những bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn mỡ máu, cũng thường xuyên trong số họ buộc phải sử dụng thuốc làm giảm tình trạng này.
Bạn chỉ cần tập thể dục đều đặn và cố gắng ăn uống quy chuẩn bạn sẽ giảm được 40 – 60% nguy cơ bị đái tháo đường.
Video đang HOT
8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19
Theo chuyên gia, nhóm người cao tuổi là nhóm bệnh nhân khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê , Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh.
Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.
Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.
Để phòng tránh bệnh Covid-19 người cao tuổi cần lưu ý một số điểm dưới đây:
1. Hãy ở nhà, hạn chế ra ngoài
Với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...), bệnh phổi (hen phế quản, bệnh phổi mạn tính...), đái tháo đường... nên ở nhà. Vì đây là nhóm đối tượng nếu không may bị mắc Covid- 19 thì dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.
Với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì:
Cần: Đeo khẩu trang; Giữ khoảng cách 2m với người có biểu hiện ho, hắt hơi...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
Tránh: Đến những nơi đông người như chợ, lễ hội, đám cưới...; Đi lại bằng máy bay, tàu thủy; Tham gia phương tiện công cộng như xe buýt, tàu...
Tại Châu Âu và Mỹ người già là nhóm có nguy cơ tử vong cao trong đại dịch Covid-19, ảnh minh hoạ.
2. Sử dụng khẩu trang
- Người cao tuổi khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang
- Đối với người cao tuổi tại cộng đồng: áp dụng đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường
- Đeo khẩu trang đúng cách: Kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng; Trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang; Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra; Giặt sạch khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.
Giữ khoảng cách an toàn:
- Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung vật dụng ăn/uống với người có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi... hoặc người từ vùng dịch về.
- Chủ động bố trí nơi sinh hoạt riêng của người cao tuổi cách nơi sinh hoạt chung trên 2m. Nếu có thể người cao tuổi nên ở phòng riêng.
- Nếu người cao tuổi phải ra khỏi nhà, nên giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 2 mét.
3. Rửa tay và giữ vệ sinh cá nhân
Rửa tay giúp người cao tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh khác
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có dính vi rút.
- Rửa tay: Nhiều lần trong ngày; Sau khi ho, hắt hơi; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết; mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật;Sau khi đi vệ sinh.
Khi không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.
4. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn tại nhà
- Đừng quên tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài. Người cao tuổi có thể duy trì và nâng cao sức khỏe tại một góc nhà, ban công, trước màn hình vô tuyến.
- Tập luyện mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.
5. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
- Người cao tuổi cần ăn đủ, đa dạng thực phẩm để phòng tránh suy dinh dưỡng, sụt cân. Chế độ ăn cần đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen...
Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng. Nếu không thể ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, gầy, hoặc sụt cân nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
- Có thể sử dụng một số gia vị/thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua...
- Ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm.
- Người cao tuổi nếu mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, suy tim thì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn.
- Uống nước đủ: người cao tuổi uống từ 6 - 9 cốc (tương đương 1200ml -1800ml). Người cao tuổi có thể không cảm thấy khát nước, do vậy, người chăm sóc, các con/cháu cần nhắc người cao tuổi uống đủ nước. Cần uống nươc sach, ấm, uống tưng ngụm nhỏ va chia đều trong ngay ngay ca khi không khat để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia.
6. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính
Người cao tuổi có các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạch, huyết áp...
Đảm bảo đủ thuốc. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ; không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng liều, giảm liều.
- Theo dõi tình hình sức khỏe bản thân hàng ngày như nhiệt độ, huyết áp, đường máu (nếu có thể) ... Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân và nhân viên y tế.
- Liên lạc hoặc nhờ con cháu liên lạc với nhân viên y tế để được khám và tư vấn khi cần.
- Các trường hợp cấp cứu, biến chứng bệnh như hạ đường máu (đói, run, vã mồ hôi...), tăng đường máu, huyết áp cao...: khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế.
7. Cung cấp thông tin về sức khỏe bản thân
- Hãy nói ngay với người thân, người chăm sóc về những bệnh hiện mắc và thuốc đang điều trị.
- Tự khai báo hoặc nhờ người thân khai báo trực tuyến về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cập nhật thông về dịch Covid-19 qua báo đài của Trung ương, địa phương để chủ động phòng chống dịch. Tránh hoang mang lo lắng trước các thông tin chưa được kiểm chứng.
- Lưu số điện thoại đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất, gọi hỗ trợ (hoặc nhờ con cháu gọi) khi có triệu chứng về hô hấp như: ho, sốt, tức ngực, khó thở...hoặc cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe.
8. Chuẩn bị trước một số việc cần làm nếu không may bản thân bị ốm hoặc bị cách ly
- Có sẵn thông tin, số điện thoại của Trạm y tế xã phường, Bác sĩ hiện đang chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để được tư vấn khi cần thiết.
- Hãy lưu số điện thoại của người thân, hàng xóm...
- Dự phòng người chăm sóc (nhiều phương án vì người chăm sóc mình không có khả năng như bị cách ly hoặc bị ốm...)
- Chuẩn bị vật dụng thiết yếu, thức ăn, thuốc thiết yếu, thuốc điều trị bệnh hàng ngày...
- Nếu người cao tuổi không có người chăm sóc báo với chính quyền địa phương để được giúp đỡ khi cần.
Ngọc Minh
Phòng ngừa lây nhiễm ở người cao tuổi Người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, chiều 8/4 cho biết Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn...