Dấu hiệu chuyển nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ
Viêm tiểu phế quản thường do virus, hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổ.i, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổ.i.
Bệnh dễ bị tái đi tái lại, dễ bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí t.ử von.g.
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus tấ.n côn.g tiểu phế quản, dẫn đến sưng viêm và tăng sản xuất chất nhầy, làm cản trở luồng không khí vào và ra khỏi phổi.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do virus hợp bào hô hấp (RSV), một loại virus phổ biến ảnh hưởng đến hầu hết tr.ẻ e.m dưới 2 tuổ.i và thường bùng phát vào mùa đông. Bên cạnh RSV, các loại virus khác như cúm và cảm lạnh thông thường cũng có thể gây ra viêm tiểu phế quản. Trẻ sơ sinh dễ bị tái nhiễm RSV do có nhiều chủng khác nhau của virus này.
Theo thống kê tại Mỹ có gần 120.000 trẻ nhập viện/năm. Việt Nam có nhiều thống kê khác nhau, trong đó tại Bệnh viện Nhi đồng 1 là 6000 trẻ/năm, 45% – 50% trẻ phải nhập viện. Bệnh thường mắc vào mùa đông tại miền Bắc (tháng 10, 11,12) và miền Nam vào mùa mưa (tháng 7,8).
Biểu hiện của viêm tiểu phế quản
Bệnh bắt đầu như cảm lạnh, các triệu chứng đầu tiên mà con bạn có thể có bao gồm ho nhẹ, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Sau một hoặc hai ngày, cơn ho của trẻ có thể nặng hơn và trẻ bắt đầu gặp một số vấn đề về hô hấp. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Hơi thở ồn ào, nghe có vẻ khò khè.
Thở khó khăn – có thể thấy xương sườn hoặc da dưới cổ hóp vào hoặc lỗ mũi phập phồng khi thở; trẻ nhỏ có thể lắc đầu khi thở.
Khó chịu và sốt.
Khó ăn hoặc uống.
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus tấ.n côn.g tiểu phế quản. Ảnh minh họa.
Thông thường trẻ sẽ bớt khò khè, khó thở sau khoảng 5 – 7 ngày. Trẻ thở trở lại bình thường, ho giảm dần rồi khỏi hẳn trong khoảng 10 – 14 ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ.
Biến chứng thường gặp của bệnh là: Suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi (do tắc đờm), viêm tai giữa.
Cần lưu ý là bệnh có thể sẽ kéo dài hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn và t.ử von.g cũng nhiều hơn trong các trường hợp sau: Trẻ dưới 3 tháng tuổ.i, trẻ có tiề.n sử sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim – phổi, trẻ bị suy giảm miễn dịch.
Các dấu hiệu nặng của bệnh viêm tiểu phế quản bao gồm: Trẻ sốt cao khó hạ, quấy khóc, bứt rứt, thở nhanh, mệt, khó thở, thở co lõm ngực hoặc phập phồng cánh mũi. Da tím tái. Trẻ bỏ bú. Nôn ói nhiều, không uống được nhiều nước… Khi thấy các biểu hiện như trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản
Video đang HOT
Khi trẻ có biểu hiện viêm tiểu phế quản, cha mẹ cần đưa tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Trẻ được dùng thuố.c theo đơn của bác sĩ bao gồm chủ yếu là các thuố.c long đờm, ăn uống đầy đủ, bù dịch theo hướng dẫn và tái khám theo hẹn.
Tại nhà, ngoài việc dùng thuố.c theo đơn của các bác sĩ, cha mẹ cần chú ý đảm bảo chức năng hô hấp và hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên theo chỉ định của bác sĩ.
Cần nới rộng quần áo và cho trẻ nằm phòng thoáng, yên tĩnh. Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Đối với chế độ dinh dưỡng: Với trẻ còn bú mẹ thì nên tăng cường các bữa bú. Trường hợp những trẻ đã ăn dặm, thức ăn nên được chế biến loãng hơn, uống thêm nước theo nhu cầu, có thể là nước lọc, nước ép hoa quả, nước cháo… để làm loãng dịch nhầy đờm đường thở.
Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc làm thông thoáng đường thở trước khi ăn là cần thiết. Nên sử dụng nước muối sinh lý, sau khi nhỏ muối sinh lý, đợi một lúc để nước mũi loãng ra rồi dùng dụng cụ hút sạch mũi.
Phòng ngừa viêm tiểu phế quản
Phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản bằng cách rửa tay của bạn và tay của trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn. Dạy trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Cho trẻ đeo khẩu trang (nếu được).
Không dùng chung ly, cốc hoặc đồ dùng cá nhân, làm sạch những thứ được chạm vào nhiều, chẳng hạn như bàn ghế, đồ chơi, bồn rửa, vòi nước, tay nắm cửa, điện thoại, điều khiển từ xa và công tắc đèn…
Cần chú ý cho trẻ tránh xa những người bị bệnh hô hấp. Đảm bảo rằng trẻ được tiêm tất cả các loại vaccine được khuyến nghị, bao gồm cả vaccine cúm.1
Còn ống động mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị
Bệnh lý còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến huyết áp trong phổi trẻ tăng lên (tăng áp động mạch phổi), tim to ra và suy yếu.
Ống động mạch là gì? Trước khi sinh, thai nhi có một lỗ thông nối hai mạch má.u chính dẫn từ tim - động mạch chủ và động mạch phổi. Lỗ thông này cần thiết cho sự lưu thông má.u của em bé, giúp em bé nhận được oxy từ tuần hoàn của mẹ. Sau khi sinh, ống động mạch thường đóng lại trong vòng 2 hoặc 3 ngày.
Ở trẻ sinh non, quá trình này mất nhiều ngày hơn. Nếu sau thời gian này, lỗ thông vẫn mở gọi là bệnh lý còn ống động mạch (PDA), má.u sẽ chảy đến phổi và tim của trẻ sơ sinh quá nhiều. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến huyết áp trong phổi trẻ tăng lên (tăng áp động mạch phổi), tim to ra và suy yếu.
1. Nguyên nhân gây còn ống động mạch
Còn ống động mạch là bệnh lý tim bẩm sinh với tỷ lệ khoảng 5 -10% và thường gặp ở tr.ẻ e.m gái nhiều hơn tr.ẻ e.m trai (tỷ lệ khoảng nam/nữ = 1/3). Có một số nguyên nhân gây còn ống động mạch ở trẻ như:
Sinh non: Còn ống động mạch xảy ra phổ biến hơn ở những trẻ sinh thiếu tháng. Nguyên nhân là phổi của trẻ sinh non thường không nhận đủ chất bôi trơn (surfactant - chất hoạt động bề mặt), dẫn tới phát triển hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh - một vấn đề về hô hấp, đồng thời phát triển còn ống động mạch.
Tiề.n sử gia đình và các tình trạng di truyền khác: Trẻ có tiề.n sử gia đình bị dị tật tim hoặc các tình trạng di truyền khác, chẳng hạn như hội chứng Down, sẽ tăng nguy cơ mắc còn ống động mạch.
Mẹ nhiễm rubella khi mang thai: Nếu mẹ mắc bệnh rubella trong khi mang thai, nguy cơ dị tật tim của trẻ sẽ tăng lên. Virus rubella đi qua nhau thai và lây lan qua hệ thống tuần hoàn của em bé, làm tổn thương các mạch má.u và cơ quan, trong đó có tim.
2. Dấu hiệu còn ống động mạch
Còn ống động mạch là tình trạng má.u sẽ đi từ động mạch chủ qua động mạch phổi. Điều này khiến gia tăng dòng má.u vào hệ tuần hoàn phổi và tăng lượng má.u trở về tim trái làm tăng nguy cơ mắc suy tim và tăng áp phổi.
Thông thường, còn ống động mạch nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng cơ năng - những cảm giác mà chỉ có người bệnh mới cảm nhận được, nếu ống động mạch lớn sẽ khiến trẻ bị xẹp phổi, viêm phổi hoặc suy tim ứ huyết, thở nhanh, khó thở khi gắng sức và ăn kém, chậm lên cân.
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền (ngoài cùng bên phải) - Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện 19-8.
Còn ống động mạch sẽ gây ra các triệu chứng thực thể như:
Thở nhanh, tim đậ.p nhanh trong trường hợp có suy tim.
Nếu ống động mạch lớn sẽ thấy mạch ngoại biên nẩy mạnh, hiệu áp rộng, mỏm tim tăng động và rung miêu tâm thu ở phần trên bờ ức trái. Tiếng tim T2 bình thường hoặc tăng mạnh nếu có tăng áp phổi.
Tiếng thổi liên tục khoang liên sườn.
Các bác sĩ sẽ thông qua điện tâm đồ, X-quang, siêu âm tim... để chẩn đoán còn ống động mạch.
Còn ống động mạch lớn xảy ra trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu của trẻ sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng như:
- Ăn kém dẫn đến tăng trưởng kém
- Đổ mồ hôi khi khóc hoặc ăn
- Thở nhanh dai dẳng hoặc khó thở
- Dễ mệt mỏi
- Nhịp tim nhanh
3. Còn ống động mạch có lây không?
Còn ống động mạch không phải là bệnh lý lây nhiễm
4. Phòng bệnh còn ống động mạch
Hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào giúp phòng ngừa tuyệt đối bệnh lý còn ống động mạch. Tuy nhiên, một thai kỳ khỏe mạnh sẽ tạo tiề.n đề để thai nhi phát triển tốt, phòng tránh các khuyết tật bẩm sinh.
Để làm được điều này, các bà mẹ cần:
Lên kế hoạch 6 tháng trước khi mang thai: bỏ thuố.c l.á, không lạm dụng rượu bia, có chế độ ăn đủ chất, bổ sung các vi chất thiết yếu (axit folic, canxi, sắt, kẽm...), giảm căng thẳng, tiêm ngừa đầy đủ (vaccine cúm, rubella, viêm gan B, thủy đậu...).
Tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các bài tập phù hợp với bạn.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Nếu bạn bị đái tháo đường, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh trước và trong khi mang thai.
Trường hợp bạn có tiề.n sử gia đình bị dị tật tim hoặc các rối loạn di truyền khác, hãy đi khám trước khi mang thai. Bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm sàng lọc để giảm thiểu nguy cơ thai nhi mang gen khuyết tật bẩm sinh.
Nếu bản thân bạn bị bệnh lý tim mạch, hãy lắng nghe tư vấn từ bác sĩ về việc mình có thể mang thai và sinh nở hay không.
Đối với trẻ thường xuyên có viêm phổi, viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần phụ huynh cần cho đi khám tim mạch để phát hiện sớm bệnh lý còn ống động mạch cũng như các bệnh lý tim bẩm sinh khác.
Còn ống động mạch xảy ra phổ biến hơn ở những trẻ sinh thiếu tháng.
5. Cách điều trị còn ống động mạch
Tất cả các bệnh nhân bị còn ống động mạch đều phải được điều trị, các phương pháp bao gồm nội khoa, phẫu thuật hoặc dùng dụng cụ để đóng ống động mạch ngoại trừ trường hợp ống động mạch nhỏ không nghe âm thổi, áp lực động mạch phổi bình thường.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định đóng ống động mạch bằng dụng cụ nếu rơi vào các trường hợp sau:
Còn ống động mạch lớn và có ảnh hưởng đến huyết động
Bệnh nhân suy tim
Chậm lớn
Tuần hoàn phổi tăng hay lớn nhĩ trái, thất trái (yêu cầu cân nặng bệnh nhân phù hợp).
Sau khi làm thủ thuật, người bệnh sẽ thăm khám định kỳ và siêu âm tim khoảng 3-6 tháng hoặc 1 năm/lần tùy chỉ định của bác sĩ. Khi làm thủ thuật có thể sẽ gặp một số biến chứng như: hẹp eo động mạch chủ, tán huyết, dụng cụ bị di chuyển...
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp không thể đóng ống động mạch bằng dụng cụ. Với phương pháp này ít có biến chứng cho người bệnh.
Ở trẻ sinh non, còn ống động mạch thường tự đóng lại. Bác sĩ sẽ theo dõi tim của bé để đảm bảo mạch má.u mở đang đóng lại đúng cách. Đối với trẻ sinh đủ tháng, còn ống động mạch nhỏ thường không gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Cho nên, trường hợp này chưa cần điều trị mà chỉ cần theo dõi sát sao.
Sử dụng thuố.c: Đối với trẻ sinh non bị còn ống động mạch, bác sĩ có thể kê toa thuố.c chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc indomethacin để hỗ trợ lỗ thông tự đóng lại. Các loại thuố.c này không có tác dụng đối với còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh đủ tháng, trẻ nhỏ và người lớn.
Đóng ống động mạch qua da: Trẻ sinh non thường quá nhỏ, không đủ điều kiện để tiến hành thủ thuật này. Do đó, nếu trẻ không gặp phải biến chứng liên quan đến còn ống động mạch, bác sĩ sẽ khuyên đợi đến khi em bé lớn hơn rồi mới can thiệp đóng ống động mạch.
Ở thủ thuật này, một ống thông mỏng được đưa vào mạch má.u ở bẹn và luồn đến tim trẻ. Thông qua ống thông, một dụng cụ (coil, amplatzer...) được đưa vào để đóng ống động mạch.
Phẫu thuật: Nếu thuố.c không hiệu quả và tình trạng của trẻ không phù hợp với thủ thuật đóng ống động mạch qua da, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thắt ống động mạch bằng chỉ khâu hoặc kẹp. Thường phải mất vài tuần để trẻ hồi phục hoàn toàn sau ca phẫu thuật. Đôi khi, phẫu thuật thắt ống động mạch cũng được khuyến nghị cho người lớn bị còn ống động mạch gây ra các vấn đề sức khỏe khi mà giải phẫu ống không phù hợp cho can thiệp đóng ống bằng dụng cụ qua da.
Số trẻ mắc hô hấp tăng: Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục Số lượng trẻ nhập viện do các bệnh lý hô hấp tăng, ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân, các cơ sở giáo dục chủ động trong công tác phòng, chống. Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân, các cơ sở giáo dục chủ động trong công tác phòng, chống bệnh. Theo ghi nhận tại một số bệnh viện nhi trên...