Dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Trung Quốc có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm, khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Cảng hàng hóa ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp kinh tế hàng quý ngày 28/7, Bộ Chính trị Trung Quốc thông báo đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế trong phạm vi hợp lý, thay vì đề cập đến đến mục tiêu tăng trưởng chính thức là 5,5% như đã đề ra trước đó. Hiện tại, quốc gia này vẫn duy trì theo đuổi chính sách “Zero Covid” khiến nhiều thành phố lớn phải phong tỏa toàn bộ hoặc một phần sau khi phát hiện ca mắc mới COVID-19.
Trong tuyên bố sau cuộc họp, Bộ Chính trị cho biết các nhà lãnh đạo sẽ cố gắng đạt được kết quả tốt nhất có thể. Tuy nhiên, cơ quan này cũng kêu gọi các tỉnh nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu tăng trưởng của họ.
Giới quan sát cho rằng động thái không đề cập đến GDP tại cuộc họp trên rất đáng chú ý, mặc dù các nhà kinh tế trước đó đã dự đoán Bắc Kinh sẽ khó đạt được mục tiêu 5,5%.
Video đang HOT
“Mục tiêu tăng trưởng 5,5% không còn là điều bắt buộc đối với Trung Quốc”, Iris Pang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Ngân hàng ING, nói với tờ Wall Street Journal.
Theo các chuyên gia như Ting Lu, Jing Wang và Harrington Zhang, Chính phủ Trung Quốc đang thúc giục các tỉnh lớn hơn hỗ trợ cho những địa phương bị ảnh hưởng nhiều bởi phong tỏa, trong khi những tỉnh ít bị ảnh hưởng cần cố gắng đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội của năm nay.
“Chúng tôi cho rằng Bắc Kinh đang đề xuất áp đặt linh hoạt mục tiêu tăng trưởng GDP cho các tỉnh có điều kiện kém thuận lợi hơn”, các chuyên gia cho biết.
Đầu tháng này, Trung Quốc công bố dữ liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã suy giảm mạnh trong quý II năm nay. Nhiều thành phố lớn, trong đó có cả trung tâm tài chính và sản xuất là Thượng Hải, đã bị đóng cửa toàn bộ hoặc một phần trong thời gian này.
Thị trường bất động sản bùng nổ một thời của Trung Quốc cũng đang trong tình trạng sụt giảm nghiêm trọng và doanh số bán nhà đã giảm trong 11 tháng liên tiếp. Một số nhà phát triển đã tạm dừng xây dựng vì lo ngại về dòng tiền.
Những tuần gần đây, hàng loạt người mua nhà đe dọa sẽ ngừng thanh toán các khoản thế chấp cho đến khi phía phát triển khởi động lại tiến độ xây dựng.
Năm 2020, Trung Quốc đã đưa ra quyết định hiếm thấy là loại bỏ các mục tiêu GDP do ảnh hưởng của đại dịch.
GDP là chỉ số đo lường quy mô của một nền kinh tế và được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà kinh tế cùng các ngân hàng trung ương. Giới doanh nghiệp cũng căn cứ vào chỉ số này để đánh giá khi nào cần mở rộng và tuyển dụng thêm lao động, hay đầu tư ít hơn và cắt giảm nhân lực.
Quan chức Mỹ, Trung Quốc trao đổi trực tuyến về thuế quan
Theo Insidetrade.com ngày 5/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã có cuộc gặp trực tuyến để thảo luận về vấn đề thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa từ Trung Quốc, cũng như các hoạt động kinh tế phi thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cảng hàng hóa Los Angeles ở Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Bộ Tài chính Mỹ cho biết cuộc gặp là một phần trong nỗ lực không ngừng của Mỹ nhằm duy trì các đường dây liên lạc cởi mở.
Phía Mỹ cho biết hai bên đã thảo luận về những vấn đề phát triển kinh tế vĩ mô và tài chính ở Mỹ và Trung Quốc, về triển vọng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh giá hàng hóa tăng và các thách thức an ninh lương thực.
Bộ trưởng Yellen đã nêu các vấn đề đáng quan tâm bao gồm tác động của tình hình xung đột tại Ukraine đối với kinh tế toàn cầu và các hoạt động kinh tế không công bằng, phi thị trường của Trung Quốc.
Trong khi đó Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết nước này kêu gọi Mỹ hủy bỏ thuế quan và các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc và thúc đẩy đối xử công bằng với các doanh nghiệp Trung Quốc giữa bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem việc áp thuế 301 đối với hàng hóa của Trung Quốc trị giá 370 tỷ USD.
Một số quan chức, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Yellen, đề xuất Mỹ có thể xóa một số thuế quan không có tính chiến lược. Trung Quốc đánh giá cuộc thảo luận này là "thẳng thắn" và "mang tính xây dựng", trong khi Mỹ đánh giá cuộc trao đổi "thẳng thắn và thực chất".
Bộ trưởng Yellen cho biết bà mong muốn có các cuộc thảo luận tương tự với Trung Quốc trong tương lai.
Trung Quốc phục hồi chậm sau COVID-19, có thể khiến giá dầu giảm mạnh Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ từ đợt bùng phát COVID-19 lớn trước đây, nhưng hiện tại, nước này có thể sẽ khó phục hồi hơn sau làn sóng Omicron. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo tờ Oilprice, dù tốc độ tăng trưởng...