Dấu hiệu cho thấy nấc đang báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng
Đối với hầu hết mọi người, nấc cụt là sự bất tiện chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, nấc là sự co thắt không tự chủ của cơ hoành.
Mỗi cơn co thắt được theo sau bởi sự đóng đột ngột của dây thanh âm, tạo ra âm thanh “hic” đặc trưng. Mặc dù có thể bắt đầu và dừng lại mà không có lý do cụ thể nào, nấc thường là kết quả của sự kích thích cơ hoành do nhiều lý do, bao gồm ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, uống rượu hoặc đồ uống có ga, hoặc thậm chí là do của sự phấn khích đột ngột. Tuy nhiên, chúng cũng có thể báo hiệu có điều gì đó nghiêm trọng.
“Nấc mạn tính” có thể kéo dài hàng tháng
“Đối với hầu hết mọi người, cơn nấc thường chỉ kéo dài vài phút. Trong một số hiếm trường hợp, cơn nấc có thể kéo dài hàng tháng”, Mayo Clinic giải thích. Nếu bị nấc hơn 48 giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ.
Nấc có thể dẫn đến sụt cân
Nấc liên tục có thể gây khó khăn cho ăn uống. Điều này có thể dẫn đến sụt cân.
Nấc có thể gây kiệt sức
Vì nấc có thể gây khó ngủ, nếu kéo dài có thể khiến bạn kiệt sức.
Nấc có thể gây khó thở
Video đang HOT
Nấc cũng có thể khiến bạn khó nói hoặc thậm chí là thở.
Nấc có thể là hậu quả của tổn thương hoặc kích thích thần kinh
Theo Mayo Clinic, một nguyên nhân gây ra nấc kéo dài là tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh phế vị hoặc dây thần kinh hoành, chi phối cơ hoành. Nhiều yếu tố có thể góp phần làm cho các dây thần kinh này bị tổn thương hoặc bị kích thích. Ví dụ, đó có thể là một sợi tóc hoặc vật gì khác trong tai chạm vào màng nhĩ, khối u, u nang hoặc bướu cổ ở cổ, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do viêm họng hoặc viêm thanh quản.
Nấc có thể do rối loạn hệ thần kinh trung ương
Ngoài ra, một khối u hoặc nhiễm trùng ở hệ thống thần kinh trung ương hoặc tổn thương hệ thống thần kinh trung ương do chấn thương cũng có thể gây rối loạn và gây nấc mãn tính. Mayo Clinic đưa ra những ví dụ bao gồm viêm não, viêm màng não, đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc khối u.
Nấc có thể do rối loạn chuyển hóa và thuốc
Nấc kéo dài cũng có thể do rối loạn chuyển hóa và một số loại thuốc hoặc rượu. Nghiện rượu, thuốc gây mê, thuốc an thần, đái tháo đường, mất cân bằng điện giải, bệnh thận, steroid và thuốc an thần đều có thể là thủ phạm.
Đã có người bị nấc như một triệu chứng của Covid-19
Một báo cáo ca bệnh gần đây được công bố trên American Journal of Emergency Medicine cho thấy nấc dai dẳng thực sự có thể là một triệu chứng của Covid-19. Tuy nhiên, điều này đã được báo cáo từ tháng 8 và kể từ đó chưa có thêm trường hợp nấc do Covid-19 nào được báo cáo.
Làm gì nếu bạn bị nấc mãn tính
Nếu nấc kéo dài hơn vài ngày hoặc tiếp tục tái phát, Thư viện Y học Quốc gia Mỹ khuyên bạn nên tìm sự chăm sóc y tế. Nếu có bệnh lý gây ra nấc, điều trị bệnh lý đó có thể hữu ích. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm thuốc, phẫu thuật và các thủ thuật khác.
Cứ giữ mãi 5 thói quen này thì chẳng mấy mà bạn mắc bệnh ung thư
Không muốn bị ung thư nàng hãy thay đổi ngay những thói quen dưới đây.
1. Ăn quá nhanh
Trong cuộc sống hối hả hiện nay, mọi thứ đều phải nhanh chóng và ăn uống cũng vậy. Thông thường, ăn uống chỉ để đáp ứng nhu cầu thể chất. Một số người thậm chí có thể nghĩ rằng ăn uống là lãng phí thời gian. Ăn nhanh đã trở thành thói quen của nhiều người. trước mắt cách ăn này không thay đổi gì nhưng nếu ăn như vậy lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm mãn tính.
Nhai thức ăn không kỹ có thể gây ra những tổn thương nhất định cho niêm mạc đường tiêu hóa.
Ăn nhanh sẽ gây kích ứng đến đường tiêu hóa, tim mạch và thực quản, gây tổn thương cho đường tiêu hóa, thậm chí là gây ung thư.
2. Ăn đồ nóng
Nhiều người cho rằng nên ăn thức ăn khi còn nóng. Tuy nhiên, đồ ăn nóng có thể làm bỏng và ăn mòn niêm mạc thực quản, có thể dẫn đến ung thư.
Cách ăn uống khoa học nhất là không ăn món ăn quá nóng cũng không quá lạnh.
3. Ăn quá nhiều
Ăn nhiều thức ăn một lúc sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho dạ dày. Ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa, đường ruột không thể hoạt động bình thường từ đó sinh ra nhiều bệnh khác nhau trong đó có ung thư.
4. Uống rượu quá nhiều
Từ lâu, rượu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nhưng uống rượu quá nhiều có thể gây tổn hại lớn đến các mô và tế bào khác nhau của cơ thể, sau đó gây hại cho toàn bộ cơ thể, và tăng nguy cơ cao mắc ung thư.
5. Ăn thức ăn ôi thiu, hỏng
Thực phẩm sẽ bị biến chất sau một thời gian. Đặc biệt, aflatoxin hình thành trong ngô, lạc và các loại ngũ cốc được công nhận là chất gây ung thư mạnh nhất. Nếu ăn thì khả năng cao bạn sẽ bị ung thư.
Cẩn thận "ăn nhầm" tế bào ung thư: 5 thói quen ăn uống cần thay đổi ngay lập tức để không rước họa vào thân Ăn uống điều độ có thể mang lại một cơ thể khỏe mạnh, ngược lại, 5 thói quen ăn uống xấu này chẳng khác nào bạn đang "ăn tế bào ung thư". Con người phải ăn hàng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và duy trì các hoạt động bình thường. Ăn uống điều độ có thể...