Dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối
Khi cơ thể tích trữ quá nhiều muối sẽ khiến hàm lượng natri trong máu tăng cao, từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau. Do đó, hãy nắm rõ những triệu chứng báo hiệu tình trạng dư thừa muối trong cơ thể sau đây để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn ngay từ bây giờ bạn nhé!
Tiêu thụ quá nhiều muối, thận sẽ không thể đào thải hết độc tố ra ngoài, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể – Ảnh: Internet
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối:
Sưng
Nếu ngón chân của bạn cảm thấy hơi căng, bàn chân bị sưng hoặc đôi mắt của bạn sưng húp vào buổi sáng, có thể bạn đang ăn quá nhiều muối. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bạn bắt đầu giữ nước do lượng muối cao, gọi là phù nề và nên được điều trị bằng chế độ ăn rất hạn chế muối.
Đau nhức xương
Chính lượng muối dư thừa trong cơ thể là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xương. Bởi khi bạn tiêu thụ quá nhiều muối, thận sẽ không thể đào thải hết độc tố ra ngoài, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể. Việc thiếu canxi trầm trọng sẽ làm xương dần bị yếu đi, kéo theo tình trạng răng miệng cũng phải chịu ảnh hưởng và gây ra chứng loãng xương về sau.
Khát
Natri được tìm thấy trong muối giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể bạn. Khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn để giúp làm sạch hệ thống, giữ cho cơ bắp và các cơ quan khác có thể hoạt động tốt. Uống nước là cách tốt nhất để mọi thứ trở lại bình thường.
Hãy nhớ rằng không uống đủ nước có thể khiến cơ thể bạn hút chất lỏng ra khỏi tế bào và điều này làm bạn mất nước.
Video đang HOT
Thay đổi màu sắc nước tiểu
Sự tích tụ natri trong cơ thể của bạn gây ra những thay đổi nghiêm trọng trong đi tiểu có thể xảy ra vì hai lý do:
- Tiêu thụ nhiều muối làm cho thận của bạn làm việc thêm giờ để loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến bệnh thận, đi tiểu thường xuyên hơn với sỏi xuất hiện trong suốt hoặc hoàn toàn rõ ràng.
- Quá nhiều natri trong cơ thể thường dẫn đến mất nước. Khi có sự mất nước đáng kể trong cơ thể, lượng nước tiểu của bạn giảm và chuyển sang màu vàng đậm.
Chuột rút các cơ bắp
Duy trì cân bằng natri-kali là rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn vì các nguyên tố hóa học này chịu trách nhiệm co cơ. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn mặn, dư thừa lượng muối có thể khiến bạn bị chuột rút và đau thắt ở cơ bắp.
Đau đầu dai dẳng
Tiêu thụ natri dư thừa làm tăng khối lượng máu của bạn để nó chiếm nhiều không gian hơn trong mạch máu của bạn. Sự giãn nở của các mạch máu này gây ra huyết áp cao (tăng huyết áp) và kết quả là, có thể gây đau đầu nghiêm trọng.
Cách giảm bớt lượng muối trong cơ thể
- Tự chuẩn bị các bữa ăn trong ngày, nhờ đó sẽ dễ kiểm soát lượng gia vị cho vào trong mỗi bữa.
- Tránh xa các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh…
- Bổ sung nhiều rau và các món luộc, hấp… trong mỗi bữa ăn.
- Kiểm tra nhãn dán trên loại thực phẩm chọn mua để đảm bảo thứ bạn mua có tỷ lệ natri dưới 5%.
Quỳnh Anh (t/h)
Theo motthegioi
Dấu hiệu cảnh báo thận hoạt động không hiệu quả
Hơi thở hôi, có vị kim loại, mắt sưng, da ngứa hay nước tiểu thay đổi là những bất thường dễ nhận biết cảnh báo thận của bạn đang hoạt động kém hiệu quả.
Bất thường ở nước tiểu: Thận có trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải qua nó. Những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc của nước tiểu có thể là dấu hiệu thận không khỏe. Các thay đổi phổ biến bao gồm tăng nhu cầu đi tiểu (nhiều hơn 10 lần), nhất là vào ban đêm. Thứ hai là có máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu, nhưng nếu bộ lọc bị hư hỏng, các tế bào máu có thể ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài ra, nước tiểu có bọt cũng là dấu hiệu nguy hiểm.
Huyết áp cao: Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau. Thận có các nephron nhỏ lọc chất thải và thêm chất lỏng từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây suy thận.
Mắt sưng húp: Dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống lọc thận bị tổn thương là sự "thâm nhập" của protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến bọng quanh vùng mắt. Khi đó, thận rò rỉ một lượng protein lớn vào nước tiểu thay vì giữ lại chúng và phân phối khắp cơ thể.
Đau lưng: Suy thận có thể dẫn đến đau lưng, thường nằm sâu và ngay bên dưới lồng sườn. Bạn có thể cảm nhận cơn đau ở phía trước vùng háng hoặc hông. Đau lưng và chân cũng có thể do u nang thận, đây là những túi chứa đầy dịch lớn được hình thành trên thận, kết quả của bệnh thận đa nang. Ngoài đau lưng, suy thận có thể kèm theo cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, thân nhiệt cao và đi tiểu thường xuyên.
Sưng mắt cá chân, bàn tay và bàn chân: Thận hoạt động không đúng cách sẽ không thể loại bỏ bất kỳ chất lỏng dư thừa nào ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến việc tích tụ natri, gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và tay. Sưng ở phần dưới cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim, gan hoặc các vấn đề về tĩnh mạch chân.
Khó thở: Những người bị bệnh thận thường cảm thấy khó thở do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chất lỏng dư thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động không đúng. Thứ hai là thiếu máu làm mất đi lượng oxy trong cơ thể, kết quả gây khó thở.
Hơi thở hôi và có vị kim loại: Khi chất thải tích tụ trong máu, nó làm thay đổi khẩu vị của thức ăn và để lại vị kim loại trong miệng. Hơi thở hôi là dấu hiệu của việc có quá nhiều chất độc và ô nhiễm trong máu. Ngoài ra, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến sụt cân không lành mạnh.
Da bị khô và ngứa: Thận khỏe mạnh có trách nhiệm loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp. Da ngứa và khô báo hiệu sự thất bại của thận trong việc duy trì sự cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng hợp lý. Điều đó có thể dẫn đến bệnh xương và thận.
Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược: Thận hoạt động đúng cách sẽ chuyển đổi vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và tạo ra hormone Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng huyết cầu. Khi thận bị tổn thương, chúng tạo ra ít EPO hơn. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu khiến cơ bắp và não bộ bị mệt mỏi nhanh chóng.
Khó ngủ: Khi thận hoạt động kém, nó có nghĩa là độc tố không thể thoát ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và vẫn còn trong máu. Độc tố càng tăng càng khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do bạn ngủ ít hơn, dẫn đến tăng khả năng suy giảm chức năng thận. Những người mắc bệnh thận mạn tính thường gặp chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy liên tục.
Phương Mai
Ảnh: Bright Side
Theo Zing
Cảnh báo nguy cơ tổn thương chân đối với người bị tiểu đường Cụ bà Mỹ bị nhiễm trùng nặng ở chân vì kim khâu đâm xuyên vào ngón chân. Tuy nhiên, bà lại không hay biết gì. Bà bị tiểu đường và căn bệnh đã khiến bà không cảm nhận được cơn đau của những vết thương nhỏ ở chân. Ảnh chụp X-quang cho thấy kim khâu nằm trong chân cụ bà người Mỹ -...