Dấu hiệu cảnh báo bệnh thể hiện trên bộ râu quý ông
Râu mỏng thưa có thể bạn bị thiếu dinh dưỡng, râu quá dày là dấu hiệu nhạy cảm với testosterone, bị rụng râu cảnh báo rối loạn miễn dịch.
Bộ râu không chỉ biểu lộ nét nam tính mà còn là một đầu mối sức khỏe quan trọng cảnh báo bệnh, theo bác sĩ da liễu Joel Schlessinger và Paul Salter, biên tập viên dinh dưỡng tại bodybuilding.com.
Ảnh: Theo Men’s Health
Reader’s Digest chỉ ra 6 dấu hiệu cần lưu ý trên bộ râu của quý ông.
Râu rụng thành từng mảng nhỏ, tròn
Râu rụng là dấu hiệu của chứng rụng tóc, một dạng rối loạn miễn dịch phổ biến, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ da liễu người Mỹ Joel Schlessinger.
Tình trạng này không lây nhiễm hay gây nguy hiểm nhưng có thể làm da bị kích ứng, nóng rát và viêm. Rụng râu kèm theo rụng tóc khiến cơ thể mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân, ảnh hưởng đến tâm trạng và tiêu hóa. Khi ấy hãy đến bác sĩ khám vì có thể bạn đang bị rối loạn tuyến giáp, lupus hoặc tiểu đường.
Tiến sĩ Schlessinger nói rằng thuốc minoxidil (Rogaine) đã được chứng minh là có tác dụng điều trị chứng rụng tóc nhưng chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trên mặt. Do đó, bạn nên được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi bắt đầu điều trị.
Video đang HOT
Râu mỏng và thưa
Có nhiều nguyên nhân khiến râu bị mỏng và thưa. Một trong nguyên nhân là thiếu hụt dinh dưỡng. “Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến tình trạng rụng và phát triển của lông, tóc. Cơ thể không đủ dinh dưỡng thì sức khỏe của lông, tóc không thể tốt nhất”, bác sĩ Paul Salter cho biết.
Nên bổ sung protein từ trứng, thịt bò nạc, thịt gà, ức gà tây, sữa chua, các vitamin E và C, kẽm, biotin và axit béo, để đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
“Dị ứng, thiếu máu cũng gây rụng lông, tóc”, Salter cảnh báo. Tình trạng này kéo dài kèm một số triệu chứng tiêu cực khác, cẩn trọng bởi bạn có thể mắc những bệnh nghiêm trọng khác. Trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để có hướng điều trị phù hợp.
Râu dày
Cách cơ thể phản ứng với hormone nam testosterone tác động đến sự phát triển của râu trên mặt. Trên thực tế, râu mọc dày không phải lúc nào cũng tốt. Trong một số trường hợp, mọc quá nhiều râu là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang nhạy cảm với testosterone. Đây là hormone khiến những sợi lông mềm trên mặt các bé trai thành râu cứng, dài, khi bắt đầu dậy thì.
Râu khô
Làm sạch râu quá mức khiến nó bị khô và giòn. Nên sử dụng nước tẩy rửa nhẹ và dưỡng ẩm râu mỗi ngày.
Bác sĩ Schlessinger khuyên dùng loại dầu gội nhẹ để làm sạch da đầu và mặt một đến ba lần mỗi tuần để giảm gàu, bớt ngứa, ngừa viêm da hoặc viêm nang lông.
Những chàng trai chưa bao giờ mọc râu do di truyền sẽ không có hại cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy những người di truyền không râu ít có nguy cơ rụng tóc hơn những người có bộ râu rậm rạp.
Tuy nhiên, nam giới nếu chưa từng mọc râu trên khuôn mặt nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có bất thường sức khỏe hay không, ngoài yếu tố di truyền.
Thùy An
Theo VNE
Trẻ bị tật từ... smartphone?
Bé trai có hiện tượng giật vùng mắt, cơ hàm, phụ huynh nghi ngờ hội chứng TIC nhưng bác sĩ đưa ra nhiều nhóm nguyên nhân.
Ảnh minh họa
Bạn đọc H.C. (hachuye...@gmail.com) hỏi: Con tôi có biểu hiện hay nháy mắt, giật cơ hàm. Tôi tìm hiểu qua mạng, nghi ngờ bé mắc hội chứng TIC. Tôi mong được tư vấn thêm. Tôi nên cho bé đi khám ở bệnh viện, chuyên khoa nào?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Điều đầu tiên bạn cần làm là quan sát và nhớ lại tình trạng máy giật vùng mắt, cơ hàm xảy ra có thường xuyên hay không, lâu chưa? Ngoài ra, cháu có thường xuyên chơi game hay sử dụng smartphone, máy tính bảng... quá thường xuyên hay không?
Nếu cháu thường xuyên chơi game và tình trạng máy giật mắt, cơ hàm mới xảy ra thời gian gần đây, có thể do dạo này cháu chơi game nhiều, dẫn đến hiện tượng căng mắt, mỏi cơ, sinh ra máy giật. Trong trường hợp này, tình trạng máy, giật sẽ tự khỏi khi bạn giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của trẻ.
Nên khéo léo giúp trẻ rời xa chiếc smartphone hay máy tính bảng. Nếu cháu đã thuộc dạng "nghiện", mỗi ngày chơi nhiều giờ, khóc la, tỏ ra hung bạo khi bị lấy mất thiết bị, thì nên giảm từ từ. Trẻ chưa nghiện thì chỉ cần vài ngày là từ bỏ được chiếc smartphone nếu bạn làm đúng cách, trẻ nghiện thiết bị công nghệ rồi thì có thể mất nhiều tuần: ví dụ trước đây mỗi ngày chơi 2 giờ, cố giảm dần trong 1 ngày xuống còn 1 giờ, tuần sau giảm nhiều hơn nữa. Không cần "cai smartphone" hoàn toàn nhưng ở tuổi con bạn, hạn chế càng nhiều càng tốt.
Để làm được điều này, bạn phải cho bé các phương án thay thế món đồ chơi công nghệ: đó có thể là đồ chơi bình thường, đồ chơi phát triển trí tuệ, hoặc hay hơn là một môn thể thao, giờ chơi ngoài trời.
Trong trường hợp nói trên, thông thường sau một thời gian tình trạng máy giật mắt, cơ hàm sẽ từ từ giảm và hết.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: động kinh, tật khúc xạ, vấn đề tâm lý, thiếu dinh dưỡng. Trẻ động kinh và bị tật khúc xạ thì tất nhiên cần được đưa đến bác sĩ khám sớm. Còn nguyên nhân tâm lý ở đây thường là trẻ có người bạn nào đó có tật máy giật mắt này, trẻ bắt chước theo, bạn nên tìm hiểu và nhắc nhở trẻ. Thiếu dinh dưỡng thường là thiếu các yếu tố vi lượng như canxi, ma-giê, bạn nên xem lại chế độ ăn uống của bé.
Trong các trường hợp chơi game nhiều, bắt chước bạn, thiếu vi chất, bạn có thể thử tự điều chỉnh và xem tình trạng máy, giật có giảm đi và dần khỏi không. Nếu thấy mình đã điều chỉnh rồi mà tình trạng máy, giật không thuyên giảm, kéo dài hoặc nặng thêm, bạn nên đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám. Tùy vào kết quả kiểm tra ban đầu, các bác sĩ sẽ xác định xem bé bị bệnh gì, do nguyên nhân gì để có hướng điều trị phù hợp.
Anh Thư
Theo Người lao động
Cô gái trẻ bị loãng xương do biếng ăn Lizzie Porter 27 tuổi, bị thiếu canxi và vitamin D do tình trạng chán ăn, dẫn đến chứng loãng xương sống và xương hông. Theo BBC, Lizzie Porter mắc chứng chán ăn từ năm 12 tuổi. Các vấn đề về xương xuất hiện 8 năm sau, khi cô gái đi bộ dạo quanh khu phố. Chỉ đi được một đoạn ngắn Lizzie đã...