Dấu hiệu cảnh báo bệnh mất trí nhớ
Nhiều người thường lẫn lộn giữa bệnh mất trí nhớ với chứng mất trí hay chứng tâm thần phân liệt. Vậy có gì khác nhau giữa 2 căn bệnh này?
Theo các chuyên gia, mất trí nhớ là một căn bệnh, trong khi chứng mất trí là hậu quả của sự mất phương hướng. Chứng mất trí không phải là nguyên nhân chính gây nên bệnh mất trí nhớ.
Có một vài thay đổi về trí nhớ được xem là bình thường ở những người già, tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến những vấn đề về trí nhớ của người thân, nếu điều đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của họ. Theo các chuyên gia, những dấu hiệu cảnh báo sớm và phổ biến của bệnh mất trí nhớ hoặc các chứng mất trí khác bao gồm:
Mất trí nhớ trong thời gian ngắn: Thông thường, việc quên các chuyện cũ không là vấn đề, thậm chí cả những cuộc đối thoại mới diễn ra. Nhưng với người bị chứng mất trí nhớ, họ thường quên các sự việc quan trọng một cách thường xuyên.
Lặp lại: Họ có thể lặp lại 1 câu chuyện, đôi khi từng từ, từng chữ nhiều lần hoặc thường xuyên hỏi những câu hỏi tương tự, bất kể chúng đã được trả lời.
Vấn đề về ngôn ngữ: Người mất trí nhớ có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhớ ngay cả với các từ ngữ căn bản. Cách nói chuyện của họ cũng thường trở nên méo mó, đồng thời rất khó để bạn hiểu được điều họ muốn nói.
Họ có thể lặp lại 1 câu chuyện, đôi khi từng từ, từng chữ nhiều lần hoặc thường xuyên hỏi những câu hỏi tương tự, bất kể chúng đã được trả lời.
Video đang HOT
Thay đổi tính cách: Họ thường sống trong tâm trạng đầy cảm xúc – đau khổ, giận dữ – mà không rõ vì lý do cụ thể; trở nên lãnh đạm hoặc không tham gia những việc mà họ yêu thích trước đây; nghi ngờ một cách không bình thường các thành viên trong gia đình hoặc tin tưởng một cách thái quá những người khác.
Mất phương hướng và nhầm lẫn: Họ có thể đi lạc ngay ở những nơi bản thân biết rất rõ, ngay cả khu vực xung quanh nơi ở. Họ cũng có thể gặp một số vấn đề khó khăn khi làm các công việc quen thuộc và căn bản hàng ngày, như nấu ăn hoặc cạo râu…
Thiếu vệ sinh: Đôi khi đó là dấu hiệu hiển nhiên nhất của bệnh mất trí nhớ. Bạn cần lưu ý đối với những người trước đây thường ăn mặc rất lịch sự, sạch sẽ, bỗng dưng nay lại bắt đầu ăn mặc dơ dáy và không chịu tắm rửa.
Hành động kỳ quặc: Tất cả chúng ta đều có thể để chìa khóa không đúng nơi, đúng chỗ nhiều lần. Nhưng những người bị bệnh mất trí nhớ và những người bị chứng mất trí khác thường có khuynh hướng để đồ vật ở những nơi kỳ quặc và hoàn toàn không thích hợp. Ví dụ, họ có thể để bàn chải đánh răng trong tủ lạnh hoặc để sữa ở bồn rửa chén…
Trong trường hợp người thân của bạn có bất cứ những dấu hiệu cảnh báo về bệnh mất trí nhớ trên, đừng hoảng hốt. Việc một người có những biểu hiện trên không có nghĩa là đã bị bệnh mất trí nhớ. Nhưng điều cần thiết là hãy lên kế hoạch đưa họ đến khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp.
(Theo Phụ nữ online)
5 thực phẩm không được "bỏ đói" khi ăn kiêng
Thực hiện một chế độ ăn uống để trở nên mảnh mai không có nghĩa là cho phép bỏ đói bản thân.
Hãy nhớ rằng, bạn vẫn phải đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong chương trình giảm cân của mình.
Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn kiêng cũng không được bừa bãi. Nếu bạn muốn có một cơ thể mảnh mai mà không làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, những nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thì hãy cố gắng chọn lọc hơn khi lựa chọn các loại thực phẩm.
Để không mắc sai lầm khi chọn thực phẩm khi thực hiện chế độ ăn kiêng, bạn nên đưa các loại thực phẩm sau đây vào danh sách thực phẩm của bạn, như trích dẫn của tờ Times of India.
Rau
Nếu không tiêu thụ rau, các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo chế độ ăn kiêng thành công không được đáp ứng. Đừng quên đưa thực đơn một danh sách phong phú các loại rau như rau bina, đậu, rau diếp, hoặc bông cải xanh lên bàn ăn của bạn. Rau quả giàu chất xơ, vitamin C và K, và acid folic. Ngoài ra, nó cung cấp bốn khoáng chất quan trọng, ví dụ như canxi, magiê, sắt, và kali, những khoáng chất này vẫn rất cần thiết khi bạn đang ăn kiêng.
Lúa mì
Lúa mì giàu chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin rất cần thiết cho cơ thể
Lúa mì giàu chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin. Chuyên gia dinh dưỡng Honey Shah, luôn luôn tư vấn cho bệnh nhân ăn bánh mì, lúa mì và gạo lứt. Vì vậy, thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và quan trọng này không gây hại cho trọng lượng cơ thể. Bạn có thể bắt đầu một ngày với một lát bánh ngũ cốc hay lúa mì nguyên hạt hoặc bánh mì đen nướng.
Các loại đậu, đỗ, lạc
Thêm đậu trong chế độ ăn là một quyết định đúng đắn. Đỗ đem lại nguồn magiê, chất đạm và vitamin B và E. Nên nhớ, các loại hạt là rất hữu ích để chống lại bệnh tim và ung thư.
Quả hạch cũng là một loại đậu, đỗ có nhiều calo chất béo, nhưng các loại chất béo lại cho bạn có một trái tim khỏe mạnh.
Bạn cũng có thể ăn các loại hạt như là một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều. Nếu bạn tiêu thụ mỗi tuần ly hoặc 15- 20 hạt hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó cũng rất tốt.
Sữa chua
Sữa chua có một lượng vi khuẩn lành mạnh, có thể chống lại bệnh tật
Sữa chua ít chất béo là nguồn cung cấp vitamin, protein và canxi. Sữa chua có một lượng vi khuẩn lành mạnh, có thể chống lại bệnh tật. "Ba đến bốn ly một tuần là rất tốt cho chế độ ăn kiêng của bạn. Nhưng hãy chắc chắn bạn không thêm đường. Nếu cần thiết bạn có thể thêm trái cây như dâu tây, chuối và đu đủ," chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Pinky cho biết.
Quả berry (các loại quả mọng)
Lý do các loại quả berry được đưa vào các chế độ ăn uống khỏe mạnh là vì nó chứa nhiều chất xơ và cũng giúp giảm trọng lượng. Quả berry có nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ sức khỏe hơn so với hầu hết các thực phẩm khác. Chất chống oxy hóa không chỉ bị giúp bạn thoát khỏi đau ốm, mà còn giúp ngăn ngừa khả năng mất trí nhớ. Bạn có thể tiêu thụ ba bát đầy trái cây mọng mỗi tuần. Quả berry có thể được tiêu thụ trong điều kiện tươi hoặc đông lạnh.
(Theo Bee.net.vn)
Cảnh báo bệnh đãng trí khi còn trẻ Nhiều người hãy còn rất trẻ, đủ ăn đủ mặc, bề ngoài nom khỏe mạnh nhưng lại đãng trí hơn người cao tuổi, thậm chí còn bị giảm luôn khả năng suy luận. Nhiều người hiện nay đang là nạn nhân của tình trạng dưới đây: - Quên ngay chuyện vừa mới nghe cho dù trước đó cố tình lắng nghe! - Không...