Dấu hiệu cần chú ý sau khi trẻ uống vitamin A liều cao
Đầu tháng 12 hàng năm là đợt bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ nhỏ (đợt 1 diễn ra vào tháng 6). Nếu thiếu loại vi chất này, trẻ có thể chậm lớn, dễ mắc bệnh nhiễm trùng, nặng hơn có thể gây khô mắt, quáng gà.
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), vitamin A có ý nghĩa quan trọng và lâu dài cho miễn dịch của trẻ nhỏ.
Đây là một vi chất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là từ 6 đến 36 tháng tuổi. Thiếu vitamin A sẽ làm cho trẻ chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nặng hơn sẽ gây khô mắt, quáng gà.
Tuy nhiên, một số trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn; dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy,… Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống vitamin A từ 6-24 giờ.
Một số phụ huynh căng thẳng hơn khi thấy thóp của trẻ căng phồng kèm nôn, dễ nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm, viêm não hoặc màng não nên vội vàng đưa con đến viện cấp cứu.
Bác sĩ Vũ cho biết cách tốt nhất khi trẻ có các dấu hiệu trên là đưa đến bệnh viện kiểm tra, giúp loại trừ các biến chứng ngộ độc, xác định các bệnh lý đi kèm gây nặng.
Video đang HOT
Trường hợp trẻ có dấu hiệu ngộ độc nhẹ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, dinh dưỡng đủ chất và bổ sung vitamin C vài ngày, tình hình sẽ bớt dần và hết sau 5-7 ngày.
Theo bác sĩ Vũ, các tác dụng phụ khi trẻ uống vitamin A liều cao là ít so với lợi ích lâu dài cho miễn dịch trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh hãy an tâm đưa con đi uống vitamin A theo lịch và theo dõi sát trẻ sau đó.
Theo Bộ Y tế, trẻ từ 6-36 tháng cần được uống vitamin A liều cao bổ sung 2 lần/năm (đợt 1 vào ngày 1 và 2/6, đợt 2 vào ngày 1 và 2/12 hằng năm) tại trạm y tế phường/xã. Đây là môt trong những giải pháp phòng thiếu vitamin A ở trẻ. Các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, vì đây là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, bữa ăn của trẻ cần có đủ dầu hoặc mỡ để giúp hấp thu tốt vitamin A. Một số loại rau, quả có nhiều tiền chất vitamin A có thể bổ sung trong bữa ăn của trẻ như rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà rốt, bí đỏ, rau dền, đu đủ chín, cà chua, gấc…); các loại rau màu xanh sẫm.
'Nợ miễn dịch' khiến gia tăng số trẻ mắc bệnh sau COVID-19
Thời gian gần đây, số bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Theo các chuyên gia, hậu COVID-19 khiến nhiều trẻ "nợ miễn dịch" và có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em.
Bệnh nhi chờ khám tại Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: D.LIỄU
Tại Hội thảo "Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh đưỡng" ở Đại học Y Hà Nội tổ chức từ ngày 14 đến 15-11, các chuyên gia nhận định hậu COVID-19 khiến nhiều trẻ "nợ miễn dịch", gây nên tình trạng bệnh nhi gia tăng.
Bệnh nhi gia tăng do "nợ miễn dịch"
Trong thời gian vừa qua, ghi nhận trẻ nhập viện do mắc adenovirus, cúm A, cúm B... gia tăng đáng báo động. Bệnh viện Nhi trung ương ghi nhận hơn 3.130 ca mắc adenovirus từ đầu năm đến nay, trong đó có 9 ca trẻ tử vong, bao gồm bệnh nhi không có tiền sử bệnh nền.
Hay mới đây, hơn 700 trẻ tại một huyện ở tỉnh Bắc Kạn phải nghỉ học do mắc cúm B. Điều đáng nói là hiện nhiều dịch bệnh đã diễn biến trở nên phức tạp, không tuân theo mùa, ghi nhận nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài.
Điều này được lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do "nợ miễn dịch" sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 trước đó.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy - chủ nhiệm bộ môn nhi, Trường đại học Y Hà Nội - cho biết, nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và vi rút một cách thường xuyên.
Cụ thể ở trẻ em, miễn dịch tự nhiên được hình thành sau khi tiếp xúc với vi rút và vi khuẩn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc xây dựng khả năng miễn dịch qua tiếp xúc thông thường này bị hạn chế, thậm chí là dừng lại khi COVID-19 bùng phát. Điều này dẫn đến hầu hết các trẻ gặp phải tình trạng nợ miễn dịch hoặc thiếu kích thích miễn dịch do tiếp xúc giảm sút.
Bác sĩ Thúy cho rằng dù mắc COVID-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm COVID-19 còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên.
"Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm làm tăng các phản ứng viêm quá mức. Đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ", bác sĩ Thúy nhấn mạnh.
Suy giảm miễn dịch do COVID-19 còn gây khó khăn trong đào thải vi rút và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm COVID-19, trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15,5%. Như vậy, dù không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm COVID-19, vi rút này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.
Bảo vệ trẻ như thế nào?
Theo bác sĩ Thúy, trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng đóng vai trò "chìa khóa" quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Bác sĩ Thúy thông tin thêm các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
"Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 - 2020 tỉ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại", bác sĩ Thúy chỉ rõ.
Bà Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cho biết việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là biện pháp quan trọng để nâng cao hệ miễn dịch.
"Cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua bữa ăn hằng ngày, đa dạng món ăn và các nhóm chất theo tháp dinh dưỡng. Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến vận động cho trẻ, cho trẻ chơi những môn thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe", bà Lâm nói.
Mùa mưa bão, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, trong đó hay gặp nhất là bệnh đau mắt đỏ. Vậy làm thế nào để phòng bệnh đau mắt đỏ mùa mưa bão là vô cùng quan...