Dấu hiệu Bitcoin tiếp tục ‘ngủ đông’
Giá Bitcoin nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục ảm đạm cho đến cuối năm 2024, đầu năm 2025 nếu thị trường không có dấu hiệu chuyển biến lớn.
Trả lời phỏng vấn của CNBC, ông Du Jun, Đồng sáng lập của sàn giao dịch Huobi, cho biết dấu hiệu tăng giá Bitcoin luôn đi liền với 1 quá trình được gọi là giảm một nửa hay chia đôi phần thưởng (halving). Do đó, Bitcoin nhiều khả năng sẽ không chứng kiến một đợt tăng giá mạnh mẽ cho đến cuối năm 2024, đầu năm 2025 nếu không có diễn biến gì đáng kể.
Chia đôi phần thưởng (halving) là quá trình giảm một nửa phần thưởng khai thác của các thợ đào khi họ khai thác được một khối (block) Bitcoin mới. Do đó, tác dụng chính của halving là nhằm đảo đảm quá trình khai thác Bitcoin được diễn ra ở một tốc độ phù hợp. Ngoài ra, nó cũng giúp kiểm soát tình trạng trượt giá của đồng tiền mã hóa này.
Quá trình halving có liên kết chặt chẽ với sự tăng giá Bitcoin
Hiện tại, quá trình halving thường xảy ra theo chu kỳ 4 năm/lần. Lần giảm một nửa cuối cùng diễn ra vào tháng 5/2020. Ngay sau đó, vào tháng 11/2021, Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục, khoảng trên 68.000 USD. Ngoài ra, điều tương tự cũng xảy ra khi một đợt halving diễn ra vào năm 2016 và khiến giá Bitcoin tăng cao kỷ lục đúng 1 năm sau đó.
Video đang HOT
Sau cả hai mức đỉnh đó, Bitcoin đã có đà sụt giảm liên tiếp. Hiện tại, Bitcoin giảm gần 40% so với mức cao kỷ lục kể từ tháng 11, và vẫn tiếp tục trên đà giảm sau ít ngày hồi phục ngắn ngủi.
“Nếu vòng tròn này tiếp tục, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của thị trường gấu (thị trường giảm giá liên tiếp). Theo chu kỳ này, phải đến cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, chúng ta mới có thể chào đón một đợt tăng giá mạnh mẽ tiếp theo”, Du Jun nói với CNBC.
Ngoài ra, ông Jun cũng nhận định Bitcoin cũng rất khó để đoán định trong bối cảnh tình hình chính trị đang diễn ra phức tạp.
“Thực sự rất khó để dự đoán chính xác vì có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường. Chẳng hạn như vấn đề địa chính trị hay dịch bệnh Covid-19 cũng có tác động rất lớn đến diễn biến giá”, ông Jun cho biết thêm.
Sự sụt giảm liên tiếp gần đây của thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là Bitcoin, đã khiến giới đầu tư lo lắng “mùa đông tiền số” sắp xảy ra. Hiện tại, thị trường vẫn chưa tạo ra cú hích đủ lớn để vượt qua giai đoạn khó khăn và chu kỳ giảm giá nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn trong năm nay.
Bitcoin đang rất dễ bị thao túng
Theo một nghiên cứu gần đây, những "cá voi" kiểm soát 27% lượng Bitcoin đang lưu hành. Điều này khiến họ có thể dễ dàng thu lợi và thao túng thị trường.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) chỉ ra rằng 10.000 ví tiền mã hóa lớn nhất đang nắm giữ 5 triệu Bitcoin, với giá trị khoảng 232 tỷ USD. Con số này tương đương chưa đến 0,01% trong khoảng 114 triệu ví trên toàn cầu đã cất giữ 27% số Bitcoin đang lưu hành.
Nghiên cứu này do các giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan và Trường Kinh tế London thực hiện. Nhóm tác giả cho rằng BTC là một hệ thống tập trung cao do chúng đang nằm ở một số ít địa chỉ. Điều này vô tình khiến BTC dễ bị rủi ro hệ thống hơn.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ việc đồng tiền tăng giá cũng chỉ về tay một nhóm nhỏ các nhà đầu tư và tổ chức lớn.
Phần lớn số Bitcoin vẫn nằm trong ví của các cá voi.
"Mặc dù đã tồn tại được 14 năm và sự phổ biến của nó ngày càng rộng rãi, nhưng đây vẫn là một hệ sinh thái rất tập trung", giáo sư Schoar tại Trường Quản lý MIT Sloan nhận định về Bitcoin.
Nếu so sánh với mức phân bổ giàu nghèo tại Mỹ, Bitcoin thậm chí còn có mức độ tập trung cao hơn. Theo số liệu của Fed, 1% số hộ gia đình tại Mỹ nắm giữ khoảng 1/3 toàn bộ tài sản của quốc gia này.
Theo Wall Street Journal, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích toàn bộ giao dịch trong lịch sử Bitcoin. Dù chủ các ví tiền mã hóa không thể định danh chính xác, dòng tiền vào, ra của các ví này đều được lưu lại trên chuỗi khối. Từ đó, những nhà phân tích có thể dự đoán liệu một ví thuộc về cá nhân hay tổ chức tài chính, sàn giao dịch lớn.
Vào năm 2008, Bitcoin lần đầu được người lấy biệt danh Satoshi Nakamoto giới thiệu. Trên lý thuyết, bất kỳ ai có kiến thức về công nghệ thông tin đều có thể dễ dàng khai thác Bitcoin bằng một bộ máy tính.
Tuy nhiên, việc khai thác đã trở nên đắt đỏ đến mức chỉ các công ty quy mô lớn mới đủ khả năng "đúc" Bitcoin mới cho mạng lưới bằng cách xác minh các giao dịch trên blockchain. Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, các giao dịch Bitcoin chủ yếu vẫn diễn ra thông qua các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase, Huobi...
Do đó, nghiên cứu cho thấy khối tài sản của các sàn giao dịch tiền mã hóa và thợ đào BTC đã tăng vọt trong 2 năm qua, khi giá của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới tăng từ 5.000 USD vào tháng 3/2020 lên gần 69.000 USD vào tháng 11 năm nay.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết khoảng 90% các giao dịch Bitcoin bắt nguồn từ 2 hoạt động không có chức năng kinh tế thực. Nó chỉ đơn thuần là cách mạng lưới xử lý các giao dịch và một cá nhân nào đó chuyển số BTC sang các ví khác nhau nhằm tránh lộ danh tính.
Chỉ số ít giao dịch còn lại mới có mục đích thực tế, nơi những sàn giao dịch và các nhóm đầu tư chuyên nghiệp chiếm tới 75% tổng khối lượng.
90% lượng Bitcoin đã có chủ Dù 90% Bitcoin đã được khai thác sau 12 năm, phải đến tháng 2/2140 thì lượng tiền mã hóa còn lại mới có chủ. Tính đến sáng ngày 13/12, 90% lượng Bitcoin đã được khai thác và lưu thông trên thị trường, tương đương 18,89 triệu trên tổng số 21 triệu Bitcoin tồn tại, theo số liệu từ Blockchain.com. Cột mốc trên có...