Dấu hiệu bệnh tiềm ẩn sau cơn nấc
Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.
Nấc cụt rất phổ biến và có thể biến mất sau một vài mẹo nhỏ. Nhưng nếu bạn nấc thường xuyên sau bữa ăn, đó có thể là biểu hiện của bệnh lý:
Nếu thường xuyên bị ợ hơi sau khi ăn và hơi thở có mùi khó chịu, bạn cần đề cao cảnh giác. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có vấn đề gì về dạ dày không.
Ảnh minh họa: News-medical
Đột quỵ
Bạn nên để tâm nếu trong gia đình có người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, mạch máu não khi họ đột ngột bị nấc cụt, thị lực giảm sút. Lúc này, bạn phải đưa người nhà tới bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ không thể bỏ qua. Nếu cứu chữa kịp thời, tác hại của đột quỵ có thể khắc phục đáng kể.
Video đang HOT
Ung thư tim nguyên phát là căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng tiên lượng rất xấu. Lý do là bệnh có biểu hiện giống một số vấn đề tim mạch. Ngoài ra, tế bào cơ tim đã biệt hóa gần như hoàn toàn nên khó thay thế, phục hồi.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư này bao gồm nấc cụt, khó nuốt, khó chịu vùng bụng trên.
Cách để giảm bớt nấc cụt thông thường:
- Nín thở
Nếu bạn đã no và bị nấc sau khi ăn, bạn có thể giảm bớt bằng cách nín thở vào lúc này. Bạn nín thở và giữ khoảng 20 giây, sau đó thở ra. Sau một vài vòng nín thở – thở ra, chứng nấc cụt có thể được loại bỏ.
- Uống nước
Nấc cụt không thể ngừng nếu bạn đã no, bạn có thể sử dụng cách nuốt để giảm bớt và tốt nhất là uống nước. Hãy từ từ nuốt từng ngụm nước nhỏ.
- Không ăn quá nhiều
Không nên ăn quá no, nhất là đối với một số bệnh nhân bị trào ngược axit, sẽ có tác dụng ngăn chặn cơn nấc cụt hiệu quả. Bạn chỉ nên ăn no khoảng 80% Đây cũng là một thói quen tốt cho sức khỏe.
- Không ăn quá nhanh
Tốc độ ăn quá nhanh dẫn tới bạn nuốt quá nhiều không khí, dễ bị nấc cụt. Để tránh điều này xảy ra, hãy nhai chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
- Tránh xa các loại thực phẩm dễ gây nấc cụt
Muốn không bị ợ hơi, bạn phải giảm bớt những thực phẩm sinh khí, phổ biến nhất là đồ uống có ga, các loại hạt, cà rốt, củ cải trắng, hành tây… Tất nhiên bạn không cần từ bỏ những thực phẩm này. Nhưng nếu đã no và bị nấc, bạn cần phải gia giảm lượng hợp lý.
Chân vịt Tứ Xuyên - món ăn nguy hại đang gây bão mạng
Chân vịt Tứ Xuyên - món ăn đang gây bão trên mạng xã hội gần đây, được giới trẻ rất yêu thích nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.
Ảnh minh họa
Món ăn được tẩm ướp các loại gia vị ăn vào có vị chua chua, cay cay, ngòn ngọt, nhơn nhớt... Mỗi cái chân vịt được đóng gói hút chân không, có hạn sử dụng 1 năm, bao bì toàn bộ sử dụng tiếng Trung Quốc, không thấy có nhãn phụ tiếng Việt. Người dùng chỉ cần cắt túi là có thể dùng trực tiếp nên rất tiện dụng.
Chính vì sự tiện lợi này nên rất được ưa chuộng. Không chỉ được chế biến từ chân mà tất cả các bộ phận khác như cổ, cánh, đùi vịt cũng được tẩm ướp, đóng gói bán với giá các mức giá khác nhau: 10.000/chân, 30.000/đùi, 15.000/cánh...
Các món ăn này được bán tràn lan trên các trang mạng, cửa hàng tạp hóa, thậm chí các quán ăn ven đường thu hút không chỉ các em học sinh mà nhiều người lớn cũng rất ưu thích. Món ăn đang gây sốt trên mạng xã hội, tuy được đánh giá là ngon nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm không hề nhỏ.
Có không ít trường hợp mua phải mặt hàng đã bị mốc xanh, có mùi hôi thối (mặc dù hạn sử dụng ghi trên bao bì còn 9 tháng mới hết hạn sử dụng) hay có chân đang còn nguyên lông...
Một người sử dụng đã tiến hành soi món chân vịt cay Tứ Xuyên dưới kính hiển vi và phát hiện "Phần da của chân vịt rất trắng trái ngược với phần tủy xương bên trong màu thâm đen và chứa nhiều vi khuẩn. Như vậy, có thể món chân vịt cay Tứ Xuyên được làm từ chân vịt để lâu ngày và xử lý bằng hương liệu, chất tẩy trắng và hóa chất bảo quản. Điều này rất nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng.
Món chân vịt cay Tứ Xuyên được soi dưới kính hiển vi.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cơ thể. Chân vịt, chân gà là bộ phận tiếp xúc rất nhiều môi trường bẩn, nếu chế biến, vệ sinh không sạch sẽ, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán xâm nhập cơ thể, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhất là các bệnh đường tiêu hóa.
Ăn phải chân vịt, chân gà có hóa chất có thể bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy... gây hại cho đường tiêu hóa, dạ dày, ruột, thận. Các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày có thể gây ung thư, suy thận, suy gan. Phần lớn các loại thực phẩm này được tuồn ra thị trường đều chưa qua sự kiểm định của các cơ quan chức năng, nếu bảo quản không đúng tiêu chuẩn sẽ sinh ra vi khuẩn gây hỏng và nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thực tế có nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận bất chấp đạo đức, coi thường tính mạng người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm đã bị ôi thiu, nấm mốc rồi dùng các loại hóa chất, gia vị "phù phép" để thực phẩm trở lại tươi ngon như ban đầu, đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Bằng mắt thường người tiêu dùng rất khó nhận biết được, chỉ khi ăn vào cơ thể xuất hiện các vấn đề về ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn... thì khi đó đã muộn.
Do đó, người tiêu dùng trước khi chọn mua một sản phẩm bất kỳ, nhất là các loại thực phẩm chế biến sẵn cần phải lựa chọn cẩn thận. Hãy là người tiêu dùng thông thái, mua thức ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ hạn sử dụng, đối những mặt hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ tiếng Việt.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh, sinh viên Ngày 6-4, Bộ Y tế có Công văn số 2483/BYT-KCB gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha). Ảnh minh họa Các sản phẩm thuốc lá mới rất có hại cho sức khỏe của cả người...