Dấu hiệu bệnh rối loạn tuần hoàn não
Khác với rối loạn tiền đình (chỉ là biểu hiện), rối loạn tuần hoàn não còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Rối loạn tuần hoàn não mạn tính ở người già gây ra nhức đầu, chóng mặt và sa sút trí tuệ.
Tăng cường thể thao đúng cách. Ảnh: INT
Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao (đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư) do phát triển thành tai biến mạch máu não.
Nguồn cung cấp máu cho bộ não
Bộ não được cung cấp “dinh dưỡng” từ hai nguồn, một nguồn là hệ động mạch cảnh và một nguồn là hệ động mạch sống nền. Ở người lớn bình thường, lưu lượng máu cung cấp cho não là 55mL/100g não/ phút, khi lưu lượng này vì lý do gì đó mà giảm còn 20mL/100g não/ phút thì não sẽ bị thiếu máu.
Các yếu tố như huyết động học, độ quánh của máu, cấu tạo lòng động mạch, hoạt động tim mạch và stress… đều là nguy cơ dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.
Yếu tố nguy cơ gây rối loạn
Tình trạng thiếu máu não xảy ra là do xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chính. Sự xơ vữa động mạch đã làm cho lòng động mạch hẹp lại giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não, nhất là khi lòng động mạch cảnh (động mạch nằm hai bên cổ) hẹp đến 70%.
Ngoài nguyên nhân thiếu máu do xơ vữa động mạch còn gặp các nguyên nhân dị dạng bẫm sinh mạch máu não, chèn ép do khối u, thoái hóa các đốt sống cổ hay bán tắc do có cục máu đông trong lòng mạch, bệnh lý valve tim, rối loạn nhịp tim hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, còn có tác động của yếu tố thời tiết và khí hậu.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa đông bắc).
Cơn thiếu máu não cục bộ thường xảy ra từ nửa đêm về sáng, là thời điểm mà theo nhịp sinh học hoạt động của tim và huyết áp giảm thiểu tối đa khiến cho sự tưới máu lên não giảm làm tình trạng thiếu máu não trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh thiếu máu não thực chất là bệnh thiếu oxy não, có khả năng diễn biến xấu thành tai biến mạch máu não.
Biểu hiện của thiếu máu não
Video đang HOT
Biểu hiện của bệnh rối loạn tuần hoàn não. Ảnh: INT
Các biểu hiện của thiếu máu não rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ thiếu máu. Từ các triệu chứng nhẹ nhàng như mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng, giảm khả năng tập trung, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai đến cơn vắng ý thức, giảm trí nhớ, mất thăng bằng, giảm hoặc mất thị lực tạm thời, nói khó, rối loạn cảm giác và liệt nhẹ nửa người.
Hình thức biểu hiện cấp tính và nặng nhất của thiếu máu não là tai biến mạch máu não. Người bệnh có thể ngừng tim ngừng thở và tử vong ngay tức thì.
Bệnh cảnh này vừa có tính “kinh điển”, vừa mang tính hiện đại và “thời sự” vì ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đột ngột tử vong, có nghi ngờ hoặc được xác định là bị tai biến mạch máu não. Những biểu hiện có thể có ở người tai biến mạch máu não là nhức đầu dữ dội, liệt nửa người, méo miệng, nói khó, mất tiếng, buồn nôn, nôn hoặc hôn mê.
Điều trị và phòng bệnh
Việc điều trị thiếu máu não nhằm tái lập sự cung cấp máu với đầy đủ lượng oxy theo nhu cầu của não. Các phương pháp điều trị bao gồm việc dùng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết.
Oxy cao áp là phương pháp được cho là hữu hiệu vì cung cấp nhanh và đủ lượng oxy lên não ngay cả khi lượng máu lên não thiếu. Oxy cao áp còn góp phần điều hòa vận mạch và làm tan cục máu đông (nếu có). Tuy nhiên Oxy cao áp chỉ có ở những cơ sở lớn được trang bị hiện đại.
Việc phòng bệnh nhằm vào các yếu tố nguy cơ đến xơ vữa mạch máu như không hút thuốc lá, không dùng nhiều bia rượu, hạn chế ăn mỡ động vật và điều trị các bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp… Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập dưõng sinh, tập Yoga, tránh các stress, duy trì tốt giấc ngủ và ăn uống điều độ, chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Người cao tuổi cần mặc ấm, tránh nơi gió lùa, mỗi khi thức giấc, nhất là lúc nửa đêm hoặc sáng sớm cần nằm một lúc rồi từ từ ngồi dậy. Tư thế thay đổi đột ngột luôn là điều bất lợi cần được lưu ý. Không nên tắm nước lạnh ngay sau khi mới đi ngoài nắng về, hoặc khi trời lạnh. Nên tắm lúc trời ấm vào buổi trưa tốt hơn là chiều tối và khuya.
Mọi người cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. Qua đó, không những phát hiện và điều trị sớm bệnh rối loạn tuần hoàn não mà còn phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý khác.
Các nghiên cứu cho thấy, tai biến mạch máu não tại Việt Nam xảy ra nhiều ở phía Nam và thường vào các tháng 8, 12 và tháng 1; ở phía Bắc vào các tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến chuyển mùa từ nóng sang lạnh và gió mùa Đông Bắc).
Dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền đình
Rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não là những bệnh thường gặp, nhất là ở những người cao tuổi. Nhiều khi cùng có các biểu hiện: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng...
có nơi gọi là rối loạn tiền đình, chỗ khác lại nói rối loạn tuần hoàn não. Vậy đâu là bản chất của vấn đề?
Nguyên nhân
Nhiều người hiểurối loạn tiền đình là một bệnh, nhưng thật ra rối loạn tiền đình chỉ là một hội chứng. Nghĩa là hội chứng này có thể xuất hiện trong nhiều bệnh cụ thể khác nhau.
Rối loạn tiền đình thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, người lao động trí óc nhiều hơn người lao động chân tay, người trẻ tuổi nhiều hơn người cao tuổi và đặc biệt không gặp ở trẻ em.
Do đó, khi trẻ em có những biểu hiện nghi ngờ như rối loan tiền đình ở người lớn được xem là đang "có vấn đề" về não bộ, cần phải được thăm khám, xác định một cách cẩn thận để tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Tiền đình là một "cơ quan" nhỏ nằm ngay phía sau ốc tai ở hai bên đầu. Đây chính là bộ phận kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể. Giống như một nhạc trưởng, tiền đình điều khiển sự phối hợp hoạt động của mắt, đầu và thân một cách nhịp nhàng.
Người bị rối loạn tiền đình, vì mất sự kiểm soát thăng bằng và phối hợp đó nên bị chóng mặt, ù tai, nhức đầu, buồn nôn, nôn, hay quên, mất ngủ, và đi đứng khó khăn. Nhiều khi, người khác nhìn thấy biểu hiện này tưởng bệnh nhân... giả vờ, đóng kịch.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình vẫn còn đang được các nhà chuyên môn tiếp tục tìm hiểu và khám phá.
Những người đang mắc bệnh ở hệ thần kinh, tuần hoàn, thoái hóa cột sống đoạn cổ, các bệnh lý ở mắt, tai..., nhiễm độc hoặc thời tiết, môi trường thay đổi thay đổi nên có biểu hiện rối loạn tiền đình.
Một số bị rối loạn tiền đình do dùng các thuốc chữa bệnh, người ngồi nhiều trong phòng có máy lạnh (sự nhiễm lạnh làm co thắt mạch máu lên não, gây thiếu máu não nên bị rối loạn tiền đình). Nhiều trường hợp khác không thể tìm ra bất cứ nguyên nhân nào để quy kết.
Dấu hiệu cảnh báo
Người bị rối loạn tiền đình thường có các biểu hiện sau đây:
Chóng mặt: Là biểu hiện nổi bật nhất khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Cảnh vật xung quanh dường như đang chuyển động, xoay tròn. Bản thân cũng đang bồng bềnh cùng với sự chuyển động đó.
Buồn nôn và nôn : Đi kèm với sự chóng mặt là cảm giác buồn nôn và nôn. Nhiều phụ nữ trẻ có biểu hiện buồn nôn cứ như là đang bị... "ốm nghén" nên cũng không thể loại ra khỏi sự "tình nghi" của mọi người về những chuyện có liên quan.
Mất thăng bằng: Người bệnh thường đi đứng không vững vàng, do không thể giữ được sự thăng bằng của cơ thể. Rối loạn này xảy ra do mất tính điều khiển đồng bộ của các bộ phận có liên quan như tiểu não, tiền đình, ngoại tháp, mắt...
Ngất: Đôi khi gặp, do giảm lượng máu lên não. Đặc biệt là ở những người mắc huyết áp thấp hoặc bị tụt huyết áp.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện nhức đầu, nhìn mờ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, giảm thính lực, chân tay run rẫy, vã mồ hôi, lo âu và thậm chí là trầm cảm.
Điều cần làm
Nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, ít ánh sáng, ít tiếng động. Chọn tư thế thích hợp nhất, có thể nằm ngửa, nằm sấp, nghiêng trái hoặc nghiêng phải theo thói quen của mỗi người.
Khám bệnh và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nên lấy số điện thoại để có thể tham vấn từ xa trong quá trình điều trị và theo dõi. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ và lao động phù hợp.
Tạo một bầu không khí vui vẻ, tinh thần thoải mái, tránh những điều làm lo âu, gây stress. Người bệnh cũng cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các chất có khả năng gây kích thích như thuốc lá, bia rượu và cà phê.
Bí quyết phòng tránh
Tập thể dục hàng ngày. Đây được xem như là biện pháp hàng đầu không chỉ phòng rối loạn tiền đình, mà còn phòng tránh mọi bệnh tật khác. Thể dục giữa giờ dưới hình thức xoa bóp hoặc vận động vùng cổ, vai và gáy.
Không ngồi lâu trước màn hình vi tính, tivi, máy tính bảng hoặc các loại điện thoại di động. Thực hiện công thức 50/10, nghĩa là cứ mỗi 50 phút tập trung cho công việc gì thì sau đó cần phải giải lao 10 phút.
Không thay đổi tư thế một cách quá đột ngột từ trạng thái nằm ngồi sang đứng hoặc ngược lại. Vì điều đó có thể gây bất lợi cho tuần hoàn máu nào và tiền đình.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày và có chế độ dinh dưỡng tốt, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Không tự ý dùng các loại thuốc chữa bệnh mà không có chỉ định của những người có chuyên môn.
Rèn luyện để có một tinh thần bền bỉ, ý chí lạc quan, tránh mọi căng thẳng và stress. Bình tĩnh trước mọi sự việc và sự cố. Hãy nghĩ vấn đề gì rồi cũng sẽ tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Đó chính là cách thoát khỏi sự lo âu.
Người bị rối loạn tiền đình cần chú ý điều gì? Hỏi: Tôi hay bị hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế. Xin hỏi bác sĩ liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh tiền đình? Cách điều trị bệnh này như thế nào? - Phạm Thị Nga (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh minh họa Đáp: Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh...