Dấu hiệu ban đêm cảnh báo gan bất ổn
Nếu có vấn đề gì đó xảy ra với gan, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy lòng bàn tay, bàn chân khi ngủ.
Hấp thụ quá nhiều đường, tăng vài cân, thậm chí chỉ uống một chút rượu đều có thể gây hại cho gan của bạn. Có một cách để bạn sớm nhận ra có điều gì đó không ổn với cơ quan này.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy ngứa vào ban đêm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Ngứa có liên quan đến bệnh gan và “có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào buổi tối và đêm”.
Một trong những nhiệm vụ của gan là phân hủy và bài tiết các chất mà cơ thể không cần qua mật. Nếu gan không làm được điều đó, cơ quan bài tiết tiếp theo cố gắng vận động để đào thải chất độc là da. Điều này tạo ra cảm giác ngứa ngáy.
Ngứa liên quan đến bệnh gan thường gặp nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn.
Bác sĩ Leann Poston cho hay ngứa thường liên quan đến các bệnh ngoài da. Nhưng ngứa liên quan tới bệnh gan không có biểu hiện phát ban.
Cô giải thích: “Ngứa liên quan đến bệnh gan có xu hướng ảnh hưởng đến các chi, đặc biệt là lòng bàn tay và lòng bàn chân. Cảm giác đó thường tồi tệ hơn vào ban đêm và trở nên trầm trọng do tiếp xúc với len, nhiệt độ thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt, đang áp dụng liệu pháp thay thế hormone, mang thai”.
Theo bác sĩ Poston, tất nhiên không phải ai mắc bệnh gan cũng bị ngứa và ngứa cũng không phải là triệu chứng duy nhất của bệnh gan.
Video đang HOT
Nếu bạn nhận thấy da hoặc mắt bị vàng kèm theo ngứa, bạn cần được đi khám ngay.
Các triệu chứng khác của bệnh gan bao gồm chảy máu, bầm tím, chướng bụng, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, phân đen, nước tiểu sẫm màu.
Tất nhiên, ngứa cũng là triệu chứng của các bệnh như suy thận và bệnh máu và một số vấn đề không nghiêm trọng khác.
Nhưng bạn vẫn nên lưu ý tới cảm giác ngứa ngáy trên cơ thể, đặc biệt nếu xảy ra vào ban đêm. Gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe là bước đầu tiên. Nếu đó là bệnh gan, việc trì hoãn chẩn đoán có nguy cơ hạn chế các lựa chọn điều trị và dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho gan của bạn hoặc thậm chí tử vong.
Ngứa 8 bộ phận này trên cơ thể đừng nghĩ dị ứng, cẩn thận ung thư "ghé thăm"
Không phải bất cứ trường hợp nào ngứa cũng là do muỗi đốt hay dị ứng mà đó có thể là lời cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Ngứa da có thể là biểu hiện của ung thư, bạn đừng xem nhẹ - Ảnh: Minh họa
- Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân
Nếu lòng bàn chân, bàn tay của bạn đột nhiên ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa... thì có thể do "nước ăn" chân hoặc mắc các bệnh về da.
Song nếu lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, ra máu răng, ra máu cam... có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.
- Ngứa "vùng kín"
Trong kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa âm hộ, thậm chí có ban đỏ và sẩn trên âm hộ, đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm da tiếp xúc.
Còn nếu ngứa bộ phận sinh dục không trong kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Đồng thời, triệu chứng ra máu và đau vùng bụng dưới là biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa, thường liên quan đến các yếu tố như viêm âm đạo, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm mốc.
- Ngứa cổ
Khi bị ngứa cổ thì đừng xem nhẹ, bởi cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không.
- Ngứa da
Thông thường ngứa da sẽ hay liên quan tới bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là tổn thương mô da khi ung thư đến. Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ở vùng da đó thì có thể là bệnh ung thư sắp đến cần kiểm tra ngay.
Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư da, trên bề mặt da có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường, có thể có u, thậm chí có thể bị đau và ngứa ở bộ phận bị ung thư. Nếu bạn nhận thấy da luôn ngứa trong thời gian dài mà không có biểu hiện của các bệnh ngoài da thì bạn cần chú ý, đó có thể là bệnh ung thư sắp đến.
- Ngứa mũi
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng.
Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như ra máu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,... đều liên quan đến ung thư vòm họng.
- Ngứa lỗ tai
Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính do nước bị mắc kẹt trong tai tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Đôi khi ngứa lỗ tai có thể là do bạn vệ sinh tai quá nhiều khiến tai bị khô hoặc có thể do ráy tai tích tụ bên trong nhiều.
- Ngứa bụng
Trường hợp tình trạng ngứa bụng thường xuyên xảy ra và không thể xác định vị trí ngứa, thì có thể lượng đường trong máu của bạn đang tăng cao. Chắc chắn bụng bị ngứa không phải là điều tốt, bạn nên kiểm tra lượng đường huyết càng sớm càng tốt.
- Ngứa toàn thân
Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.
Không phân biệt nam nữ, nếu thấy "ngứa" bộ phận này trên cơ thể thì khả năng cao bạn đã mắc ung thư gan Viêm gan, ung thư gan có khả năng điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh. Không nên vì chủ quan mà bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất. Nhờ sự phát triển của xã hội, kinh tế của con người ngày càng dư dả. Chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp xúc với thực phẩm đắt tiền, được sử dụng...