Dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh
Đau họng, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu hay hắt xì là những dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh cảm lạnh.
Đau họng: Đau họng kèm khó nuốt là triệu chứng phổ biến của cảm lạnh. Đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo hệ miễn dịch của bạn đang yếu, không thể chống lại bệnh tật, trong đó có cảm lạnh, cảm cúm.
Chảy nước mũi: Chảy nước mũi cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Tình trạng này có thể kéo dài trong từ 2 đến 3 ngày có kèm thêm nghẹt mũi.
Ho: Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn, virus, cơ thể cố gắng đẩy chúng ra ngoài qua phản xạ ho. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm sau 1 tuần, nhưng nếu ho quá 1 tuần không đỡ, bạn nên nghĩ tới việc đến gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Video đang HOT
Hắt xì: Hắt xì kèm theo biểu hiện ho, ngứa họng và chảy nước mũi là những triệu chứng đầu tiên cảnh báo cảm lạnh. Vì vậy, bạn cần hết chú ý tới sức khoẻ khi cơ thể có những dấu hiệu này.
Nghẹt mũi: Khi bạn bị cảm lạnh, niêm mạc mũi sẽ bị sưng hoặc viêm làm cản trở khí lưu thông. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi khó chịu.
Đau đầu: Đau đầu nhẹ cũng là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bạn đang bị cảm lạnh. Tình trạng này xảy ra khi khả năng miễn dịch của bạn rất thấp, tăng khả năng mắc các bệnh về nhiêm trùng gây đau đầu hoặc viêm xoang.
Phòng ngừa các bệnh dị ứng đường hô hấp
Khi nhiệt độ giảm xuống và những cơn mưa xuất hiện ngày càng nhiều, không khí trở nên ẩm ướt và gia tăng các tác nhân gây ô nhiễm, nguy cơ bị dị ứng của chúng ta cũng tăng theo và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần lưu tâm phòng ngừa các bệnh dị ứng đường hô hấp liên quan đến môi trường sống.
Vệ sinh máy điều hòa định kỳ, trồng thêm cây lọc không khí (như thường xuân) có thể giúp làm sạch các chất gây ô nhiễm trong nhà. Ảnh: MS Devis
Đầu tiên, cần nắm vững các triệu chứng của dị ứng để phân biệt nó với các triệu chứng tương tự của những bệnh phổ biến khác như cảm lạnh, cảm cúm và cả bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Bác sĩ Sanjay Sachdeva ở Bệnh viện Max Healthcare tại New Delhi (Ấn Độ) cho biết: "Dị ứng có thể kéo dài đến vài tháng trong khi cảm lạnh hoặc cảm thông thường chỉ kéo dài từ 7-14 ngày. Nếu nhận thấy bản thân thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt, bạn nên nghĩ tới khả năng nhiễm một dạng dị ứng nào đó".
Theo các chuyên gia, dị ứng do tiếp xúc các thành phần ô nhiễm trong không khí có thể xuất hiện tức thì hoặc muộn hơn, với những triệu chứng phổ biến bao gồm: kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu hoặc chóng mặt... "Việc xác định nguồn gây dị ứng có ý nghĩa quan trọng giúp loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc. Bởi thường là sau khi tiếp xúc với chất ô nhiễm không khí trong nhà, các triệu chứng liên quan đến dị ứng - như hen suyễn - có thể xuất hiện ngay. Nếu có sẵn bệnh dị ứng, điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh trạng" - bác sĩ Prashant Chhajed ở Mumbai nhấn mạnh.
Một điều quan trọng khác mà mọi người cần biết là chất lượng không khí trong nhà có thể góp phần làm khởi phát bệnh nhiễm trùng, ung thư phổi và các bệnh phổi mãn tính khác như hen suyễn. Đó là vì không khí trong nhà tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, khiến cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây hại xung quanh. Đơn cử, viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm mũi do hệ miễn dịch phản ứng thái quá với chất gây dị ứng có trong không khí.
Bên cạnh đó, mùa mưa còn khiến các bề mặt đồ nội thất và vật dụng trong nhà trở nên ẩm ướt, dễ bị biến đổi về mặt hóa học hoặc sinh học, dẫn tới ô nhiễm không khí trong nhà.
Do vậy, ngoài đề phòng "kẻ thù vô hình" là vi khuẩn hiện diện trong nhà, việc hiểu biết và thực hiện các biện pháp kiểm soát các thành phần ô nhiễm không khí sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh và thậm chí đẩy lùi các vấn đề sức khỏe hô hấp trong mùa mưa này.
Những "mẹo" giúp cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe hô hấp
Cần đảm bảo nhà cửa luôn được thông gió để giảm nguy cơ tích tụ các chất gây ô nhiễm. Vào những ngày có nắng, hãy tranh thủ mở toang cửa sổ để các chất ô nhiễm có thể thoát ra ngoài và không khí sạch tràn vào trong. Nếu dùng máy điều hòa, nên định kỳ vệ sinh bộ lọc để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn gây ô nhiễm không khí.
Kiểm tra đường ống nước thường xuyên để tránh nguy cơ rò rỉ nước gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Đảm bảo rèm cửa, thảm và quần áo luôn được giặt sạch và phơi khô đúng cách. Tránh phơi đồ còn ướt ở nơi thiếu sáng hoặc kín gió.
Nếu trong nhà có người bị bệnh dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng, cần thường xuyên làm sạch các vật dụng - đặc biệt là vật liệu bằng da như giày và túi - và cất ở nơi khô ráo, nhằm ngăn nấm mốc phát triển vì nấm mốc cũng là tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, khói thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng hoặc bệnh về đường hô hấp, do đó, người hút thuốc lá nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ hẳn thói quen này để bảo vệ sức khỏe người thân trong gia đình.
Nhiều người hay bị viêm xoang và cảm lạnh trong mùa hè nhưng lại thường hay nhầm lẫn, chuyên gia chỉ cách phân biệt 2 bệnh này Hầu hết mọi người đều biết cảm lạnh và viêm xoang có các triệu chứng tương tự nhau nên việc phân biệt hai vấn đề sức khỏe này là điều không hề dễ dàng. Viêm xoang và cảm lạnh có các triệu chứng gần giống nhau như nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi. Do đó, phân biệt hai vấn đề sức khỏe này...