Đầu hè đi Vân Đồn tránh nóng
Vân Đồn là điểm du lịch mùa hè ở miền Bắc được khá nhiều các bạn trẻ và gia đình yêu thích vì tiện đi lại, rẻ và đẹp.
Phong cảnh hữu tình ở Vân Đồn. Ảnh: QTV.
Vân Đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cảnh sắc thiên nhiên của Vân ồn rất nên thơ vừa có biển vừa có núi, như một chiến lũy chắn biển ông. Biển Vân ồn có nhiều hải sản quý; nhiều bãi tắm đẹp trên các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng và nhiều hang động kỳ ảo. Đến với Vân Đồn, du khách không chỉ được thả hồn với vẻ đẹp của tạo hóa, của thiên nhiên mà còn được đi vãn cảnh chùa Cái Bầu, tham quan đời sống người ngư dân, được thưởng thức các loại hải sản tươi sống của dân bản địa.
Di chuyển
Vân Đồn cách Hà Nội 220 km, từ Hà Nội bạn có thể bắt xe đi thẳng Vân Đồn hoặc bắt xe đi Cửa Ông rồi đón xe buýt Hoàng Long hoặc taxi đi Vân đồn. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, bạn nên đi thẳng từ Hà Nội về Vân Đồn chỉ mất khoảng 120.000 đồng/người. Nhưng nếu đi hai chặng là về đến Cửa Ông cách cảng 10 km thì tiền vé đã mất 130.000 – 150.000 đồng cộng tiền xe buýt 10.000 đồng hoặc xe taxi 120.000 đồng, xe ôm 50.000 đồng về đến bến cảng.
Các tuyến xe khách từ Hà Nội đi Vân Đồn:
- Xe xuất phát bến Yên Nghĩa, Hà Đông chạy lúc 6h sáng và có đón khách ở gần bến Lương Yên.
- Xe 16 chỗ Hà Nội – Cái Rồng: chạy sáng thứ 6 hàng tuần, lúc 7h, đón tại 629 Kim Mã, Ba Đình, đến Cái Rồng lúc 12h. Còn từ Cái Rồng về Hà Nội xuất phát lúc 16h ngày chủ nhật tại cảng Cái Rồng, về đến Hà Nội lúc 21h.
- Các chuyến xe buýt Hoàng Long và Khumho Viet Thanh đi Cửa Ông tại bến xe Mỹ Đình, bến xe Lương Yên, Gia Lâm, giá 120.000 đồng/lượt, thường 15 phút có một chuyến.
Cảng Cái Rồng những ngày cuối tuần luôn nhộn nhịp. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Chỗ nghỉ
Khu Cầu Cảng Cái Rồng
- Nhà nghỉ Phương Thảo ngay gần cầu Cảng, có 9 phòng, giá dao động từ 120.000 đến 450.000 đồng/phòng, điện thoại đặt phòng: 0333 793 888.
- Khách sạn Vân Nam: giá khoảng 150.000 – 350.000 đồng/phòng, điện thoại đặt phòng: 0948 146 399.
- Nhà nghỉ Thái Hoàng – cảng Cái Rồng: giá 200.000 – 250.000 đồng/phòng, điện thoại đặt phòng: 0333 793 383.
Khách sạn ở Minh Châu
- Nhà nghỉ Ninh Hải, điện thoại đặt phòng: 0333 877 321.
- Nhà nghỉ xe lam: anh Vinh xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, điện thoại: 0918115856
Video đang HOT
Nhà nghỉ khách sạn ở Quan Lạn
- Nhà nghỉ Phương Hoàng, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, điện thoại đặt phòng: 033 877 345
- Nhà nghỉ Ngân Hà phục vụ tốt, sạch sẽ, có nhà hàng, giá khoảng 250.000 – 400.000 đồng/phòng, điện thoại đặt phòng: 033 3977 296.
- Vân Hải Xanh, nằm trên đường xuyên đảo, cách bãi biển Sơn Hào khoảng 300m, dạng nhà sàn với nhà hàng tầng dưới và các phòng tầng trên, giá phòng từ 600.000 đến 850.000 đồng/ngày, điện thoại đặt phòng: 0333 877 065 hoặc 0983 399 188.
- Homstay: nhà tự xây cất bằng tre, nứa, giá 120.000 – 220.000 đồng/phòng tập thể. Điện thoại liên hệ: 0333 877 255 hoặc 0984 573 725.
Vui chơi
Ngày đầu tiên khi đến cầu Cảng Cái Rồng, bạn tìm khách sạn, ăn uống và lang thang khu vực này. Ngày hôm sau bạn ra bến tàu mua vé đi Quan Lạn hoặc Cô Tô chuyến sớm nhất để có nhiều thời gian chơi trên đảo. Ở lại 1 đêm, đến chiều ngày thứ ba thì về lại Vân Đồn. Nếu bạn có dư thời gian thì ngày thứ tư tiếp tục bắt tàu đi Minh Châu.
Bạn có thể thuê xe máy tại khách sạn ở ngã ba từ cầu cảng rẽ đi Minh Châu để đi lại cho tiện, giá thuê: 120.000 đồng/xe.
Bãi tắm Quan Lạn
Bãi nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long, giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn. Đây là bãi biển đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm.
Lịch tàu cao tốc tuyến Cái Rồng – Quan Lạn:
- Cái Rồng – Quan Lạn: 2 chuyến/ngày, rời bến lúc 7h30 và 13h30
- Quan Lạn – Cái Rồng: 2 chuyến/ngày, rời bến lúc 8h30 và 14h30.
Thời gian tàu chạy: 40 phút, giá vé: 120.000đ/vé/chiều từ thứ 2 đến thứ 5 và 160.000 đồng/vé/chiều từ thứ 6 đến chủ nhật.
Điểm chụp ảnh cưới đẹp nổi tiếng ở Quan Lạn được rất nhiều cặp đôi ưa thích. Ảnh: mytour.
Đình Quan Lạn
Nằm ở trung tâm đảo Quan Lạn, đình thờ Trần Khánh Dư – vị tướng có công lao to lớn trong trận chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13, được nhân dân tôn làm thành hoàng của làng. Ngoài ra, đình còn thờ Dương Không Lộ , “Tứ vị Thánh Nương” là những vị thần được nhân dân trên đảo truyền tụng, ngưỡng mộ. Nét đặc sắc của đình Quan Lạn là sàn làm bằng gỗ – một kiểu kiến trúc cổ, hiếm hoi còn lại ở Việt Nam.
Chùa Quan Lạn
Nằm cạnh đình Quan Lạn, có kiến trúc giản dị. Chùa thờ Phật, Công Chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu – một người dân có công lao lớn đóng góp xây dựng chùa.
Miếu Quan Lạn
Gồm có ba ngôi miếu thờ ba anh em họ Phạm, là bộ tướng của Trần Khánh Dư đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh trong trận thắng Vân Đồn – Cửa Lục (năm 1288) chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Bãi Sơn Hào
Là bãi nằm giữa bãi Quan Lạn và bãi Minh Châu. Nước ở Sơn Hào khá trong, bãi hơi dốc, khi nước lên lớn nhất thì bãi biển sẽ còn lại rất nhỏ.
Bãi Minh Châu
Yên tĩnh nhất do vị trí xa hơn các bãi khác. Minh Châu cát trắng đúng như tên của bãi biển này. Tuy nhiên, do vị trí nằm hướng gió nên đôi khi Minh Châu nhận lại các đụn rác từ ngoài biển chuyển vào. Bãi rất thoải, nền cứng, trong xanh nhất trong các bãi biển tại đảo.
Bãi Việt – Mỹ
Khu vực này có bãi biển nhân tạo khá đẹp và phù hợp với việc tắm. Bạn cũng có thể vui chơi thỏa thích với thuyền, cano. Nhưng quan trọng nhất là sau khi bơi, bạn có thể kiếm một bè cá giá cực kỳ hữu nghị để ăn uống. Bạn nên liên hệ đặt món trước để chủ bè chuẩn bị.
Để đến bãi Việt – Mỹ, bạn có thể thuê taxi hoặc đi xe buýt và hỏi đường xuống bãi tắm. Vị trí của bè cá nằm bên phải của bãi Việt – Mỹ, nơi có một bè cá và một số tàu thuyền neo đậu. Bạn có thể hỏi chủ bè cá để có người đón ra bè. Hãy tham khảo giá từng loại cá, cua, ghẹ, ốc tôm và đặt tùy theo số lượng người trong đoàn. Mặc dù giá khá rẻ nhưng bạn cũng không nên gọi quá nhiều vì ăn hải sản nhanh no.
Chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm)
Đảo Ngọc Vừng
Cách cảng tàu du lịch 34 km, thuộc huyện Vân Đồn. Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m, có di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hạ Long rộng 45.000m2.
Đảo Ba Mùn
Đảo Ba Mùn thuộc địa phận xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, nằm song song với đảo Quan Lạn, cách bờ khoảng 15 km. Trên đảo có vô vàn các loài thực vật quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, vàng hương cùng nhiều loài cây cổ thụ khác, có những cây to ba bốn người ôm không xuể.
Bạn có thể mua hải sản tươi sống ngay trên những thuyền đánh cá này.
Ăn uống
Bạn nên đặt trước nếu nhà nghỉ bạn ở có sẵn cả nhà hàng hoặc nhà dân có phục vụ ăn uống, giá cả cũng chỉ từ 100.000 đến 200.000 đồng/người. Hoặc không thì cũng có nhà hàng Phấn Tuyết khu 8 Cầu Cảng – thị trấn Cái Rồng khá nổi tiếng vì nhiều món ngon, giá cũng hợp lý, điện thoại đặt chỗ: 0333 874 476.
Mua quà
Nếu chịu khó dậy sớm, bạn có thể mua được hải sản tươi sống được ngư dân đánh bắt, nhớ cho vào thùng xốp đựng đá lạnh để hải sản không bị hỏng. Hoặc bạn cũng có thể mua mực một nắng, chả mực về làm quà.
Theo ngôi sao
Thăm ngôi làng cối xay gió thanh bình ở Hà Lan
Một địa điểm lý tưởng để tham quan, tìm hiểu về cối xay gió ở ngôi làng Zaanse Schans cổ kính, nằm cách thủ đô Amsterdam 10 phút đi tàu.
Nằm ở ngoại ô thủ đô Amsterdam với khoảng 10 phút đi tàu từ nhà ga trung tâm, ngôi làng có tổng cộng 13 chiếc cối xay gió, trong đó có 6 chiếc cối xay gió cổ nằm dọc theo bờ sông Zaanse thơ mộng. Những chiếc cối xay gió ở đây có những cái tuổi đời lên tới hơn 300 năm, được xây dựng từ thế kỷ XVII.
Làng Zaanse Schans không chỉ thu hút khách du lịch bởi những chiếc cối xay gió mà còn bởi phong cảnh hữu tình, ngoài những chiếc cối xay gió, du khách còn có thể tìm hiểu về những nét kiến trúc truyền thống của Hà Lan, qua những ngôi nhà cổ xây dựng từ thế kỷ trước.
Bên trong cối xay gió là các chi tiết cơ khí vận hành chuyển năng lượng gió cung cấp cho các ứng dụng hữu ích. Ban đầu, những chiếc cối xay gió được sử dụng để xay lúa và các loại nông sản. Về sau, chúng được sử dụng để bơm nước và hiện này được dùng để sản xuất điện.
Vì khu vực bên trong ngôi làng không quá rộng nên bạn hoàn toàn có thể đi bộ từ ngoài vào và thăm thú các khu xưởng, cối xay gió và cảnh vật thiên nhiên nơi đây.
Nếu muốn, bạn có thể thuê một chiếc xe đạp, phương tiện chủ yếu để đi lại trong làng. Bạn dễ dàng bắt gặp xe đạp ở khắp mọi nơi, họ đi rất nhanh nên bạn luôn phải chú ý đi đúng phần đường của mình nếu không muốn bị đụng trúng.
Một số điểm chính để tham quan ở đây là những ngôi nhà gỗ nhỏ, cối xay gió và các xưởng chế tác thủ công. Các ngôi nhà gỗ ở đây người dân vẫn đang sinh sống bình thường. Các cối xay gió bạn có thể vào bên trong để tận mắt xem nó hoạt động ra sao. Tuy nhiên muốn vào thăm quan bên trong bạn phải bỏ ra vài Euro.
Xưởng chế tác giày thủ công là nơi khá thú vị. Bạn có thể tận mắt chứng kiến quá trình các người thợ làm ra những chiếc giày gỗ từ những khúc gỗ thô sơ ban đầu. Những chiếc giày gỗ đầy màu sắc được bán ngay tại xưởng cho du khách mua làm quà lưu niệm.
Cách đi đến làng cối xay gió Zaanse Schans đơn giản nhất là đi tàu. Bạn chỉ mất khoảng 20 phút đi từ nhà ga chính của Amsterdam đến bến Zaandijk với tiền vé chỉ khoảng vài Euro. Sau khi tới bến đó, bạn chỉ cần đi bộ theo chỉ dẫn khoảng 15-20 phút là tới được ngôi làng. Ngoài ra bạn có thể đi bus 391 từ nhà ga chính của Amsterdam, nhưng sẽ mất thời gian và không tiện bằng tàu.
Theo ngôi sao
7 cổ trấn đẹp như tranh gần Thượng Hải Chỉ mất vài giờ chạy xe từ Thượng Hải, du khách có nhiều lựa chọn tới thăm các ngôi làng cổ truyền thống với phong cảnh hữu tình, nên thơ. Thất Bảo Trấn Thất Bảo trấn nằm tại quận Mẫn Hàng, nội thành Thượng Hải và được bảo tồn khá nguyên vẹn. Thị trấn có diện tích hơn 20 km2 và có thể...