Đau gót chân, vì sao?
Đau nhức gót chân không phải là bệnh mà là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh. Co nhiều nguyên nhân gây đau gót chân. Tìm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị hiệu quả.
Bàn chân là bộ phận giúp cơ thể giữ thăng bằng và thực hiện chức năng di chuyển, vận động. Do thường xuyên phải hoạt động nên bộ phận này dễ bị tổn thương, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Gót chân là bộ phận trồi lên ở cuối bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân. Cùng với cả bàn chân làm nhiệm vụ chống đỡ cho cơ thể. Đau nhức gót chân (hay gai gót chân) là tình trạng đau gót chân phải hoặc đau gót chân trái (cũng có thể là cả 2), thường gặp do áp lực di chuyển, mang vác nặng…
Khi có hiện tượng đau ở gót chân, cơn đau có thể nhè nhẹ, có khi nhức nhối, chói buốt. Cảm giác đau cũng có thể khởi phát sau một động tác mạnh đột ngột, do mang vác vật nặng hoặc đứng trên bề mặt cứng quá lâu. Đối với các trường hợp xuất hiện gai xương, sẽ tác động vào phần mềm phía sau gây ra cảm giác đau đớn. Lâu ngày, các mô có thể bị viêm khiến chân sưng phù. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi và đau lan sang khu vực quanh mắt cá chân.
Đau nhức gót chân là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh.
Nguyên nhân gây đau nhức gót chân
Đau do viêm cân gan bàn chân: Cân gan bàn chân có tác dụng giảm nhẹ lực dồn xuống bàn chân khi di chuyển, vận động. Nếu vùng này bị viêm sẽ gây tổn thương trực tiếp đến phần xương cân bám vào gót chân gây nên bệnh gai xương gót chân gây đau nhức gót.
Video đang HOT
Do viêm gân Achilles: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau gót bàn chân. Viêm gân Achilles thường bắt đầu bằng cơn đau nhẹ ở phần gót chân. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi chạy đường dài, leo cầu thang… Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ được cải thiện nhanh chóng khi bạn hoạt động nhẹ nhàng kết hợp những bài tập massage cho gan bàn chân.
Thoái hóa gót chân: Theo thời gian xương gót chân dần bị thoái hóa, các gai xương mọc ra và đâm vào tổ chức mô xung quanh gây viêm, đau mu bàn chân và gót chân.
Đau do tổn thương gan bàn chân: Chấn thương gan bàn chân do đi vào bề mặt không bằng phẳng hoặc dẫm phải sỏi, đá khiến mô mỡ đệm ở gan chân bị tổn thương. Từ đó gây đau gót chân hoặc đau gan bàn chân. Trường hợp này không gây ra quá nhiều nguy hiểm bởi thông thường triệu chứng đau sẽ hết ngay sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần mà cơn đau không có dấu hiệu đỡ thì cần đi khám.
Đau gót chân do bệnh gout: Bệnh gout là một trong những tình trạng phổ biến nhất khiến các khớp xương và gót chân bị đau. Muốn khắc phục tình trạng đau nhức, người bệnh cần sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý để bệnh không tái phát.
Đau gót chân do bệnh Lupus ban đỏ: Nhiều trường hợp đau gót chân là một trong những biểu hiện của bệnh Lupus ban đỏ. Khi này, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau tập trung nhiều vào buổi sáng sớm, giảm dần khi đi lại nhẹ nhàng trong ngày.
Do suy tĩnh mạch chi dưới: Tĩnh mạch ở xương gót chân bị viêm, dòng máu bị tắc, ứ nghẽn, không lưu thông tới được gót chân, dẫn tới bị sưng, đau.
Lưu ý: Đa số các trường hợp đau nhức gót chân do những chấn thương nhẹ như chơi thể thao, dẫm phải sỏi đá,… đều không gây nguy hiểm cho con người. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày là khỏi, hoặc có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ để bôi.
Tuy nhiên, nếu đau gót chân trong các trường hợp sau, cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp: Chấn thương nặng (gãy xương) gây phù nề, bầm dập, tụ máu phần mềm, khiến không đi lại được; Khởi phát đau không rõ nguyên nhân; Đau kéo dài, xuất hiện thường xuyên vào đêm và sáng; Có dấu hiệu sôt nhiễm trùng, da đỏ hoặc ấm lên.
Những ai không nên ăn ốc?
Người bị bệnh Gout, viêm khớp; người hay bị dị ứng nên hạn chế ăn ốc; người bị ho hay bệnh hen nếu ăn hải sản, đặc biệt là cua ốc thì bệnh sẽ càng nặng thêm.
Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng nếu ăn ốc cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy nếu không được chế biến đúng cách.
Trong thành phần của ốc có chứa nhiều loại vitamin như B2, PP, A... và khoáng chất. Đặc biệt, ốc có chứa nhiều đạm và calci nên là nguồn cung cấp chất đạm và calci rất tốt. Theo Đông y, ốc còn là thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng mà lại phòng trị được nhiều bệnh như: Ra máu cam, táo bón, trĩ...
Tuy nhiên món ăn bổ dưỡng này không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những đối tượng cần tuyệt đối tránh xa món ốc nếu không muốn bệnh nặng thêm.
Người bị bệnh Gout, viêm khớp
Nếu không muốn bệnh phát tác và gây đau đớn, người bị gout, viêm khớp nên hạn chế ăn cua, ốc.
Ăn ốc rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh minh họa.
Người hay bị dị ứng
Người hay bị dị ứng nếu muốn ăn cua, ốc, nên ăn một lượng thật nhỏ cua ốc để xem phản ứng của cơ thể. Nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngưa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thi nên đi bênh viên gâp, và từ đó tuyệt đối không được ăn cua ốc.
Người mắc bệnh tiểu đường, thận, huyết áp cao
Trong ốc có chứa nhiều natri, mà hàm lượng Natri cao sẽ khiến bệnh tiểu đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, những người bị bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.
Những người bị ho hay bệnh hen
Người bị ho hay bệnh hen nếu ăn hải sản, đặc biệt là cua ốc thì bệnh sẽ càng nặng thêm.Vì vậy, nên tránh ăn hải sản để bảo vệ cơ thể được tốt nhất.
Bà bầu
Tuy nhiên, do ốc sống trong môi trường ao hồ chứa nhiều vật ký sinh là các loại giun sán nên nếu không được chế biến đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn, khi chế biến thực phẩm này, cần rửa thật sạch và luộc kỹ. Nên mua ốc ngoài chợ về nhà tự chế biến vì ốc ở ngoài hàng có thể chỉ được rửa vội, sơ dài trước khi chế biến nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chườm nóng chữa đau nhức, người đàn ông tá hoả khi biết mình 'điếc không sợ súng' Người đàn ông ra sức chườm nóng để chữa mỏi cổ, đau lưng, chùn gối, sưng tay.... Nhưng tình trạng đau ngày càng trầm trọng buộc anh phải đến viện và tá hoả khi bác sĩ chỉ ra bệnh. Không phải ai cũng có thể chườm nóng chữa đau nhức xương Đủ loại đai mát - xa, túi chườm, miếng dán mà đau...