Đấu giá cổ phần bia HaDo: Lượng đặt mua gấp 11 lần chào bán
Mức giá đấu thành công bình quân đạt 12.200đ/cp, cao hơn 200đ so với mức giá khởi điểm. Tổng giá trị cổ phần bán được tương ứng 23,57 tỷ đồng.
Sở GDCK Hà Nội (HNX) công bố kết quả đấu giá cổ phần của CTCP Liên hợp thực phẩm (LHTP) diễn ra vào ngày 8/10/2015.
Có 11 nhà đầu tư đã đăng ký tham gia phiên đấu giá, trong đó có 5 nhà đầu tư tổ chức và 6 nhà đầu tư cá nhân. Tổng số lượng cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua là 21,25 triệu đơn vị, gấp 11 lần số lượng cổ phần mà Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chào bán (1,93 triệu cổ phần- tỷ lệ 32,2% vốn điều lệ).
Như vậy có nghĩa tất cả nhà đầu tư tham dự phiên đấu giá đều đặt mua với số lượng cổ phần tối đa có thể.
Mức giá đấu thành công bình quân đạt 12.200đ/cp, cao hơn 200đ so với mức giá khởi điểm. Tổng giá trị cổ phần bán được tương ứng 23,57 tỷ đồng.
Trong danh sách cổ đông lớn của Liên hợp thực phẩm ngoài SCIC vừa thoái vốn còn có sự xuất hiện của Gemadept (GMD) và CTCP Bông Sen Vàng.
Theo BCTC được công bố, Liên hợp thực phẩm hiện đang cho Bông Sen Vàng vay với số tiền 18,6 tỷ đồng theo hợp đồng tín dụng ngắn hạn với lãi suất 7,1%/năm và được đảm bảo bằng số cổ phần Bông Sen Vàng đang sở hữu tại Liên hợp thực phẩm.
Video đang HOT
Được biết, Bông Sen Vàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, có trụ sở tại 127 Nguyễn Du, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM do ông Đỗ Thành Duy làm Chủ tịch HĐQT. Bông Sen Vàng cũng là đối tác của Gemadept với hàng loạt công trình xây dựng Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất, Gemadept Tower, Cảng Nam Hải….
Hấp dẫn với kết quả kinh doanh?
Với lượng chào mua trong phiên đấu giá cổ phần gấp 11 lần lượng chào bán cho thấy LHTP nhận được sự quan tâm không nhỏ từ các nhà đầu tư.
Tuy vậy, nếu nhìn vào KQKD của LHTP thì có thể thấy đây không hẳn là điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư. Năm 2014, LHTP ghi nhận doanh thu 40,41 tỷ đồng, LNST 1,57 tỷ đồng, tương ứng EPS chỉ đạt 263 đồng, một con số khá khiêm tốn.
Được biết, Liên hợp thực phẩm được thành lập từ năm 1969 với sản phẩm kinh doanh chính là Bia HaDo, chiếm hơn 70% tổng doanh thu LHTP.
Hiện trụ sở LHTP đặt tại 267 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội có diện tích 13.846 m2 và được UBND Hà Nội cấp phép cho thuê đến năm 2054.
Theo_ND
Khối ngoại mua ròng kỷ lục trong phiên 8/10
Phiên giao dịch ngày 8/10 sôi động với dòng vốn nội ngoại hoạt động mạnh. Trong đó, nhà đầu tư ngoại với giao dịch đột biến MBB đã có phiên mua ròng kỷ lục nhất từ đầu năm với giá trị lên tới hơn 800 tỷ đồng.
Thống kê trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 58.779.560 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 1.026,39 tỷ đồng, gấp 3,1 lần về lượng và 2,1 lần về giá trị so với phiên 7/10. Ngược lại, khối này bán ra 7.720.520 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 239,02 tỷ đồng, giảm 20,29% về lượng và 27,42% về giá trị so với phiên 7/10.
Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 51.059.040 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 787,37 tỷ đồng, gấp 5,6 lần về lượng và 4,9 lần về giá trị so với phiên trước.
Với giao dịch mua thỏa thuận đột biến hơn 40 triệu cổ phiếu đã giúp MBB trở thành cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất. Cụ thể, khối ngoại mua ròng 40.576.450 cổ phiếu MBB với tổng giá trị tương ứng 643,8 tỷ đồng.
Các cổ phiếu đầu cơ bất động sản cũng nhận được hẫu thuận của nhà đầu tư ngoại khi được khối này mua ròng tích cực như HQC (2.960.100, trị giá 16,94 tỷ đồng); KBC (837.630, trị giá 11,88 tỷ đồng); HBC (476.970 đơn vị, 8,69 tỷ đồng).
Trong khi đó, cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trong phiên trước là DLG vẫn được mua ròng khá mạnh với khối lượng đạt 1.668.610 đơn vị, trị giá hơn 12 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, hai cổ phiếu lớn MSN và VIC bị bán ròng khá mạnh. Cụ thể, khối ngoại bán ròng 200.400 cổ phiếu MSN, trị giá 14,8 tỷ đồng và 264.150 cổ phiếu VIC, trị giá 11,5 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại mua vào 1.405.500 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 22,49 tỷ đồng, giảm 26,2% về lượng nhưng tăng 8,07% về giá trị so với phiên 7/10. Ngược lại, bán ra 284.702 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 5,45 tỷ đồng, giảm 72,65% về lượng và 73,8% về giá trị so với phiên 7/10.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 1.120.798 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 17,04 tỷ đồng, tăng 29,82% về lượng và gấp tới hơn 17 lần về giá trị so với phiên trước đó.
PVS là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 399.600 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 8,82 tỷ đồng. Tiếp đó, CEO được mua ròng 350.000 đơn vị, trị giá hơn 6 tỷ đồng.
Trong khi đó cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trong phiên trước là TIG tiếp tục được mua ròng tuy khối lượng và giá trị đã giảm đáng kể lần lượt đạt 227.300 đơn vị, tương ứng 2,3 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, PVC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất đạt 100.000 đơn vị, trị giá tương ứng hơn 2 tỷ đồng.
Tính chung trên 2 sàn trong phiên 8/10, khối ngoại đã mua ròng 52.179.838 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 804,41 tỷ đồng, gấp 5,3 lần về lượng và hơn 5 lần về giá trị so với phiên trước.
Thanh Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại bán mạnh bluechip trong phiên 29/9 Cùng với diễn biến thị trường phiên 29/9 trong nước tiếp tục ảm đảm, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì xu thế bán ròng trên cả hai sàn. Trong đó, khối này tập trung bán mạnh các cổ phiếu bluechip như KDC, SSI, GAS... đã tạo sức ép tới thị trường khiến VN-Index lùi vầ sát mốc 560 điểm....