Đâu đó mưa đã ngừng rơi
“Nếu không có chuyện gì xảy ra, chỉ cần 5 năm nữa thôi thì em sẽ lên chức bếp trưởng”.
Luân nói với tôi khi em đang ho sặc sụa và ăn vào nôn ra ngay. Tôi bảo rằng lo mà đi khám đi, chứ cứ để hoài như vậy không tốt đâu. Em bảo đã đi khám. Bác sĩ bảo bị trào ngược dạ dày. Nói rồi cậu ấy im lặng một lúc lâu, nhịp thở dài kèm khuôn mặt nhăn nhó. Bác sĩ cho thuốc về uống vậy thôi, chứ mãi không hết. Em không dám đi nội soi. Lỡ bị ung thư thì biết làm răng?
Tôi ngồi im lặng và trong đầu nghĩ về căn bệnh ung thư. Căn bệnh ngày càng tăng theo cấp số nhân trên mảnh đất chữ S này. Ở đâu đó ngoài kia còn có cả làng bị ung thư và mới đây thôi, dượng của tôi cũng vừa tạm biệt cõi đời vì ung thư vòm họng. Ngày càng có nhiều chữ “hưởng dương” được viết lên bia mộ trong nghĩa trang. Nghĩ tới thôi, tôi đã thấy buồn hết sức.
Gia đình tôi ngày xưa nghèo lắm. Ba tôi làm bạn với rừng bằng những chuyến đi trầm nhưng chẳng mấy lần có trầm mang về nhà đổi gạo. Đi chuyến nào “ột” chuyến đó. Gạo cơm, mắm muối mua ký nợ người ta, riết không trả được, vậy là bao nhiêu bàn ghế, giường tủ từng sắm được đều đội nón ra đi. Mẹ tôi trước làm công nhân lâm trường, sinh con thứ ba, sợ bị phạt quá đành xin thôi việc về quảy gióng lên vai đi buôn rau muống. Những năm tháng tuổi thơ của chị em chúng tôi đi qua trong những ngày vắng cha triền miên và trong những cơn say của người đàn ông bất lực không thể nuôi được vợ con nên quay ra bạo hành, đánh chửi họ.
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Trong nhà, tôi là đứa được học nhiều nhất. Bởi trong suy nghĩ của tôi, phải học mới thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Tôi đã quá quen thuộc với những buổi chợ cùng mẹ, những ngày bàn tay dính mủ môn tím đến đen ngòm, những ngày tay nhức không biết làm sao cho hết khi cắt quả dứa bị trượt dao khứa ngọt vào tay… Và tôi cũng không thể quên được không biết bao nhiêu lần mẹ tôi bảo: “Con kiếm cái nghề chi rồi học nghề, mẹ không có tiền cho con đi học nữa”.
Chị em chúng tôi lớn lên bằng gánh hàng rong của mẹ. Với những buổi chợ sớm hôm từ lúc gà gáy sáng, bất chấp mưa nắng, lũ lụt hay rét mướt, mẹ vẫn quảy đôi gióng trên vai và bước đi trong đêm.
Gánh hàng rong của mẹ chỉ có thể nuôi được một trong ba chị em tôi theo học đến nơi đến chốn. Xong cấp II, Luân tình nguyện bỏ học giữa chừng để đi làm phụ mẹ nuôi chị đi học. Nó thuyết phục mẹ: “Con là con trai, làm chi cũng được, nên mẹ cho con nghỉ, đi phụ hồ phụ tiền mẹ cho chị đi học tiếp, vì chị ham học và vì mẹ không đủ tiền để cho tụi con đi học hết được”. Mẹ tôi chảy nước mắt, không nói nên lời nào, chỉ biết đứng ôm cái cột nhà, đau khổ. Mẹ từng ước giá như ba tôi có một công việc gì đó, không rưụ chè bê tha. Mẹ từng ước giá như mẹ có thể có đủ tiền cho chị em tôi cùng đi học. Nhưng, mẹ chỉ nuôi được một đứa, và hai đứa em trai của tôi ưu tiên cho chị chúng được tiếp tục đến trường.
Những tháng ngày sau đó là những tháng ngày Luân cặm cụi với công việc phụ hồ mặc dù nắng mưa. Trên chiếc xe đạp cũ, em rong ruổi khắp Huế để kiếm việc rồi đi làm. Những ngày hè nắng như đổ lửa, một đứa có thân hình còi cọc như em lại có thể vác cả bao xi-măng đi một quãng dài. Những ngày mưa, cu cậu đi làm về len lén ra sau nhà, lấy trong túi quần những miếng băng keo cá nhân dán đầy những đầu ngón tay và ngón chân đang nhầy nhụa vì bị vôi ăn đến tươm máu. Ấy vậy mà, đến ngày nhận lương, em lại vui vẻ đưa hết cho mẹ: “Mẹ cất để cho chị nộp học phí”. Những lúc như vậy, tôi chẳng dám nhìn vào mắt em, tôi chẳng dám đối diện với em. Tôi thấy mình có tội. Việc mong muốn đi học đã làm tôi trở thành gánh nặng cho cả nhà.
Ngày tôi vào được đại học, em tôi là người vui nhất. Đó là một ngày trời mưa. Một người quen của mẹ tôi đi chợ, ghé chỗ mẹ bán rau và bảo rằng thấy tên tôi được đăng trên báo, trong danh sách những thí sinh có điểm cao. Em tôi, chiều ấy đi làm về, quăng cái xe không thèm dựng, chạy ào vào nhà rồi nhảy tưng tưng. Thời ấy, đậu được vào đại học còn hơn trúng số độc đắc. Luân vui như chính cậu ấy là người được vào đại học vậy.
Tôi mơ về tương lai trước mắt, rằng tôi sẽ học những môn đại cương, sau đó tập tành viết bài gửi báo cộng tác để trang trải học phí. Tôi đã làm điều đó suốt những năm tháng đại học. Và tôi chủ ý thi vào ngành này cũng vì muốn được kiếm tiền sớm để đỡ đần gia đình mình.
Khi như thò được một chân vào cánh cửa thoát nghèo, tôi bắt đầu nghĩ đến việc xin cho Luân đi học lại cấp III. Nhưng, em ấy đã quá tuổi, tôi chỉ có thể xin vào trung tâm giáo dục thường xuyên để học tiếp mà thôi.
Em quay trở lại trường. Vui lắm. Tôi cũng cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. Luân đã vì tôi mà phải bỏ học giữa chừng, đã vì tôi mà bán sức kiếm tiền cho tôi đi học. Em đã vì tôi mà chịu khổ nhiều rồi.
Học xong cấp III, Luân thi vào trường nghề. Em chọn ngành kỹ thuật chế biến món ăn để theo học với ước mơ trở thành một đầu bếp. Mà chọn việc này cũng có nguồn cơn, bởi gia đình không có tiền, không có quen biết để xin việc sau khi học xong. Học ngành này dễ kiếm việc, bởi Huế là kinh đô du lịch, nhà hàng, khách sạn rất nhiều. Em nghĩ vậy và chăm chỉ học hành.
Tôi tốt nghiệp ra trường, vẫn làm công việc “viết dạo”, cộng tác với bất kỳ đâu có thể đăng được bài của mình để kiếm nhuận bút trang trải cuộc sống. Ngoài ra, chẳng thể làm cố định ở bất cứ chỗ nào. Mà cũng chẳng có đủ tiền để chạy việc, nên đành thôi, cứ an phận “trời cho chừng nào nhận chừng đó”.
Em tôi ra trường, xin vào làm việc tại một khách sạn. Ban đầu chỉ là đứa ngồi nhặt rau, rửa rau, cắt rau củ. Nhưng bằng sự cố gắng học hỏi không ngừng và bằng cả sự quyết tâm, mặc dù không hề có bất kỳ cái gậy nào để chống lưng, em ấy cũng đã làm được tới vị trí bếp phó sau bao nhiêu năm gắn bó và cố gắng.
Chiều nay, Huế đổ một cơn mưa lớn sau bao nhiêu ngày nắng thâm trầm. Em vẫn đang ho sặc sụa. Tôi cũng sợ. Một ngày nào đó trên phiếu kết quả xét nghiệm là một kết quả không như mong đợi. Nhưng, sau cơn mưa giải nhiệt, bầu trời hừng lên trong veo, sáng sủa nhất, cầu vồng cũng đã xuất hiện. Và tôi cũng hy vọng, em tôi sẽ trở thành một đầu bếp giỏi sau chừng ấy năm cố gắng và hy sinh. Ai có thể tưởng tượng rằng một cậu bé bỏ học nửa chừng đi phụ hồ nuôi chị đi học, một ngày kia lại trở thành bếp trưởng cơ chứ. Nhưng, cuộc đời mà. Chỉ cần cố gắng hết sức, số phận ắt sẽ được an bài.
Cuộc đời mà, chỉ cần cố gắng thôi.
Thêm niềm vui sống
Video đang HOT
Thôi nôi con là sinh nhật của ba
Mãi đến lúc chạm vào lục thập
Ba mới được chăm sóc, nâng niu
Một tình yêu thiêng liêng lần thứ nhất
Ba mới được ẵm bồng bóng mát
Từ hình hài bé xíu mới thôi nôi
Ba lại được vỗ về an ủi
Lúc nội con thăm thẳm cuối chân trời
Năm tháng dài hạnh phúc lẫn buồn vui
Hạt đã gieo, nay nẩy mầm xuân sắc
Nương theo con, ba lại lớn từng ngày
Hình với bóng đã thủy chung bền chặt
Con thôi nôi cũng là ba sinh nhật
Có trong nhau trong hơi thở của nhau
Một mầm xanh, một cội nguồn, chỉ một
Xin tạ ơn niềm vui sống nhiệm mầu.
Lê Minh Quốc (tháng 9-2019)
Nhan sắc
Nhan sắc
Thường là do trời ban cho
Người đàn bà coi như báu vật
Họ thường tiêu xài nhan sắc của mình tuỳ theo mỗi số phận.
Nhan sắc em là giấc ngủ nồng của con
Là sự tảo tần đêm mưa chờ chồng
Là sớm khuya thân cò lặn lội
Một đời dầm dãi gió sương
Nhan sắc em chín lịm vào trong
Như quả ngọt đồng làng
Như tầng tầng câu thơ đa nghĩa
Mơ hồ một cõi mênh mang
Em đâu phải hồng nhan
Mà trời trao phận bạc
Thơ tôi không làm thêm nhan sắc
Em cứ lặng thầm mà chín vào trong.
Trời không cho, đời không ban
Em làm nên nhan sắc riêng mình…
Nguyễn Ngọc Hạnh
Truyện ngắn của NAM GIAO
Theo nld.com.vn
15 bí mật về Đại học Bách Khoa Hà Nội: Rớt môn như cơm bữa, nguy cơ bị đuổi học cực cao, con trai nhiều nhưng không dành cho bạn!
Nhiều năm qua, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trở thành ngôi trường mơ ước của các bạn sinh viên bởi chất lượng đào tạo nhất nhì cả nước, nhưng đằng sau bảng thành tích danh giá còn vô vàn điều thú vị khiến không ít người phải ngỡ ngàng.
Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) được coi là "anh cả" của khối ngành kỹ thuật, khối ngành công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam. Ngôi trường này luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều các bạn học sinh yêu thích sự tìm tòi, khám phá, nghiên cứu công nghệ, đặc biệt trong thời buổi hội nhập, phát triển như hiện nay.
Với các trường đại học có ngành kỹ thuật tốt nhất miền Bắc, Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn tự hào vì được xem là "ứng cử viên nặng ký" cho ngôi vị quán quân về chất lượng đào tạo vượt trội và tiến bộ. Tuy nhiên ngoài những thành tích học tập đáng nể, Bách Khoa còn sở hữu dàn nam sinh áp đảo, là một trong ba ngôi trường đình đám của khối Bách Kinh Xây, nơi hội tụ trăm ngàn câu chuyện trên trời dưới biển rầm rộ khắp mạng xã hội, để biết những điều chưa từng được tiết lộ về HUST hãy cùng theo dõi infographic dưới đây ngay nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Nhìn những bộ đồ được sửa đi sửa lại cả trăm lần của sinh viên ngành thiết kế, câu chuyện "đẽo cày giữa đường" là có thật! Vốn là một trong những ngành học sáng tạo bậc nhất, nhưng sáng tạo đến mức này thì ai cũng phải "quỳ" các cô cậu sinh viên ngành thiết kế thời trang. Vơi đặc thù chuyên ngành cua minh, sinh viên ngành thiết kế luôn trong tình trạng quá tải bởi lượng bài tập chồng chất, mặt mũi lờ đờ vì ngủ thiếu...