Đậu đen chữa đau lưng, viêm gan
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Ảnh minh họa: Internet
Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:
Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.
Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
Video đang HOT
Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.
Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.
Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.
Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.
BS Hoàng Trung
Sức khỏe & Đời sống
Bài thuốc hay giúp chàng tự tin lâm trận
Theo Đông y, nguyên nhân là do cơ thể suy nhược (tâm tỳ bị tổn thương làm tinh khí hao kiệt); do rối loạn thần kinh chức năng (thận hư gây bại tinh huyết); do viêm nhiễm lâu ngày; sỏi niệu quản... Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ trị bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Liệt dương do suy nhược cơ thể (tâm, tỳ hư): người bệnh da xanh, ăn kém ngủ ít, di tinh liệt dương; rêu lưỡi trắng chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Phép chữa: ôn bổ tâm tỳ. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, ý dĩ 12g, trâu cổ 8g, sa nhân 6g, hoàng tinh 12g, cám nếp 12g, cao ban long 8g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Quy tỳ thang: bạch truật 4g, nhân sâm 4g, chích huỳnh kỳ 4g, phục thần 4g, đương quy 4g, toan táo nhân 4g, viễn chí 2g, mộc hương 2g, chích thảo 4g, long nhãn nhục 5 quả, táo tàu 4 quả, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 20 ngày nghỉ 10 ngày, uống liên tiếp trong 3 tháng.
Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: người bệnh sắc mặt trắng, đau lưng, ù tai, mỏi gối, mắt mờ, ăn kém, sợ lạnh, tay chân lạnh, ngủ ít, di tinh, liệt dương, hồi hộp, mạch trầm tế nhược. Phép chữa: ôn bổ hạ nguyên, an thần. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Đại bổ nguyên tiễn gia giảm: đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, sơn thù 9g, kỷ tử 12g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ban long hoàn: thục địa 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục linh 12g, lộc giác giao 20g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-30 viên.
Bài 3: bố chính sâm 12g, hoài sơn 12g, sâm cau 8g, trâu cổ 12g, cam thảo nam 8g, kỷ tử 12g, cáp giới 8g, ngũ gia bì 8g, ngưu tất 12g, tục đoạn 12g, thạch hộc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Liệt dương do viêm nhiễm: hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch nhu sác. Phép chữa: tư âm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: vỏ núc nác 12g, ý dĩ 12g, mạch môn 12g, kỷ tử 12g, thục địa 12g, trâu cổ 8g, huyết đằng 12g, hà thủ ô 12g, phá cố chỉ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng bá nam 20g, ý dĩ 16g, trâu cổ 16g; mạc môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi vị 12g; tỳ giải 24g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 20 thang.
Theo SKDS
Món ăn giúp quý ông thêm sinh lực Sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng ở công sở, các đấng mày râu thường trở về nhà với bộ dạng mệt mỏi, chán chường nên "chuyện ấy" cũng ảnh hưởng khá nhiều. Các bà vợ tâm lý hãy chuẩn bị những món ăn vừa ngon, vừa dễ tìm lại còn tiếp thêm sinh lực. Hành tây ngâm dấm: hành tây...