“Đau đầu” tìm người kế nhiệm Ngoại trưởng Hillary Clinton
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không phải là người duy nhất rời khỏi vị trí lãnh đạo trong nội các mới của ông Obama trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua khẳng định, kết quả cuộc bầu cử ngày 6.11 không làm thay đổi kế hoạch ra đi của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
“Các bạn đã nhiều lần nghe thấy Ngoại trưởng Clinton nói rằng bà ấy dự định sẽ chứng kiến quá trình chuyển giao cho người kế nhiệm, sau đó bà sẽ quay trở lại cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói.
Video đang HOT
Bà Nuland cho biết, một số phương tiện truyền thông có thể đã “hiểu sai” những phát biểu gần đây của bà Clinton rằng bà có khả năng sẽ ở lại lâu hơn.
“Những gì ngoại trưởng nói là bà ấy sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao cho người kế nhiệm diễn ra suôn sẻ, tôi cho rằng đó mới là ý định của Ngoại trưởng” – người phát ngôn nói.
Việc lựa chọn người thay thế bà Clinton- một nhà ngoại giao xuất sắc- có thể sẽ là một trong những thách thức khó khăn nhất của chính quyền ông Obama trong nhiệm kỳ mới.
Các nhà phân tích chính trị đã đưa ra một danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho vị trí này, bao gồm Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ John Kerry, Đại sứ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice và Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon.
Tuy nhiên, mỗi ứng cử viên này lại có những mặt hạn chế khiến họ khó có thể đảm đương xuất sắc vai trò tổng tư lệnh lĩnh vực ngoại giao.
“Năng lực tỏa sáng là điều hết sức quan trọng cho vị trí này. Rất khó để theo kịp một người tài năng, được công chúng yêu thích và có tính quảng giao toàn cầu như bà Hillary Clinton” – Andrew Schwartz- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế chiến lược ở Washington, nói. “Đây là một phần nỗ lực của ông Obama nhằm sửa đổi hình ảnh của Mỹ với thế giới, và ông ấy cảm thấy rằng chỉ có những người xuất sắc mới làm được điều đó”.
Kết quả cuộc bầu cử cho thấy, Đảng Dân chủ chiếm đa số tại thượng viện, do vậy vẫn phải chờ xem liệu Thượng nghị sĩ John Kerry có được đề cử vào chức vụ ngoại trưởng hay không. Mặc dù John Kerry là một ứng viên sáng giá, song nếu đảm nhận chức vụ này, Đảng Dân chủ sẽ mất một ghế thượng nghị sĩ bang Massachusetts vào tay phe Cộng hòa.
Về phần Đại sứ Susan Rice, bà đang phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích từ phe Cộng hòa về những phát biểu của mình sau vụ tấn công ngày 11.9 vào Lãnh sự quán Mỹ ở Libya, khiến Đại sứ J.Christopher thiệt mạng. Bà nói rằng vụ tấn công là sự bùng nổ tự phát, chứ không phải được lên kế hoạch từ trước.
Nhân vật còn lại- cố vấn Tom Donilon- mặc dù là “tai mắt” của Tổng thống Obama, song vấn đề là rất ít người bên ngoài Washington biết đến ông này. Câu hỏi đặt ra là Tom Donilon có đủ sức để đại diện cho bộ mặt ngoại giao của Mỹ với thế giới hay không.
Ngoài Ngoại trưởng Clinton, còn có nhiều đồn đoán rằng Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cũng sẽ ra đi vào đầu hoặc giữa năm 2013, sau 4 năm điều hành Bộ Quốc phòng và CIA.
Các ứng cử viên có thể thay thế ông Panetta gồm cựu Giám đốc phụ trách chính sách Lầu Năm góc Michelle Flournoy – nữ bộ trưởng quốc phòng tương lai đầu tiên – và Ashton Carter- hiện đang là phó cho ông Panetta.
Theo laodong
"Trân Châu cảng trên mạng"
Không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta lên tiếng cảnh báo khả năng Mỹ phải đối mặt với một vụ "Trân Châu cảng trên mạng", Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã cân nhắc việc thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng.
Một trung tâm chỉ huy của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ ở căn cứ Fort Meade
Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) Jane Holl Lute ngày 31-10 cho biết, lực lượng dự bị chiến tranh mạng, khi được thành lập, trước hết sẽ bao gồm các chuyên gia an ninh máy tính từng làm việc trong chính phủ đã nghỉ hưu chuyển sang làm việc cho các công ty tư nhân và sau đó gồm cả những chuyên gia chưa từng làm việc trong các cơ quan chính phủ. Theo bà Lute, hiện các phương án đang được cân nhắc song hy vọng lực lượng dự bị đặc chủng này sẽ được thành lập trong vòng một năm.
Ý tưởng thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng của nước Mỹ được đưa ra sau khi có các ý kiến của các quan chức an ninh cấp cao lo ngại rằng hiện trạng sức mạnh của đội ngũ chiến tranh mạng là chưa đủ mạnh trong khi nguy cơ của cuộc chiến này với nước Mỹ ngày càng nghiêm trọng. Đích thân Bộ trưởng Panetta mới đây đã cảnh báo rằng nước Mỹ phải đối mặt với một vụ "Trân Châu cảng trên mạng" khi ngày càng dễ bị tin tặc nước ngoài tấn công để phá hủy mạng lưới điện quốc gia, hệ thống giao thông, mạng lưới tài chính... hay đánh cắp các dữ liệu tuyệt mật quốc gia.
Cùng chung nỗi lo nguy cơ gia tăng mà đội ngũ nhân lực lại quá yếu, Giáo sư William Robertson của Đại học Northeastern cho rằng những cảnh báo về vấn đề này hoàn toàn không cường điệu và Chính phủ Mỹ hiện đang đau đầu về mối đe dọa tấn công mạng. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày có hàng triệu cá nhân và tổ chức muốn thâm nhập các trang mạng do Lầu Năm Góc quản lý hay riêng các mạng lưới tài chính và ngân hàng ở Mỹ đã phải hứng chịu hàng trăm nghìn vụ tấn công mỗi ngày.
Chính vì thế Mỹ là nước đi tiên phong trong nỗ lực phòng thủ chiến tranh mạng với việc từ tháng 6-2009 đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến tranh mạng đặt tổng hành dinh tại căn cứ quân sự Fort Meade, bang Maryland. Kể từ đó tới nay, Mỹ cũng đã triển khai hàng loạt chính sách và biện pháp nhằm tăng cường khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh trong không gian mạng.
Quan trọng nhất là Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố chiến lược an ninh mạng mới, trong đó xác định tăng cường an ninh, đề phòng các cuộc tấn công mạng sẽ là nhân tố quan trọng trong việc định hình sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai. Chiến lược mới cho phép quân Mỹ "đáp trả không khoan nhượng" các tấn công mạng giống như đối với các cuộc tấn công quân sự trên bộ, trên không và trên biển.
Thế nhưng, cho dù Nhà Trắng năm 2012 đã dành ngân sách 56,7 tỷ USD cho DHS, trong đó dành hơn 230 triệu USD để nâng cấp hệ thống an ninh mạng, song vẫn chưa thể giải toả mối lo tấn công mạng. Do vậy, DHS phải tính tới việc thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng.
Theo ANTD
Mỹ bổ sung Hàn Quốc vào lá chắn tên lửa Washington sẽ tiếp tục mở rộng lá chắn tên lửa tại Đông Bắc Á, bằng cách bổ sung thêm Hàn Quốc vào hệ thống phòng thủ này. Chỉ một tháng sau khi thông báo lắp đặt radar phòng thủ tên lửa tối tân thứ hai tại Nhật Bản, Mỹ vừa úp mở về kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa tại châu...