Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị
Theo chuyên gia, phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Chử Văn Dũng (Khoa Nội – Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm.
Đau đầu là hiện tượng đau lan tỏa một vùng bất kỳ ở khu vực đầu – mặt do kích thích các thụ cảm thần kinh đau. Phần lớn cấu trúc nhu mô não và khu vực não thất không nhạy cảm với đau.
Một số trường hợp đau đầu là biểu hiện của nhiều bệnh nặng cần đi khám sớm để chữa trị (ảnh nguồn Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức).
Các cấu trúc nhận cảm đau vùng đầu mặt bao gồm: da, tổ chức dưới da; cơ vùng đầu – cổ; động mạch ngoài sọ và màng xương sọ; cấu trúc vi thể mắt, tai, khoang mũi, hàm mặt; các xoang tĩnh mạch màng cứng và các nhánh, khu vực xoang hang; màng cứng nội sọ; các động mạch lớn.
Phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Cụ thể, đau đầu có thể do bệnh lý mạch máu não (thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết, viêm mạch, dị dạng mạch, huyết khối xoang tĩnh mạch,…); viêm do nhiễm trùng (viêm màng não, viêm não, áp xe não,..) hoặc không do nhiễm trùng (tự miễn, ung thư, hóa học); chấn thương sọ não; u não và các khối choán chỗ; hội chứng tăng áp lực nội sọ; dị dạng Chiari loại I;…
Hoặc, bệnh lý về mắt, bệnh lý về tai mũi họng, bệnh lý về nha khoa, bệnh động mạch cảnh hoặc đốt sống đoạn ngoài sọ (bóc tách động mạch).
Ngoài ra do cơn tăng huyết áp, sốt cao, thiếu oxy máu, tăng C02 máu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virus,… Các nguyên cứu cho thấy, hơn 95% các trường hợp đau đầu là lành tính.
Video đang HOT
Các trường hợp đau đầu do các bệnh lý nguy chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên ít người có thể phân biệt được trường hợp nào là nghiêm trọng. Có một số yếu tố cảnh báo nguy hiểm ở nhưng người mắc đau đầu như triệu chứng hoặc dấu hiệu thần kinh (ví dụ: ý thức thay đổi, tê yếu tay chân, song thị, phù gai thị, méo miệng, nói khó, không hiểu lời nói,…), tăng huyết áp nặng, người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc ung thư, đau đầu kèm cứng cổ, đau đầu như sét đánh (đau đầu dữ dội và đạt đỉnh trong vòng vài giây).
Người bệnh có thể có tình trạng co giật, thay đổi tính cách, lú lẫn hoặc ngất xỉu, đau đầu tăng khi ho hoặc khi vận động, các triệu chứng toàn thân (ví dụ: sốt, sụt cân,…) như đau đầu ngày càng trầm trọng hoặc cơn đau đầu tính chất khác hẳn trước đây, khởi phát đau đầu sau 50 tuổi.
Nếu đau đầu mà có kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu cảnh báo trên, người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được bác sỹ đánh giá đầy đủ.
Cũng theo bác sĩ Chử Văn Dũng, hầu hết các trường hợp đau đầu lành tính có thể được chẩn đoán thông qua hỏi bệnh và khám bệnh mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, một số bệnh lý nghiêm trọng có thể cần phải xét nghiệm khẩn cấp hoặc ngay lập tức (khi có các dấu hiệu cảnh báo).
Cộng hưởng từ sọ não (MRI) cho đánh giá hiệu quả nhất hình ảnh về não bộ, cắt lớp vi tính sọ não cũng có thể sử dụng. Có thể dựng phim mạch máu não (MRA hoặc CTA) để đánh giá về tình trạng mạch khi nghi ngờ.
Ngoài ra, nếu đang nghi ngờ viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, viêm não hoặc bất kỳ nguyên nhân nào của viêm màng não nên chọc dịch não tủy và xét nghiệm dịch não tủy.
Các xét nghiệm, thăm dò khác (ví dụ: đo nhãn áp, soi đáy mắt, xét nghiệm máu, nội soi tai mũi họng,…) có thể được thực hiện khi có triệu chứng gợi ý tùy tình huống.
Thực hư điều trị đột quỵ bằng... cạo gió
Theo các chuyên gia, việc bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể là những phương thức không có cơ sở khoa học trong điều trị đột quỵ.
Đột quỵ là bệnh có thể gây tử vong cao và để lại di chứng nếu không được chữa trị kịp thời. Ảnh minh họa
Thậm chí, việc thực hiện những phương pháp đó sẽ làm chậm trễ thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện.
Đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Nếu trước đây, các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Bệnh đột quỵ thậm chí xuất hiện nhiều ở nhóm dưới 50 tuổi.
Trong đó, các triệu chứng của đột quỵ bao gồm: Đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, đột ngột có cảm giác tê yếu hoặc liệt ở mặt, đột ngột không nói được, giọng nói bị thay đổi, khó khăn trong phát âm.
Theo các thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ là người trẻ và trung niên chiếm 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm. Đáng chú ý, số người bệnh là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Theo TS.BS Nguyễn Công Hựu - Giám đốc Bệnh viện E, đột quỵ là bệnh có thể gây tử vong cao và để lại di chứng nếu không được chữa trị kịp thời. TS Hựu dẫn chứng, số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới. Trong đó, có 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn.
Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi, nhất là những người trên 64 tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng đáng báo động, chiếm khoảng 25% các ca đột quỵ.
Nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng rượu, bia và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, ma túy, đi kèm với lối sống ít vận động làm gia tăng tình trạng béo phì, cũng như các bệnh lý khác.
Phương pháp dân gian không có hiệu quả
ThS.BS Phạm Nguyên Bình - Phụ trách Phó khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cho hay, trong đột quỵ, có bệnh lý đột quỵ thiếu máu não (hay còn gọi là nhồi máu não). Đây là tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn do những huyết khối và biểu hiện là bệnh nhân nói ngọng, méo miệng, yếu liệt tay chân.
Theo bác sĩ Nguyên Bình, các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt thật ra không phải là các triệu chứng điển hình của bệnh lý đột quỵ. Nó có thể nằm trong các bệnh lý khác của thần kinh như: Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiền đình, mệt mỏi, suy nhược thần kinh...
"Thực chất, thuốc tăng tuần hoàn não không giúp ích cho việc điều trị đột quỵ. Do đó, chúng ta không nên lạm dụng các thuốc tăng tuần hoàn não mà nên đến các bác sĩ để tư vấn điều trị đúng chuyên khoa", ThS.BS Phạm Nguyên Bình khuyến cáo.
Bác sĩ Phạm Nguyên Bình chia sẻ, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã gặp những trường hợp xử trí ở nhà như bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể. Đây là những cách thường làm qua phương thức truyền miệng. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể là những phương thức không có cơ sở khoa học trong điều trị đột quỵ.
"Khi chúng ta áp dụng những phương thức đó cho người thân, có thể không giúp được họ. Thậm chí, việc thực hiện những phương pháp đó sẽ làm chậm trễ thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện và giảm hiệu quả điều trị trong đột quỵ. Chúng ta nên tận dụng 'thời gian vàng' để đưa người thân đến bệnh viện nơi có đơn vị đột quỵ để điều trị càng sớm càng tốt", ThS.BS Phạm Nguyên Bình nhấn mạnh.
Cũng theo bác sĩ Bình, trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân bị đột quỵ, một số trường hợp đã cắt lể trước đó. Tuy nhiên, thực tế, khi đến bệnh viện, với bệnh nhân có chỉ định điều trị thuốc như tiêm xử lý vùng tĩnh mạch, thì việc cắt lể gây biến chứng chảy máu. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho bệnh nhân trong điều trị đột quỵ.
PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan như giao thông không thuận lợi, bệnh nhân ở xa trung tâm cấp cứu đột quỵ, phải kể đến những quan niệm sai lầm về sơ cứu đột quỵ vẫn còn phổ biến. Thông thường, khi thấy ai bất tỉnh, nhiều người cứ tưởng họ bị "trúng gió" và dùng những biện pháp dân gian thay vì lập tức chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Chuyên gia nhấn mạnh, các phương pháp dân gian chữa đột quỵ như chích máu 10 đầu ngón tay, nằm dốc ngược đầu, đứng một chân... hay trường hợp người nhà cho bệnh nhân uống nước đường, nước chanh hoặc thuốc Đông y... đều không được khoa học chứng minh là có hiệu quả. Việc chần chừ đưa người bệnh đi viện sẽ làm mất thời gian cấp cứu tốt nhất, để lại những hậu quả đáng tiếc.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là từ 4 - 6 tiếng. Do đó, việc nhận biết sớm được các triệu chứng của đột quỵ là vô cùng quan trọng.
Người bị đột quỵ thường gặp phải các tình trạng như: Cảm thấy mất thăng bằng, loạng choạng; Mờ hoặc mất thị lực một phần hay hoàn toàn; Khuôn mặt bị mất cân đối, chảy xệ một bên mặt, nhân trung bị lệch; Cơ thể mệt mỏi, không sức lực, khó khăn trong vận động, bị liệt một bên người.
Ngoài ra, người đột quỵ cũng có thể bị thay đổi giọng nói, khó khăn trong phát âm, nói ngọng bất thường.
Khi bắt gặp những triệu chứng trên, người dân cần gọi ngay cho số cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Để dự phòng đột quỵ và đảm bảo sức khỏe, người dân cần giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên (30 phút/ngày, 150 phút mỗi tuần).
Đồng thời, có chế độ ăn đúng như: Giảm chất béo, giảm muối, tăng cường rau và trái cây. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là duy trì điều trị ở những bệnh lý mãn tính như rung nhĩ, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Cẩn thận với tụt huyết áp tư thế đứng Tụt huyết áp tư thế đứng xảy ra khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đột ngột đứng dậy. Tụt huyết áp nên làm gi? Nếu bạn đang nằm hoặc ngồi sau đó đột ngột đứng dậy và cảm thấy có các biểu hiện sau thì bạn đang gặp tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là tụt huyết...