Đau đầu cảnh báo bệnh gì: Nhận biết, phòng ngừa

Theo dõi VGT trên

Trường hợp trẻ đau đầu kéo dài, kèm theo các dấu hiệu, triệu chứng suy kiệt, đó có thể là một cảnh báo cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Đau đầu cảnh báo bệnh gì: Nhận biết, phòng ngừa - Hình 1

Đau đầu là triệu chứng khá phổ biến. Ảnh minh họa: Freepik

Bệnh hình thành thế nào?

Đau đầu xảy ra ở bất kỳ độ t.uổi nào và khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe. Chị Nguyễn Thị Hiền (Long Biên, Hà Nội) cho biết thường xuyên phải uống thuốc giảm đau. Mỗi khi thời tiết thay đổi, chị thường gặp những cơn đau đầu vật vã đến toát mồ hôi và gần như không thể làm được việc gì.

Trẻ đau đầu đột ngột, dữ dội hoặc bị thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, thể chất hay tâm lý. Do đó, phụ huynh không được chủ quan khi con xuất hiện những cơn đau như vậy.

Chị Lê Minh Ngọc (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, cô con gái đang học lớp 3 thường kêu đau đầu, kèm theo chóng mặt. Ban đầu chị nghĩ do thay đổi thời tiết, tuy nhiên cơn đau kéo dài không dứt. Cho con đi khám, bác sĩ kết luận trẻ bị cận thị độ nặng có thể do sử dụng thiết bị công nghệ thời gian dài kèm theo ít vận động.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng – Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, đau đầu là hiện tượng đau nhức, khó chịu vùng đầu hoặc mặt. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc thường xuyên, khu trú hoặc toàn bộ vùng đầu, mặt. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ t.uổi nào, thậm chí là trẻ sơ sinh. Trong đó, cơn đau đầu ở trẻ thường được chia làm 2 nhóm chính là cấp tính và tái phát.

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu cấp tính chủ yếu do thời tiết và các yếu tố xung quanh khiến trẻ mắc các bệnh lý n.hiễm t.rùng cấp. Một số bệnh thường gặp như viêm họng, viêm amidan cấp, viêm xoang, sốt xuất huyết, viêm não, viêm màng não.

Với đau đầu tái phát, bác sĩ Hằng lưu ý: “Khi trẻ đau đầu thường xuyên, cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt khi trẻ có các dấu hiệu đau nửa đầu, đau do căng cơ, căng thẳng hay thiếu m.áu não… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt”.

Theo bác sĩ Hằng, cơn đau đầu của trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bệnh thường gặp ở trẻ như cảm lạnh, cảm cúm, n.hiễm t.rùng đặc biệt n.hiễm t.rùng tai và xoang là một trong những nguyên nhân chính. Đối với các bệnh n.hiễm t.rùng nguy hiểm hơn như viêm não, viêm màng não… trẻ cũng có thể có biểu hiện đau đầu, cùng các triệu chứng nghiêm trọng khác như sốt cao, gáy cứng, nôn mửa và rối loạn tri giác.

Trẻ tinh nghịch, té ngã khiến đầu xuất hiện các vết thương, sưng, bầm tím… cũng có thể dẫn đến đau đầu. Do đó, khi thấy con bị chấn thương đầu, đặc biệt khi va đ.ập mạnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra chi tiết. Các vấn đề về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị khi không được phát hiện sớm, đeo kính đúng tiêu cự, mắt phải điều tiết liên tục, hay các bệnh lý về mắt như viêm kết mạc, viêm tuyến lệ… cũng dẫn đến đau đầu.

Bên cạnh đó, nhiều trẻ có thể gặp căng thẳng, lo lắng trong học tập hay mối quan hệ xung quanh bạn bè, giáo viên, phụ huynh cũng là nguyên nhân khiến trẻ đau đầu, hoặc trẻ bị trầm cảm, cô đơn và buồn bã. Chứng đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Tức, nếu được sinh ra trong gia đình có t.iền sử bị đau đầu, trẻ có nguy cơ bị đau đầu cao hơn bình thường.

Video đang HOT

Nếu trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử sớm như điện thoại, iPad, máy tính… hay xem các chương trình quá lâu sẽ gây áp lực lên não, đồng thời tác động của nhiệt độ môi trường quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân gây đau đầu.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ gặp các vấn đề về não bộ như có khối u, áp xe hay xuất huyết não khiến não bị chèn ép gây đau đầu mãn tính, càng ngày càng dữ dội. Phần lớn các trường hợp này, cơn đau đầu của trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như thị lực suy giảm, chóng mặt, khó phối hợp các chi, xuất hiện co giật.

Một số thực phẩm, đồ uống có khả năng kích thích não bộ như cà phê, socola, trà… cũng có thể khiến trẻ đau đầu. Trong đó, trẻ có thể bị đau đầu do ăn phải thức ăn chứa nhiều chất bảo quản thực phẩm, đặc biệt là nitrat – chất bảo quản được tìm thấy trong các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói… Cơn đau đầu của trẻ cũng sẽ có cường độ đau, thời gian và ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau đầu có thể do thay đổi thời tiết, điều này xảy ra phổ biến đối với mọi lứa t.uổi. Các triệu chứng thường xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường.

Nhiều người bị mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu đều tiết lộ rằng các cơn đau của họ phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi thời tiết. Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất khí quyển bên ngoài giảm xuống, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong các xoang của cơ thể.

Đau đầu cảnh báo bệnh gì: Nhận biết, phòng ngừa - Hình 2

Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Shutterstock

Cách chăm sóc trẻ đau đầu

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, khi trẻ nhức đầu do áp lực học hành cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hãy đưa con vào phòng có không gian yên tĩnh, tránh ồn ào và cho con nằm gối đầu cao hơn bình thường, đồng thời có thể sử dụng túi chườm để giảm bớt cơn đau. Cha mẹ cần theo dõi, nếu con không có biểu hiện gì nghiêm trọng chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau chấm dứt.

Nếu cơn đau trở nên dữ dội kèm theo các triệu chứng khác như nôn, sốt, chảy nước mũi… cha mẹ không tự ý mua thuốc về nhà điều trị mà hãy đưa con đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, đủ chất là một trong những nguyên tắc cơ bản.

Từ đó, trẻ phát triển khỏe mạnh, xóa tan cơn đau đầu, hạn chế mắc các bệnh vặt. Trẻ bị đau đầu nên bổ sung nhiều vitamin tự nhiên. Điển hình như vitamin B2 giúp giảm bớt cường độ cũng như tần suất xuất hiện cơn đau đầu. Magie giảm nhẹ và ngăn ngừa tình trạng đau nửa đầu ở trẻ, đặc biệt là trẻ thuộc độ t.uổi thanh, thiếu niên.

Đối với trẻ bị đau đầu do căng thẳng, bố mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến con rơi vào tình trạng này, từ đó, xóa bỏ căng thẳng và ngăn chặn nó tái diễn. Một số trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, bác sĩ có thể dùng thiết bị cảm biến ghi lại các phản ứng của cơ thể bao gồm hoạt động của não, nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt, khả năng hoạt động của tay chân.

Trẻ nên được điều chỉnh thời gian học tập, nghỉ ngơi khoa học nhằm tạo không gian thoải mái, tránh căng thẳng. Nếu cơn đau đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ, xuất hiện vào buổi sáng sớm, xảy ra liên tục, cường độ đau tăng dần kèm theo các triệu chứng đi kèm nghiêm trọng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Đau đầu cảnh báo bệnh gì: Nhận biết, phòng ngừa - Hình 3

Ảnh minh họa: ITN

Trong quá trình chăm sóc con tại nhà, bố mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện nghiêm trọng như đau đầu, đau nửa đầu đột ngột dữ dội, cơn đau đầu xuất hiện kèm theo các triệu chứng như nôn, buồn nôn, méo miệng, sốt cao không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi dùng thuốc hạ sốt, khó di chuyển chân tay, đau đầu xuất hiện thường xuyên, đau đầu sau khi bị chấn thương vùng đầu.

Đối với người đau đầu do thay đổi thời tiết, cách tốt nhất để ngăn ngừa là nhận biết được các kiểu đau đầu của bạn. Khi phát hiện được cơn đau đầu càng sớm thì việc phòng ngừa và điều trị sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Đối với người thường đau đầu do thay đổi thời tiết cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn vào hầu hết các ngày trong tuần, áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, tránh bỏ bữa. Bên cạnh đó, cần thực hiện các liệu pháp thư giãn nếu gặp phải căng thẳng.

Theo thống kê, có khoảng 20% trường hợp trẻ ở độ t.uổi từ 5 đến 17 t.uổi hay bị đau đầu. Trong đó, các loại đau đầu phổ biến ở nhóm t.uổi này là đau đầu do căng thẳng (15%) và chứng đau nửa đầu (5%). Phần lớn triệu chứng đau đầu ở t.rẻ e.m không quá nghiêm trọng. Để cải thiện tình trạng này phụ huynh có thể cho bé sử dụng các loại thuốc phù hợp, theo tư vấn hay chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc.

Tự uống thuốc nam chữa bệnh động kinh, bé 3 t.uổi nhập viện nguy kịch do ngộ độc chì

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi 3 t.uổi, bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.

Bệnh nhi có địa chỉ tại Thanh Hóa, có t.iền sử mắc bệnh động kinh từ 6 tháng t.uổi. Trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình thấy trẻ co giật nhiều hơn. Gia đình tự ý đi mua thuốc nam không rõ nguồn gốc dạng viên về cho trẻ uống. Sau khi dùng thuốc, tình trạng co giật của trẻ có giảm hơn, nhưng khoảng 1 tháng nay trẻ xuất hiện rối loạn hành vi, khóc buồn vô cớ, hay kêu đau đầu,...

Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái. Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc chì. Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và xét nghiệm định lượng chì trong m.áu, kết quả cho thấy bệnh nhi bị ngộ độc chì rất nặng. Nồng độ chì trong m.áu trên 100 g/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 g/dL). Ngoài ra, trẻ còn thiếu m.áu nặng và giãn não thất.

Hiện trẻ đang được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì trong m.áu,... tại khoa Điều trị tích cực - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, trẻ vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Tự uống thuốc nam chữa bệnh động kinh, bé 3 t.uổi nhập viện nguy kịch do ngộ độc chì - Hình 1

Trẻ đang được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì trong m.áu tại BV Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cấp cứu cho b.é g.ái T.M. (9 t.uổi, ở Hà Tĩnh) được chuyển đến viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác. Tại đây bệnh nhi được chẩn đoán bị ngộ độc chì nặng và có tổn thương não.

Bé T.M. cũng có có t.iền sử động kinh, thời gian gần đây gia đình thấy bé bị co giật nhiều nên đã mua thuốc cam không rõ nguồn gốc về cho bé uống.

TS.BS Đào Hữu Nam - Trưởng khoa Điều trị tích cực - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Chì (Lead) là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với t.rẻ e.m. Khi xâm nhập vào cơ thể, kim loại này có thể gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, tim mạch, huyết học, dạ dày, đường ruột, thận và sẽ phải mất hàng chục năm mới có thể thải được chì ra ngoài.

Ngộ độc chì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của t.rẻ e.m. Về thần kinh sẽ có các biểu hiện cấp tính như: kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt. Các biểu hiện lâu dài, không điển hình: chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu m.áu...

Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong m.áu.

Để phòng ngừa ngộ độc chì cho t.rẻ e.m, TS.BS Đào Hữu Nam khuyến cáo:

Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nam và các loại thuốc không rõ nguồn gốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ mắc bệnh động kinh nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung, cần phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị, dùng thuốc và tái khám theo lịch hẹn, không được tự ý ngừng thuốc, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và mọi vật lên miệng.

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với đồ chơi không đảm bảo chất lượng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải tình trạng ngộ độc chì, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngộ độc chì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với sự phát triển của t.rẻ e.m. Ở bất cứ độ t.uổi nào trẻ cũng có thể bị ngộ độc chì, nguyên nhân có thể do trẻ tiếp xúc với đồ chơi, sơn có chứa chì, nước bị ô nhiễm,... Đặc biệt, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở t.rẻ e.m mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt thường làm khi đau đầu
11:44:32 13/09/2024
Người trên 50 t.uổi nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?
11:39:14 13/09/2024
Tránh thói quen uống nước này vì không tốt cho sức khỏe
18:31:22 13/09/2024
Tác dụng của loại quả Việt Nam xuất khẩu top đầu thế giới
10:46:26 13/09/2024
Cảnh báo nguy cơ kháng kháng sinh: Hậu quả nghiêm trọng
06:52:11 14/09/2024
Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu
12:46:15 14/09/2024
Ngăn ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể
14:52:09 13/09/2024
4 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại trái cây trồng cực kỳ nhiều ở Việt Nam
14:58:36 13/09/2024

Tin đang nóng

Trưởng thôn Kho Vàng: '8 tiếng vàng' để chạy, thoát nạn nhờ làm theo 1 câu nói?
14:21:33 14/09/2024
Hoàng Nguyên Vũ chê cười Ưng Hoàng Phúc, Thơ Nguyễn và 1 nữ ca sĩ liền bênh vực
13:14:39 14/09/2024
H'Hen Niê mang 700kg gạo nhà trồng chi viện miền Bắc, check sao kê ra con số sốc
13:21:19 14/09/2024
MLee cúng tổ tự nhận là MUVN, kết quả được Hương Giang - Dược Sĩ Tiến dàn xếp?
14:32:38 14/09/2024
Vụ KOL 'giả bill' từ thiện: Người thừa nhận, người im lặng khoá trang cá nhân
15:28:50 14/09/2024
Ca sĩ Kasim Hoàng Vũ nhập viện cấp cứu
12:50:18 14/09/2024
2 sao hạng A Hoa ngữ "nuốt" t.iền từ thiện: Thành Long 62 tỷ, 1 người tận 1200 tỷ
13:24:25 14/09/2024
Duy Mạnh chốt kèo 3 tỷ thành công, ngoài đời rất khác, gây bão vì clip dạy con?
14:57:50 14/09/2024

Tin mới nhất

Biến dạng tay chân vì bệnh Gout

16:48:54 14/09/2024
Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân mắc Gout hơn 10 năm, với những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống.

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10:24:48 14/09/2024
Bơ cũng giàu vitamin E, có thể tăng chất lượng trứng, hỗ trợ hệ thống sinh sản. Chất béo lành mạnh trong quả bơ có thể giúp cơ thể hấp thụ vitamin tan trong chất béo hiệu quả hơn.

Dấu hiệu khi đi tiểu giúp người đàn ông phát hiện ung thư thận

09:07:41 14/09/2024
Kỹ thuật này với vết mổ rất nhỏ, xâm lấn tối thiểu, dễ tiếp cận và can thiệp vào các vùng bệnh lý, không mất m.áu. Thời gian hậu phẫu ngắn giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được WHO sơ duyệt

09:03:19 14/09/2024
Động thái trên mở đường cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận được vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, trong bối cảnh nhiều nước không có công nghệ và nguồn lực để kiểm tra nghiêm ngặt mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine.

Ngộ độc nước lau sàn vì tưởng nước ngọt

08:54:11 14/09/2024
Bác sĩ xác định đây là trường hợp ngộ độc hóa chất lau sàn và nhanh chóng tiến hành các biện pháp điều trị như bài niệu, giảm tiết và thải độc.

Người đổ nhiều mồ hôi, cẩn trọng với 4 căn bệnh này

08:47:02 14/09/2024
Phụ nữ trong độ t.uổi 40-50 thường gặp phải tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi khi bước vào giai đoạn mãn kinh, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đ.ánh trống ngực, lo âu, mất ngủ và loãng xương.

Vì sao ăn bí ngòi không nên gọt vỏ?

08:41:20 14/09/2024
Vì nó có ít carbohydrate, bí ngòi có chỉ số đường huyết thấp, và do đó giữ cho lượng đường cân bằng, và cũng có thể được tiêu thụ bởi những người mắc bệnh tiểu đường.

Việt Nam có loại hạt được ví như 'ngọc trời ban', cực sẵn lại tốt cho tim mạch

07:12:42 14/09/2024
Theo y học cổ truyền, hạt sen có tác dụng bổ tỳ, kiện tỳ. Tỳ là cơ quan quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn và điều hòa đường huyết. Khi tỳ hoạt động tốt, quá trình chuyển hóa đường sẽ diễn ra hiệu quả hơn, giúp ổn định đường huyết...

5 thói quen tưởng thư giãn 'chữa lành' hóa ra lại gây hại sức khỏe vô cùng

17:17:48 13/09/2024
Ăn đồ ăn nhẹ là cách phổ biến để giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là khi mệt mỏi hoặc chán nản. Mọi người có xu hướng sử dụng đồ ăn nhẹ có nhiều đường và nhiều chất béo để đạt được cảm giác thỏa mãn ngắn hạn.

Ức gà giúp tăng cơ như thế nào?

16:05:42 13/09/2024
Thực phẩm giàu protein như ức gà giúp no lâu hơn, giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Nhờ đó, giúp kiểm soát khẩu phần ăn, giảm lượng mỡ dư thừa và tăng cơ.

Ăn gì để tăng cơ?

10:23:34 12/09/2024
Nếu ăn protein nhưng lại không đủ lượng calo cần thiết, thì khó có thể tập luyện để tăng cơ. Ăn đủ calo nhưng lại ăn quá nhiều đồ ăn vắt, không đủ protein, cơ thể sẽ không thể xây dựng mô cơ mà thay vào đó sẽ tăng mỡ.

Thuốc trị đổ mồ hôi trộm

10:17:27 12/09/2024
Cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào dành cho tất cả mọi người trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Việc điều trị phụ thuộc vào từng cá nhân, lứa t.uổi, địa lý, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Căn nhà 19m2 của cô gái 31 t.uổi: Nhà nhỏ nhưng vẫn ngăn nắp và cực kỷ luật

Sáng tạo

17:44:07 14/09/2024
Căn hộ nhỏ tương đối khó tổ chức và tận dụng không gian. Tuy nhiên, có một số căn hộ nhỏ có thể giữ sạch sẽ và gọn gàng trong thời gian dài.

'Bond live in Viet Nam'- đêm nhạc thiện nguyện của báo Nhân Dân

Nhạc quốc tế

17:39:59 14/09/2024
Mới đây, Báo Nhân Dân phối hợp cùng IB Group Việt Nam tổ chức Lễ công bố sự kiện âm nhạc Bond live in Viet Nam được tổ chức ngày 5/10/2024.

Trịnh Kim Chi ngấn lệ dịp giỗ Tổ, góp t.iền phụng cúng cho người dân vùng lũ

Sao việt

17:39:21 14/09/2024
Ngày 14/9 (tức mùng 12/8 âm lịch), NSƯT Trịnh Kim Chi tổ chức lễ giỗ Tổ nghề tại sân khấu kịch 5B (quận 3, TPHCM) với sự tham dự của đông đảo nghệ sĩ, học trò và khán giả.

Ấn Độ dỡ bỏ giới hạn giá xuất khẩu gạo Basmati

Thế giới

17:33:01 14/09/2024
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal nhấn mạnh động thái trên sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu và tăng thu nhập cho những người nông dân ở quốc gia Nam Á.

Cách chiên phồng tôm bằng nồi chiên không dầu nở đều, giòn ngon như rán bằng chảo

Ẩm thực

17:31:32 14/09/2024
Phồng tôm là món ăn khoái khẩu của hầu hết mọi người, nhưng lâu nay nhiều người ngại rán vì nhiều dầu mỡ và rất mất thời gian.

Y Năng Tịnh: Ly dị vì chồng cũ "yếu", U60 cưới lần 2 người đáng t.uổi cháu

Sao châu á

17:23:56 14/09/2024
Trong showbiz xứ Trung, Y Năng Tịnh là một trường hợp đặc biệt. Sohu nhận xét: Cô ấy có tài, nhưng liên tục mắc lỗi. Khi công chúng vừa quên đi scandal ngày xưa thì cô ấy lại khiến mọi người có cái nhìn tiêu cực .

Mẫu Việt 10 t.uổi gây chú ý với trang phục cảm hứng từ truyền thuyết Thánh Gióng

Thời trang

17:09:01 14/09/2024
Mẫu Việt 10 t.uổi Emily Huỳnh tự tin sải bước trên sàn diễn Tuần lễ Thời trang Trung Quốc - Bắc Kinh 2024 với trang phục lấy cảm hứng từ truyền thuyết Thánh Gióng.

Không thời gian: tái hiện bão lũ miền Bắc,bộ đội vật lộn cứu dân lấy đi nước mắt

Phim việt

17:01:23 14/09/2024
Một đại diện của VFC bất ngờ đăng tải loạt hình ảnh từ dự án phim Không Thời Gian. Ngay lập tức những hình ảnh này nhận về sự quan tâm rất lớn từ khán giả bởi nó phản ánh trực tiếp tình trạng của nhiều tỉnh thành miền Bắc hiện tại.

Miss Cosmo 2024: Lộ profile khủng của 10 đại diện vừa được công bố trước giờ G

Sao âu mỹ

17:00:27 14/09/2024
Sự hé lộ những mảnh ghép cuối cùng sẽ tham gia chinh chiến tại Việt Nam trong suốt 1 tháng sắp tới lại càng làm người hâm mộ ngóng chờ. Trong đó, 10 cái tên vừa được công bố đều sở hữu profile siêu khủng.

Flappy Bird sắp trở lại sau 10 năm biến mất

Mọt game

16:59:45 14/09/2024
Một thập kỷ sau khi bất ngờ bị gỡ bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng, tựa game nổi tiếng của Nguyễn Hà Đông là Flappy Bird đã sẵn sàng quay trở lại.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai động viên các lực lượng tham gia khắc phục thiên tai

Tin nổi bật

16:58:54 14/09/2024
Đồng chí Vũ Xuân Cường nhấn mạnh, hiện đã khoanh rõ được vùng mất tích nên các lực lượng sử dụng mọi trang thiết bị, đẩy nhanh công tác tìm kiếm người mất tích; quá trình thực hiện cần chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối.