Đau đầu âm ỉ, mờ mắt là dấu hiệu bệnh gì?
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa xử lý và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân (nữ, 59 tuổi) nhìn mờ hai mắt kèm đau đầu 1 tuần trước khi đi khám.
Trước đó, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương và bệnh mắt khác; không có tăng huyết áp, đái tháo đường.
ThS.BSNT Hoàng Thanh Tùng, Bộ môn Mắt, Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Mắt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết qua thăm khám, tình trạng toàn thân bệnh nhân ổn định, còn cảm giác đau đầu âm ỉ. Thị lực hai mắt giảm trầm trọng, nhãn áp hai mắt bình thường, không thấy có dấu hiệu tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm, bán phần trước bình thường, dịch kính trong, hoàng điểm còn ánh trung tâm, bong võng mạc thanh dịch đa ổ; gai thị cương tụ, sưng, bắt đầu có dấu hiệu xóa mờ bờ gai, chưa thấy có dấu hiệu bạc lông, bạc tóc, bạch tạng, nghe kém.
Bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm: Chụp cắt lớp quang học bán phần sau nhãn cầu (OCT): Trên phim OCT, bệnh nhân có bong võng mạc thanh dịch đa ổ, trong bọng bong có vách ngăn.
Hình ảnh tiến triển của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Ảnh BS Hoàng Thanh Tùng
Chụp mạch huỳnh quang và siêu âm bán phần sau: giảm huỳnh quang ở vị trí bong thanh dịch thì sớm, tăng huỳnh quang với các chấm dò thuốc thì muộn. Siêu âm có các điểm tăng âm rải rác trong buồng dịch kính, hình ảnh bong võng mạc dẹt.
Chẩn đoán xác định: Hai mắt Hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada (VKH).
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện và điều trị bằng corticoid đường truyền tĩnh mạch liều cao 1g/ngày trong 3 ngày. Sau đó giảm dần liều bằng đường uống trong 2 tuần, 1 mg/kg cân nặng trong tuần đầu và 0.5 mg/kg cân nặng trong tuần thứ hai. Kết thúc đợt điều trị, thị lực bệnh nhân cải thiện rõ rệt và không còn triệu chứng đau đầu.
BS Tùng cho biết đây là tình trạng viêm màng bồ đào (màng mạch) của hai mắt kèm theo dấu hiệu màng não có hoặc không các biến đổi như bạc lông, bạc tóc, bạch tạng, nghe kém.
Bệnh có cơ chế phức tạp, liên quan tới phản ứng tự miễn dịch bất thường với các tổ chức có nhiều sắc tố của cơ thể như da, lông, tóc, võng mạc. Bệnh thường gặp ở những người Nhật Bản, gốc Tây Ban Nha, có sắc tố dày đặc và xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Tùng bệnh có 4 giai đoạn: tiền triệu, viêm màng bồ đào, mạn tính và mạn tính tái phát.
Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng gồm đau đầu, nhìn mờ, các biểu hiện của da lông tóc và bong võng mạc thanh dịch đa ổ. Để khẳng định chẩn đoán cần dựa vào các khám nghiệm hình ảnh như chụp ảnh đáy mắt, OCT, chụp mạch huỳnh quang và siêu âm bán phần sau nhãn cầu.
Bệnh cần được chẩn đoán phân biệt với các hình thái viêm màng bồ đào cũng như các bệnh lý gây bong võng mạc thanh dịch khác như: Sarcoidosis, Lupus, Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch sau sử dụng corticoid kéo dài,…
Điều trị hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, theo bác sĩ Tùng, ở giai đoạn viêm màng bồ đào, bệnh nhân cần được điều trị bằng corticoid đường truyền liều cao rồi giảm liều dần bằng đường uống và theo dõi trong 6 tháng để phát hiện tình trạng tái phát.
Nếu bệnh nhân kém đáp ứng hoặc chống chỉ định với corticoid, cần cân nhắc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để tránh tác dụng phụ của điều trị corticoid kéo dài như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể dưới bao sau, loãng xương, rối loạn chuyển hóa đường, tăng huyết áp.
Tuy nhiên, bản thân các thuốc ức chế miễn dịch có chỉ định trong hội chứng VKH như Azathioprine hay Cyclosporine A cũng có các tác dụng phụ toàn thân nên cần được hội chẩn với các bác sĩ nội khoa trước khi chỉ định và bệnh nhân phải được theo dõi sát trong quá trình điều trị.
Cứ nghĩ đau đầu, háo nước, mệt mỏi là do stress, ai ngờ đó lại là những dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nguy hiểm
Nếu bạn thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào được nêu ở dưới đây thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng.
Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh cũng như bộ não.
Đường huyết cao là căn bệnh chỉ tình trạng đường glucose trong máu tăng quá cao so với mức bình thường. Nghĩa là các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể.
Theo các bác sĩ, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan khác của bạn. Và cách duy nhất để chống lại bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về lượng đường trong máu cao và bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro trong tương lai bằng cách để ý 6 dấu hiệu sau đây:
1. Đi tiểu thường xuyên
Những người có lượng đường trong máu cao lúc nào cũng cảm thấy mắc tiểu (Ảnh minh họa).
Thông thường, chúng ta sẽ đi tiểu từ 4 - 7 lần/ngày, trong khi những người có lượng đường trong máu cao thì dường như lúc nào cũng có cảm giác mắc tiểu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thận không thể xử lý thêm đường trong máu của bạn. Vì vậy, cách duy nhất để loại bỏ lượng đường đó là đi tiểu.
2. Mệt mỏi
Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi là dấu hiệu thông báo cho bạn biết bạn đang có lượng đường trong máu cao, nhất là sau khi ăn no. Vì thế, nếu bạn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là sau bữa ăn chứa nhiều Carohydrate thì bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.
3. Thường xuyên khát nước
Đường huyết cao khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy khát nước (Ảnh minh họa).
Vì đi tiểu nhiều nên bạn sẽ luôn ở trong tình trạng mất nước, khát nước. Có thể nói uống nước - đi vệ sinh - uống nước giống như là một chu kỳ bất tận.
Theo các bác sĩ chu kỳ này sẽ không cảnh báo dấu hiệu gì nguy hiểm, nhưng nếu nó kết hợp với các dấu hiệu khác thì bạn nên đi khám sớm.
4. Mắt mờ
Dấu hiệu đầu tiên khi bạn mắc phải căn bệnh đường huyết cao là mắt mờ. Điều này xảy ra khi bạn bạn không có đủ insulin để phân giải glucose. Do đó, đường và nước bị mắc kẹt ở giữa mắt, dẫn đến mắt bạn bị mờ.
5. Đau đầu
Những cơn đau đầu luôn ẩn chứa những cảnh báo về sức khỏe (Ảnh minh họa).
Nhức đầu có thể là một dấu hiệu cảnh báo của sức khỏe như căng thẳng, tiểu đường, cảm cúm... Nhưng nếu bạn đau đầu thường xuyên thì bạn phải kiểm tra, đặc biệt là khi nó còn kết hợp với các triệu chứng khác được đề cập ở đây.
6. Nhiễm trùng tái phát
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), lượng đường trong máu tăng cao làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do vậy, những người có lượng đường trong máu cao thường xuyên bị bệnh.
Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tăng đường huyết. Và nếu tình trạng này không được điều trị, nó có thể dẫn đến sự tích tự ketone trong máu và nước tiểu, dẫn đến bệnh ketoacidosis với các triệu chứng: buồn nôn, khó thở, khô miệng, đau bụng, lú lẫn, thậm chí là hôn mê.
Nói tóm lại, nếu bạn thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào như ở trên thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng. Trong trường hợp bạn có lượng đường trong máu cao, bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc tiểu đường loại 2 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Làm gì khi có người thân chán ăn, suy sụp tinh thần vì ung thư? Mẹ cháu bị ung thư vú, đang uống thuốc và khám định kỳ theo tháng. Mẹ cháu gần đây hay chóng mặt, đau đầu, kèm theo tâm lý chán ăn. Bác sĩ đang cho chụp xem có di căn não hay không? Mẹ cháu rất suy sụp vì sợ di căn bệnh không kéo dài được lâu. Gia đình cháu đã động viên...