Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á
Sau nhiều tháng tăng lượng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ bán cho các khách hàng châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, dầu của Nga đang bị cạnh tranh gay gắt.
Một cơ sở lọc dầu của tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo trang oilprice.com, đã có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy vận may của Nga trên thị trường dầu ở châu Á có thể không còn.
Khối lượng dầu thô của Nga bán cho Ấn Độ đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3 (thời điểm bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine). Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã mua nhiều dầu kỳ hạn từ đối thủ chính của Nga là Saudi Arabia. Chiến lược thiết lập giá của tập đoàn Aramco đã giúp dầu thô của Saudi Arabia trở nên hấp dẫn hơn khi giá dầu Nga tăng.
Ấn Độ nhập nhiều dầu hơn từ Saudi Arabia khi nước này tăng nguồn cung. Trong khi đó, các báo cáo trong ngành cho thấy Ấn Độ đã nhập khẩu 877.400 thùng dầu/ngày từ Nga trong tháng 7, giảm 7,3% so với tháng 6. Đối với Ấn Độ, Iraq vẫn là nhà cung cấp dầu lớn nhất và Nga đứng thứ hai.
Trong tháng 7, Ấn Độ đã nhập khẩu dầu ít hơn 3,2% so với một tháng trước đó. Tổng lượng dầu nhập trong tháng 7 là khoảng 4,63 triệu thùng/ngày. Lý do chính khiến Ấn Độ giảm nhập dầu là có kế hoạch bảo trì nhà máy lọc dầu vào tháng 8.
Video đang HOT
Các báo cáo cũng cho biết Saudi Arabia đã bán cho Ấn Độ 824.700 thùng dầu/ngày (25,6%) trong tháng 7. Đây là mức cao nhất trong ba tháng.
Một nguyên nhân khiến Ấn Độ mua nhiều dầu hơn từ Saudi Arabia là tập đoàn Aramco đã hạ giá bán chính thức dầu của mình vào tháng 6 và tháng 7. Hầu hết các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đều có hợp đồng kỳ hạn với Saudi Arabia.
Dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn giữ thế mạnh, chủ yếu là nhờ Ấn Độ vẫn có nhu cầu mua các loại dầu ESPO của Nga (có nhiều diesel).
Trong những tháng tới, Ấn Độ sẽ chịu áp lực thay đổi các chính sách dầu mỏ thân thiện với Nga. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã gây áp lực để Ấn Độ giảm thiểu nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Các nước châu Âu dường như đang đi theo con đường của Mỹ khi tìm cách thuyết phục Ấn Độ “cai nghiện” dầu Nga.
Tuy nhiên, những phản ứng đầu tiên từ Chính phủ Ấn Độ cho thấy nước này không có ý định ngả theo những áp lực này vì họ đang lo lắng về giá lương thực và năng lượng cao.
Trong khi đó, Saudi Arabia đang từ từ tham gia cuộc chơi với tư cách là nước sản xuất có ảnh hưởng lớn trên thị trường dầu mỏ ở châu Á. Mặc dù Saudi Arabia chưa thể hiện quyết tâm thực sự nào trong tích cực giành lại thị phần ở châu Á, nhưng nước này luôn mong muốn đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Khi tăng khối lượng sản xuất chính thức vào tháng 6 thêm 218.000 thùng/ngày để đạt mức 8,79 triệu thùng/ngày, Saudi Arabia đang dần gây áp lực lên những quốc gia khác. Theo đánh giá hàng năm, xuất khẩu dầu của Saudi Arabia tăng 20,1%, tương đương 1,47 triệu thùng/ngày vào tháng 6/2022.
Tính theo tháng, xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia tăng 146.000 thùng/ngày lên 7,2 triệu thùng/ngày vào tháng 6.
Trong những tháng tới, các thị trường sẽ không chỉ theo dõi các chiến lược nhập khẩu dầu của Ấn Độ và điều kiện thị trường kinh tế của Trung Quốc mà còn cả xung đột thị phần nội bộ OPEC có thể xảy ra.
Trong khi Saudi Arabia và Nga vẫn còn là đồng minh, nhưng đang xuất hiện những khác biệt và cơ hội làm giảm thị phần của đối thủ. Tác động của các lệnh trừng phạt dầu mới nhất mà EU áp với Nga có thể chậm lại, nhưng sẽ buộc Nga chỉ có thể bán dầu cho một số thị trường vốn đã hạn chế.
Trái lại, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây có thể áp đối với các bên thứ 3, đặc biệt là Ấn Độ và có thể là Trung Quốc, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho Saudi Arabia cạnh tranh với Nga.
Đại dịch COVID-19 đẩy lùi nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở châu Á thêm 2 năm
Đại dịch COVID-19 đã kéo lùi cuộc chiến chống đói nghèo ở châu Á và Thái Bình Dương ít nhất 2 năm và nhiều nơi tại khu vực này sẽ khó khăn hơn trước để thoát đói nghèo.
Đây là nhận định được đưa ra trong một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 24/8.
Người lao động nhập cư khai báo tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế khi trở lại tìm việc ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo báo cáo Các Chỉ số chính châu Á - Thái Bình Dương 2022, tăng trưởng kinh tế của khu vực năm nay được chờ đợi sẽ giảm bớt tình trạng nghèo đói cùng cực (sống với mức dưới 1,90 USD/người/ngày) xuống mức đáng lẽ đã đạt được vào năm 2020 nếu đại dịch COVID-19 không xảy ra. Báo cáo cho biết đại dịch đã làm gián đoạn xu hướng giảm nghèo lâu dài ở châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu bởi tỷ lệ thất nghiệp cao và việc hạn chế tiếp cận với mạng lưới an sinh xã hội.
ADB đã từng cảnh báo rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến sự chậm lại rõ rệt trong các Mục tiêu phát triển bền vững do khu vực này đặt ra. Điều này đồng nghĩa với việc không thể tránh khỏi sự chậm trễ trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo và bất bình đẳng xã hội cũng như cải thiện tính dịch chuyển xã hội (sự di chuyển của các cá nhân, gia đình, hộ gia đình hoặc các tầng lớp trong một xã hội).
Báo cáo nêu rõ quá trình phục hồi có thể không phù hợp với nhiều nền kinh tế khu vực trong khi đại dịch có thể gây tác động nghiêm trọng hơn không chỉ đối với thu nhập của người dân mà còn tình trạng nghèo đói, như mất an ninh lương thực và việc tiếp cận thiếu bình đẳng với các dịch vụ y tế và giáo dục.
Nhà kinh tế trưởng Albert Park của ADB nhận định người nghèo và những người dễ bị tổn thương là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19, trong khi các nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch, nhiều người có thể nhận thấy việc thoát khỏi đói nghèo trở nên khó khăn hơn trước đây.
Theo báo cáo, đến năm 2030, tỷ lệ nghèo cùng cực tại châu Á - Thái Bình Dương dự kiến giảm xuống dưới 1%. Cũng trong thời gian này, dự báo khoảng 25% dân số tại khu vực được coi là tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, báo cáo cho biết triển vọng này đang bị đe dọa bởi sự khác biệt về tính dịch chuyển xã hội và những bất ổn khác, chẳng hạn như khả năng suy thoái, lạm phát, xung đột đang diễn ra liên quan đến các tác nhân chính trên toàn cầu, tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng và các cú sốc về giá năng lượng.
Lạm phát khiến người dân ở khắp châu Á nghèo đi Lạm phát gia tăng, đặc biệt là từ đầu năm nay, đã khiến cuộc sống của người dân ở Nam Á và Đông Nam Á trở nên khó khăn hơn. Ảnh minh họa - Straits Times Báo Straits Times đã tổng hợp lại các lý do khiến chi phí gia tăng và những gì chính phủ đang làm để giảm thiểu tác động...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Tanzania: Tăng hơn 35% lương tối thiểu cho công chức

Phản ứng của Nga khi Mỹ - Ukraine ký thỏa thuận khoáng sản

FBI treo giải 10 triệu USD truy lùng nhóm tin tặc nguy hiểm

Tỉ phú Elon Musk mất 11 triệu người dùng X chỉ trong vài tháng

Ông Trump: Mỹ thu về hơn 350 tỷ USD từ thỏa thuận khoáng sản với Ukraine

Đề nghị đặc biệt của ông Zelensky trong 15 phút gặp ông Trump

Ông Trump thừa nhận rủi ro trong chính sách thuế quan

EU chuẩn bị "kế hoạch B" nếu Mỹ từ bỏ đàm phán về Ukraine
Có thể bạn quan tâm

'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' của Lý Hải cán mốc 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
13:37:20 02/05/2025
Ca sĩ nổi tiếng cả nước, quê Quảng Bình: "Nữ hoàng giải trí" không phải là danh hiệu tôi chọn
Sao việt
13:34:13 02/05/2025
Toàn cảnh tranh cãi xoay quanh ca khúc 3 tỷ view hot nhất dịp 30/4, nhạc sĩ phải lên tiếng xin lỗi
Nhạc việt
13:23:16 02/05/2025
Bộ Công an "khởi động" điều tra lại vụ tai nạn: Gia đình bé gái nói gì?
Tin nổi bật
13:20:00 02/05/2025
Chi Pu được khen tinh tế chỉ với một thay đổi nhỏ ở trang phục biểu diễn
Phong cách sao
13:16:21 02/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Khởi tố vụ án hình sự 'Giết người'
Pháp luật
13:09:01 02/05/2025
Quảng Nam ghi nhận lượng du khách tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Du lịch
13:07:42 02/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên khuyên ông Nhân cứ nói ra sự thật
Phim việt
13:03:11 02/05/2025
Quán cà phê tặng nước miễn phí cho người trả lại drone
Netizen
13:00:51 02/05/2025
"Hoa hậu đóng phim nóng" thông báo ly thân chồng doanh nhân, sống cô độc trong biệt thự bạc tỷ
Sao châu á
12:56:26 02/05/2025