Đau cơ phía sau bả vai là bệnh gì?
Cơn đau hình thành ở phía dưới cổ, giữa xương bả vai và cột sống. Đôi khi nó còn được gọi là đau cơ xương bả vai hoặc đau cơ lưng trên.
Các cơ trám (tiếng Anh: rhomboids, tiếng Pháp: Le muscle rhombode) là các cơ hình thoi có nguyên ủy từ mỏm gai đốt sống C7 đến T5 và bám tận tại bờ trong xương vai. Cơ do thần kinh vai sau chi phối. Khi co, cơ thực hiện động tác kéo xương vai vào trong. Nó giúp kết nối phần xương bả vai với lồng ngực và cột sống cũng như giúp bạn duy trì tư thế đứng tốt.
Dưới đây là những thông tin về tình trạng đau cơ rhomboids (đau cơ trám) bao gồm nguyên nhân, cách nhận biết và đối phó mà bạn có thể tham khảo.
1. Nhận biết triệu chứng đau cơ trám
Đau cơ trám có thể gây ra các cơn đau ở vùng giữa lưng trên – phía sau vai hoặc giữa cột sống và xương bả vai hay vùng phía trên của xương bả vai. Với cơn đau cơ trám, bạn có thể cảm thấy vùng cơ bị căng ra, nhức nhối hoặc co thắt cơ với mức độ cơn đau từ nhẹ tới dữ dội kèm theo các triệu chứng khác như:
- Đau ở vùng lưng trên
- Có tiếng lạo xạo hoặc rít (ken két) khi di chuyển xương bả vai
- Căng cứng, sưng tấy và xuất hiện các nút thắt cơ xung quanh cơ đau
Cơn đau cơ trám có thể từ nhẹ tới nặng (Ảnh: Internet)
- Khó khăn hoặc không thể di chuyển cơ lưng trên
- Đau hơn khi thở hoặc ho.
Cơn đau cơ trám là loại đau thường gặp và có thể ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
2. Nguyên nhân đau cơ trám
Có nhiều nguyên nhân gây đau cơ lưng trên bao gồm chấn thương, căng cơ, tư thế ngủ, tư thế ngồi, hoạt động quá mức, bệnh lý tiềm ẩn,… Việc xác định và giải quyết những nguyên nhân này là quan trọng để quản lý cơn đau một cách hiệu quả.
- Việc hoạt động quá mức cơ trám còn dẫn tới đau ở vai và cánh tay, thường gặp ở vận động viên chơi các môn thể thao như tennis, golf, đẩy tạ, và chèo thuyền
- Những công việc cần mang vác nặng, đòi hỏi phải giơ tay qua đầu liên tục và lặp đi lặp lại trong thời gian dài, đeo balo hay đeo túi nặng, vật nặng cũng có thể gây ra loại đau này.
- Một người thường xuyên ngồi ở tư thế không đúng như ngồi khom lưng, ngồi lâu một tư thế cũng có thể bị đau cơ trám
- Có trường hợp bị đau cơ trám do tình trạng sức khỏe như vấn đề tại khớp vai, các cơ xung quanh cũng có thể bị đau. Chẳng hạn:
Viêm cơ: Viêm cơ có thể gây yếu cơ và viêm, viêm cơ thường xuất hiện sớm ở vai và hông của bạn. Cơn đau do viêm cơ được mô tả là sưng đỏ tại vùng viêm, cảm giác đau tăng lên khi cử động hoặc chạm vào kèm theo căng cứng hoặc giới hạn chuyển động. Người bị viêm cơ đôi khi có thể bị sốt nếu viêm nhiễm lan rộng.
Việc xác định và giải quyết những nguyên nhân gây đau cơ trám là quan trọng để quản lý cơn đau một cách hiệu quả (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Viêm đa khớp dạng thấp: Là một chứng rối loạn gây đau và cứng khớp vai, hông thường gặp ở người trên 50 tuổi. Cơn đau và cứng khớp này có thể nặng hơn vào buổi sáng và ảnh hưởng tới cả hai bên cơ thể người mác.
Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch tấn công các khớp của bạn gây cảm giác đau đớn và sưng tấy thậm chí là biến dạng khớp tại khu vực đau. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể tác động tới vùng cơ vai của bạn, trong đó có cơ trám.
Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là một dạng thoái hóa xương dẫn tới mất sụn khiến khớp người bệnh đau và cứng hơn dẫn tới giới hạn vận động ở vai kèm theo khó chịu ở các cơ xung quanh vai.
- Stress và các lựa chọn lối sống kém có thể gián tiếp gây ra đau cơ trám. Stress có thể gây căng thẳng cho các cơ ở phần lưng trên, bao gồm cơ trám, dẫn đến đau và khó chịu. Thêm vào đó, các yếu tố như thiếu vận động, mất nước cũng có thể gây đau cơ.
3. Điều trị đau cơ trám như thế nào?
Tùy vào từng nguyên nhân gây đau cơ trám là gì mà biện pháp điều trị cũng sẽ có một số khác biệt. Chẳng hạn nếu cơn đau do tư thế xấu bạn nên thay đổi tư thế ngồi, tìm các dụng cụ hỗ trợ ngồi đúng tư thế. Có một số biện pháp giảm đau cơ trám tại nhà mà bạn có thể tham khảo trước khi tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp hơn từ bác sĩ.
Nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động ảnh hưởng tới vùng cơ vai trên sẽ giúp cơn đau cơ trám nhanh chóng giảm nhẹ. Nguyên tắc RICE thường được khuyên áp dụng để giảm đau cơ trám, bao gồm: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương).
- Nghỉ ngơi: Giữ cho cánh tay và vai của bạn được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và nên tránh bất kỳ hoạt động nào có sử dụng các cơ này.
- Chườm đá: Chườm đá lên vùng cơ trên vai của bạn 20 phút mỗi lần và lặp lại vài lần mỗi ngày ngay sau khi đau cơ xảy ra, đặc biệt là đau cơ trám do căng cơ hoặc chấn thương để có hiệu quả cao.
- Băng ép: Quấn lại vùng cơ đau bằng băng ép (nén) chuyên dụng để giảm sưng.
- Kê cao: Giữ vai và ngực của bạn được nâng lên hoặc kê bằng gối khi nằm hoặc ngủ để giảm áp lực và giảm đau cho cơ trám.
Ngoài ra, thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu và viêm do đau cơ trám, thường là ibuprofen và acetaminophen. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ dạng gel, kem bôi hoặc thuốc xịt cũng có thể hỗ trợ. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng và chỉ định, tránh lạm dụng và tự ý uống, đặc biệt là các thuốc cần kê đơn từ bác sĩ.
Theo Healhtline, một số loại tinh dầu có thể hỗ trợ giảm đau cơ. Dùng dầu xoa bóp giảm đau cơ cần chú ý không xoa bóp quá 3 – 4 lần mỗi ngày, khi xoa bóp cần chú ý lực tay, không dùng lực tay quá mạnh khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn. Chỉ xoa dầu ở vùng đau, không bôi toàn thân và thận trọng không dùng cho người bị dị ứng với menthol và salicylat.
Sau vài ngày bị đau cơ trám và chườm lạnh bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm biện pháp chườm nóng giảm đau cơ với thời gian khoảng 20 phút cho mỗi lần chườm để các cơ được giảm sưng tấy.
Khi nào đau cơ trám cần thăm khám bác sĩ?
Nếu việc áp dụng các biện pháp giảm đau cơ trám tại nhà không đem lại hiệu quả bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp. Các triệu chứng dưới đây cho thấy cần gặp bác sĩ sớm bởi cơn đau cơ có thể cảnh báo tình trạng nghiêm trọng hơn như gãy xương hoặc rách cơ:
- Bạn không thể di chuyển cánh tay và vai
- Vai và tay bị sưng đau, nóng tấy khó chịu hoặc bị tê, nhói buốt
- Cơn đau đột ngột và dữ dội
- Bị sốt
- Chấn thương do tai nạn.
4. Bài tập và giãn cơ giảm đau cơ trám
Có một số bài tập và động tác giãn cơ bạn có thể thực hiện giúp giảm đau cơ trám, cải thiện khả năng phục hồi và ngăn ngừa cơn đau quay trở lại. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng thời điểm tập luyện cơn đau cơ không làm phiền bạn do đau hay căng cứng. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi tới khi cơ thể cảm thấy ổn và sẵn sàng vận động.
- Bài tập lưng xô (Shoulder blade squeeze): Ngồi trên ghế không tay hoặc ghế đẩu. Trong khi duy trì tư thế tốt, hãy kéo hai bả vai của bạn lại với nhau và giữ trong ít nhất 5 giây rồi lặp lại trong khoảng 1 phút.
Bài tập lưng xô (Ảnh: Healthline)
- Duỗi cơ lưng trên: Đặt bàn tay phải lên trên mu bàn tay trái rồi mở rộng và kéo dãn cánh tay về phía trước cho tới khi cảm thấy căng nhẹ ở hai bả vai. Giữ tư thế này trong 30 giây và làm ngược lại hai lần mỗi bên.
Bài tập duỗi cơ lưng trên (Ảnh: Healhtline)
- Giãn cơ lưng trên và cổ: Đan ngón tay của hai bàn tay lại với nhau trong khi mở rộng cánh tay về phía trước ngang tầm ngực sao cho lòng bàn tay hướng về phía trước. Từ từ cúi đầu, cằm hướng về phía ngực rồi giữ trong 30 giây. Hít sâu khi ngẩng đầu lên và thở ra khi cúi đầu. Thực hiện động tác này trong 30 giây, thư giãn mỗi lần một phút rồi lặp lại từ một đến hai lần.
Bài tập giãn cơ lưng trên và cổ (Ảnh: Healhtline)
- Tư thế cào cào trong yoga: Bắt đầu bài tập với tư thế nằm sấp, hai tay đặt bên hông, hai chân duỗi ra phía sau. Hít vào, nâng cao chân và phần thân trên, hai tay duỗi thẳng ra sau, trọng lượng cơ thể dồn xuống phần bụng và xương sườn. Lưu ý, hai chân thẳng, không cong đầu gối. Giữ yên tư thế này trong 45 giây hoặc 1 phút, sau đó trở về vị trí ban đầu.
Tư thế cào cào hay còn gọi là tư thế châu chấu trong yoga giúp giảm đau cơ lưng (Ảnh: Healthline)
- Xoay cổ: Ngồi trên ghế sao cho đầu, cổ và cột sống tạo thành một đường thẳng. Quay đầu sang bên phải sao cho cơ cổ cảm thấy hơi căng và thở ra sau đó hít thở sâu và giữ tư thế này trong 30 giây rồi lặp lại ở bên còn lại mỗi bên ba lần.
Minh họa bài tập xoay cổ (Ảnh: Healhtline)
Nhìn chung, cơn đau cơ trám biến mất nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ căng đau của bạn, hầu hết nhưng cơn đau nhẹ sẽ hồi phục trong vòng ba tuần nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể mất tới vài tháng.
Để phòng ngừa đau cơ trám, hãy lưu ý tới việc luôn khởi động trước khi tập luyện và tập theo đúng kỹ thuật, nếu cảm thấy đau ở một bộ phận cơ thể, hãy dừng lại. Không nên mang vác vật nặng ở tư thế không phù hợp. Với người ngồi văn phòng, hãy chú ý tới tư thế ngồi, thường xuyên nghỉ giải lao tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Cuối cùng, để phòng tránh đau cơ trám bạn cần duy trì cân nặng khỏe mạnh và có thói quen tập thể dục đều đặn.
Đau cổ tay lan ra ngón cái là bệnh gì?
Nhiều người than phiền gần đây xuất hiện tình trạng đau cổ tay cảm giác lan ra ngón tay cái, lan lên cẳng tay.
Đau tăng khi vận động ngón cái đau liên tục nhất là đêm. Điều này xảy ra với khá nhiều nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Đây chính là biểu hiện của tình trạng viêm gân cổ tay.
Viêm gân cổ tay là một nhóm các bệnh lý viêm các bao gân, điểm bám gân vùng cổ tay (bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, điểm bám gân mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ, gân gấp cổ tay, gân duỗi cổ tay...) do chấn thương hoặc sự thoái hóa gân cơ ở người lớn tuổi. Tình trạng này sẽ làm suy giảm chức năng gân và hạn chế hoạt động tay ở người bệnh. Vì thế, bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Viêm gân cổ tay không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý thực hiện điều trị bệnh ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Viêm gân cổ tay do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương (các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay...) hoặc các chấn thương có sự tác động đột ngột vào vị trí cổ bàn tay. Bệnh cũng có thể là hậu quả của tình trạng căng cơ, cứng khớp kéo dài không điều trị hoặc tái phát nhiều lần. Tình trạng này sẽ làm gân cổ tay dần dần mất đi khả năng hoạt động và gây viêm sưng cho gân hoặc bao gân.
Bên cạnh đó, sử dụng lực tay quá mức cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gân cổ tay. Điều này thường xảy ra ở các vận động viên thể thao các bộ môn yêu cầu lực tay nhiều và người lao động nặng như khuân vác, nhân viên văn phòng, phẫu thuật, cắt tóc, nội trợ. Bao gân là một lớp mô có chất nhầy giúp các hoạt động của cổ và bàn tay trở nên dễ dàng. Việc sử dụng lực cổ tay quá mức sẽ làm kích thích bao gân, gây viêm sưng ở bao gân và gân.
Viêm gân cổ tay ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Triệu chứng viêm gân cổ tay thường gặp
Viêm gân cổ tay gồm những triệu chứng khá rõ ràng để nhận biết, tuy nhiên cũng dễ bị bỏ qua trong thời gian đầu phát bệnh. Những triệu chứng của bệnh thường gặp gồm:
Nhiều người cảm thấy khó cử động bàn tay và cổ tay, đặc biệt là những động tác xoay cổ tay như mở bình nước, xoay nắm cửa hoặc nâng vác.
Người bệnh cảm giác căng cơ, cứng khớp khi hoạt động tay.
Xuất hiện sưng gân cổ tay.
Có biểu hiện đau cổ tay, cơn đau dọc từ cổ tay đến ngón cái hoặc ngón út.
Ở một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị sốt.
Điều trị viêm gân cổ tay
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chỉ định trong đó các phương pháp điều trị bao gồm:
- Điều trị không dùng thuốc.
Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 6 tuần).
Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục trong 3 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục xương quay và gấp 10 độ.
Chườm lạnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương.
- Đối với trường hợp phải dùng thuốc các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc.
Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ.
Thuốc chống viêm không steroid đường uống.
Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain.
- Điều trị ngoại khoa chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả.
Can thiệp phẫu thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không cọ sát vào đường hầm nữa. Sau mổ, có thể tham gia phục hồi chức năng. Sau khi cắt chỉ, tập các bài tập chủ động để tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.
Người bệnh cần tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài; cần xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cũng cần tập luyện cho gân dẻo dai qua những bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.
Người bệnh không nên xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng vì dễ làm tình trạng viêm nặng thêm. Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp. Ngoài ra, nên có chế độ ăn đầy đủ sinh tố, đặc biệt ở phụ nữ khi mang thai hay sau khi sinh. Ở người lớn tuổi, nên bổ sung thêm calci, dùng sữa và các sản phẩm của sữa (sữa chua, phomai ).
Đối với những trường hợp gân cổ tay bị sưng tấy nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp để được thăm khám xác định chẩn đoán bệnh, nguyên nhân bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
6 dấu hiệu ở chân cảnh báo sức khỏe bạn có "vấn đề" Nếu nhìn vào ở chân mà thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám kẻo bệnh tình nặng thêm. Thường xuyên bị chuột rút: Mất nước thường làm cơ bắp bị chuột rút vì vậy bạn nên uống đủ nước, đồng thời bổ sung thêm kali, magiê và canxi. Để giảm nhẹ tình trạng chuột rút, bạn nên ngâm chân trong...