Đầu cơ bitcoin dễ dàng như thế nào: Tới mức nhìn trăng sao cũng dự đoán được giá tiền tăng giảm
Chơi bitcoin có vẻ đang là điều cực kỳ dễ dàng, tới mức một số người có thể tranh luận rằng nhìn vào một quả cầu pha lê, đọc các chữ cổ hay theo dõi các vì sao cũng có thể định hướng được dòng tiền lên xuống.
Maren Altman là nhà đầu tư bitcoin và cũng là một nhà chiêm tinh.
Cô gái sống ở New York này đã theo dõi chuyển động của các thiên thể để dự đoán biến động giá bitcoin kể từ mùa hè năm ngoái. Và trong khi nhiều người có thể chế nhạo các phương pháp này, cô đã xây dựng được cộng đồng khoảng 1 triệu người theo dõi mình trên mạng xã hội TikTok.
Tuần trước, cô gái 22 tuổi này đã nói với những người theo dõi của mình rằng hãy theo dõi sự điều chỉnh giá vào ngày 11 tháng 1.
Tại sao? Đó là thời điểm Sao Thổ sẽ đi qua Sao Thủy.
Bitcoin đã giảm tới 21% vào ngày hôm đó, trước khi phục hồi rồi lại trượt dốc và phục hồi lại, để dần quay lại mốc kỷ lục 42.000 USD vào tuần trước.
“Tôi sẽ không bao giờ bảo ai đó mua thứ này hay thứ kia”, Altman nói. “Tôi có thể dự đoán quỹ đạo giá nhưng không tự nhận là cố vấn tài chính, hoặc biết về hoàn cảnh cụ thể của ai đó và do đó sẽ không bao giờ đưa ra lời khuyên mua hoặc bán”.
Video đang HOT
Nếu bạn chưa theo dõi Altman thì sao Thủy đại diện cho dữ liệu giá của bitcoin tăng và sao Thổ là một chỉ báo hạn chế. Mặc dù nhiều người có thể cho rằng các phân tích của Altman không đáng tin cậy và chỉ giống như bất kỳ lời bói toán nào, cô gái này vẫn nằm trong nhóm ngày càng tăng những người trẻ tuổi có ảnh hưởng trên TikTok, thuộc nhóm đối tượng đang bắt đầu đăng các nội dung về tiền điện tử khi nó bắt đầu tăng trở lại từ năm 2020.
Họ đang nhảy vào cuộc đua giao dịch bitcoin, một lĩnh vực đầy bí ẩn thậm chí còn gây khó khăn cho nhiều nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, bởi rõ ràng tiền điện tử đang thiếu các điểm dữ liệu cơ bản có thể được sử dụng để đánh giá như tài sản truyền thống.
“Tôi có một chút hoài nghi khi nói đến những dự đoán về bitcoin”, Craig Erlam, một nhà phân tích tại nhà môi giới ngoại hối OANDA, cho biết. “Tôi nghĩ đó chỉ là một sự lựa chọn của những người đang cố gắng biện minh cho mọi lý do để trở nên lạc quan.”
Bitcoin đã tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm 2020, khiến các ngân hàng đầu tư dự đoán về nhiều khoản lợi nhuận hơn trong tương lai. Citigroup cho biết bitcoin có thể đạt mốc 318.000 USD, trong khi JPMorgan Chase & Co cho rằng nó sẽ đạt tới 146.000 USD.
Vậy các ngôi sao nói gì về loại tiền điện tử được yêu thích trên thế giới này?
“Tôi thấy một số chỉ báo thuận lợi vào cuối tháng và đặc biệt là tháng 2 và đầu tháng 3″, Altman cho biết. “Tuy nhiên vào giữa tháng 3, tôi thấy một sự điều chỉnh lớn. Giữa tháng 4 cũng thực sự kém lạc quan hơn. Có thể là xu hướng bullish (triển vọng tăng giá)”.
Mua bán Bitcoin ở Việt Nam có vi phạm luật không?
Việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật, còn đầu tư Bitcoin hiện vẫn chưa có quy định điều chỉnh tại Việt Nam.
Bitcoin - đại diện cho tiền ảo (hay tiền kỹ thuật số) từ lâu được giới đầu cơ coi là loại tài sản giá trị dùng để đầu tư và "để dành", bảo vệ mọi người khỏi những bất ổn chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng nói là đồng tiền ảo này có rất nhiều vấn đề khiến nó trở thành một loại hình đầu tư kém minh bạch.
Thời gian gần đây, Bitcoin đã tăng mạnh trở lại, và ngày càng thu hút các nhà đầu tư muốn dựa vào đồng tiền này để "kiếm lời". Với việc Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự không được pháp luật công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, liệu các hoạt động liên quan tới tiền ảo có bị cấm tại Việt Nam?
Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
Trao đổi với Dân trí , luật sư Lê Minh Trường - Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Khuê, cho biết hiện Pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán.
Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Nói cách khác tại Việt Nam, việc kinh doanh tiền ảo đang ở mức "không cấm cũng không cho". Việc sử dụng bitcoin như một phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật, còn đầu tư bitcoin thì vẫn chưa có quy định điều chỉnh.
Về cơ bản, tiền ảo có khả năng chuyển đổi có thể phân thành 2 loại tiền là tiền ảo tập trung và tiền ảo phi tập trung. Trong đó tiền ảo tập trung là đồng tiền có một tổ chức kiểm soát, quản lý duy nhất, tức là có bên thứ ba kiểm soát hệ thống tiền ảo đó. Tổ chức này phát hành tiền ảo, thiết lập các quy định sử dụng tiền ảo, duy trì một sổ cái ghi chép giao dịch trung tâm và có quyền thu hồi lại tiền ảo.
Trong khi đó, tiền ảo phi tập trung với điển hình là Bitcoin do không có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm và quản lý, nên có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp...
Dẫu vậy, Luật sư Trường cho biết hình thức kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam chưa được định danh rõ đó là tội rửa tiền hay không, bởi chưa thể xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua tiền ảo có phải là tiền bất hợp pháp hay không.
Do đó, các cơ quan điều tra tội phạm chỉ có thể khởi tố những đối tượng này về tội kinh doanh trái phép mà chưa thể khép vào tội có mức độ nặng hơn là rửa tiền.
Cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo tại Việt Nam
Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo là sự thể hiện giá trị dưới dạng điện tử mà giá trị này có thể giao dịch, mua bán, trao đổi bằng phương thức điện tử và có chức năng trung gian trao đổi, thước đo giá trị và tích lũy giá trị nhưng không được công nhận là tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào.
Tại Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không được pháp luật công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, kể từ ngày 1/1/2018. Do đó, việc phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ngoài ra, kinh doanh tiền ảo cũng bị coi là kinh doanh trái phép và đồng nghĩa với việc không thể được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này.
Nếu vẫn duy trì thực hiện việc kinh doanh tiền ảo, người dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 159 Bộ Luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Theo Khoản 6,7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt về thanh toán không dùng tiền mặt, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp.
Quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50 - 100 triệu đồng.
Kiếm 34 triệu USD sau 1 tháng nhờ đầu tư vào Bitcoin Bitcoin đang tăng giá điên cuồng, nhiều người lãi đậm trong chớp mắt. Khoản đầu tư 50 triệu USD của Square vào Bitcoin vào tháng trước đã mang lại trái ngọt không ngờ khi mà giá của loại tiền số này vừa tăng lên mức chưa từng có kể từ cú sụt giảm vào năm 2017. Cụ thể vào tháng 10, Square nói...