Đau chỗ “thầm kín” nhưng ngại nói với bố mẹ, cậu bé 12 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn
Cậu bé 12 tuổi bị đau tinh hoàn 2 ngày nhưng vì ngại nên không nói cho bố mẹ biết. Đến khi không thể chịu đựng, được đưa đi khám thì đã muộn.
Theo báo Dân Trí, ngày 26/5, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vừa tiến hành cấp cứu trường hợp nam học sinh 12 tuổi ở Phú Xuyên, Hà Nội đến khám vì đau tinh hoàn. Do đến viện quá muộn, tinh hoàn bên trái của em đã hoại tử, tím đen, không thể bảo tồn, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết trước khi nhập viện 2 ngày, em L.Đ.T. thấy có dấu hiệu bị đau tinh hoàn được 2 ngày nhưng vì ngại nên giấu không dám nói cho bố mẹ biết. Đến khi đau không thể chịu nổi, cậu bé mới nói với bố mẹ, được đưa đi khám ngay nhưng đã quá muộn.
Thông tin trên báo Pháp Luật Việt Nam , tại bệnh viện bệnh nhi được ThS.BS Bùi Văn Quang, Trung tâm Nam học khám bệnh và cho siêu âm. T. được chẩn đoán xoắn tinh hoàn ngày thứ 2.
Các bác sĩ đưa ra chỉ định phẫu thuật cấp cứu kịp thời. ThS.BS Bùi Văn Quang cho biết, quá trình mổ phát hiện toàn bộ tinh hoàn trái tím đen hoại tử do xoắn và không có khả năng bảo tồn. Bác sĩ đã tiến hành cắt toàn bộ tinh hoàn trái hoại tử, cố định tinh hoàn bên phải để hạn chế nguy cơ xoắn.
Sau phẫu thuật, tình trạng người bệnh ổn định, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị, dự kiến ra viện trong 1,2 ngày tới.
Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam Học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp chiếm khoảng 17% các trường hợp đau bìu cấp tính, 90 % thường gặp ở lứa tuổi từ 13 đến 21.
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn di động quá mức quanh thừng tinh dẫn đến tắc nghẽn hệ thống mạch máu. Hậu quả dẫn đến tắc mạch máu cấp tính nếu không giải phóng kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử tinh hoàn. Đây là một cấp cứu nam học cần được điều trị phẫu thuật cấp cứu sớm đặc biệt trong 6 giờ đầu.
PGS.TS Nguyễn Quang cũng cho biết triệu chứng của xoắn tinh hoàn thường các bệnh nhân bị đánh thức trong giấc ngủ bởi một cơn đau chói ở bìu bệnh nhân thường nhớ rõ thời điểm đau. Khi khám lâm sàng tinh hoàn bên xoắn treo cao hơn bên đối diện. Siêu âm Doppler đánh giá phổ mạch tinh hoàn rất có giá trị để chẩn đoán xoắn tinh hoàn với dấu hiệu xoáy nước điển hình.
Video đang HOT
Bệnh thường hay chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn, đó là nguyên nhân dẫn đến sự chẩn đoán chậm trễ và phải cắt tinh hoàn.
Qua trường hợp trên các bác sĩ khuyến cáo, cánh nam giới, trẻ trai cần lưu ý, khi có các triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu cần được đi khám để chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh tình trạng xoắn tinh hoàn để lâu gây hoại tử, phải cắt bỏ.
Xoắn tinh hoàn: Bệnh thường gặp ở nam giới trẻ
Xoắn tinh hoàn là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở người trẻ và cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất tinh hoàn ở nam giới.
Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở tinh hoàn nam giới. Bởi nó có diễn biến rất bất ngờ, nhanh chóng và gây nguy hại trực tiếp đến tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là căn bệnh thường gặp ở nam giới trẻ (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của xoắn tinh hoàn
Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như:
Đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn (do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn), kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; phía tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn.
Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân xoắn thừng tinh ở nam giới. Nhưng đã xác định được một số yếu tố liên quan khiến nam giới gia tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
Ảnh minh họa
Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh
Thông thường, tinh hoàn không thể di chuyển tự do trong bìu. Vì các mô xung quanh có trách nhiệm cố định tinh hoàn.
Tuy nhiên, những người bị xoắn tinh hoàn sẽ có mô liên kết yếu hơn bìu. Thường các trường hợp này liên quan đến một số dị tật bẩm sinh. Nên khiến tinh hoàn có thể di chuyển tự do và gây khiến dây thừng tinh bị xoắn.
Xoắn tinh hoàn trẻ em do di truyền
Bệnh lý xoắn tinh hoàn có thể di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10% mắc bệnh.
Do đó, nếu trong gia đình có người mắc xoắn thừng tinh hoàn thì bạn cũng nên đi kiểm tra nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
Yếu tố nguy cơ gây xoắn tinh hoàn
Ảnh minh họa
Ngoài 2 nguyên nhân trên thì một số yếu tố dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn:
Tuổi tác: Bệnh có thẩy xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, phổ biến là thiếu niên từ 12 - 18 tuổi. Còn những người trên 30 tuổi rất hiếm bị xoắn.
Tinh hoàn đã từng bị xoắn: Nhiều trường hợp thừng tinh hoàn bị xoắn có thể xảy ra và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có nguy cơ tái phát cao.
Khí hậu: Bệnh thường có xu hướng xuất hiện vào mùa đông khi tiết trời lạnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến tinh hoàn thay đổi vị trí và gây xoắn.
Phòng ngừa xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong sinh hoạt thường ngày, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp. Do đó, nam giới cần lưu ý một số yếu tố nguy cơ đối với xoắn tinh hoàn như sau:
- Về tuổi tác, nam giới trong độ tuổi từ 10 - 25 tuổi cần khám ngay khi có hội chứng bìu cấp.
- Về tiền căn, nếu nam giới đã từng gặp tình trạng xoắn tinh hoàn hoặc đau bìu đột ngột rồi hết đau mà chưa từng khám và điều trị cần chú ý khả năng xoắn tinh hoàn tái diễn.
- Về nhiệt độ, xoắn tinh hoàn đôi khi được gọi là "hội chứng mùa đông" vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cơ bìu co lại nhanh chóng dẫn đến xoắn tinh hoàn, nhất là khi có sẵn bất thường của thừng tinh.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ- bố mẹ chớ coi thường Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn ở trẻ có thể dẫn tới nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí là dẫn tới mất tinh hoàn. Có những căn bệnh mà cha mẹ có thể khó xác định, đặc biệt là trẻ ở tuổi mẫu giáo hay thậm chí cả ở thanh thiếu niên. Trong số đó, đau...