Đau các đầu ngón tay khi dùng sữa tắm trắng
Cháu vừa sử dụnggói tắm trắng tại nhà vào chiêu hôm qua và các đâu móng tay bị đau và xót sau khi tiêp xúc sữa tắm trắng.
Thưa bác sĩ,
Cháu vừa sử dụng gói tắm trắng tại nhà vào chiêu hôm qua và các đâu móng tay bị đau và xót sau khi tiêp xúc sữa tắm trắng. Cháu rât lo lắng sợ bị ly móng nên đã dùng chanh chà xát móng tay.
Sáng nay cháu vẫn thấy móng tay đau nhức. Một số người nói cũng bị tương tự và sau đó bị ly móng. BS có thê tư vân giúp cháu có thê dùng thuôc gì đê không bị nâm và ly móng không ạ?
(Nguyễn Phượng, 22 tuổi – Gia Lai)
Ảnh minh họa
Em Nguyễn Phượng thân mến,
Trước hết, AloBacsi muốn nhắc với em rằng, màu sắc da là do di truyền quyết định và da chỉ sáng lên nhờ vào các phương pháp chăm sóc da khoa học cũng như kết hợp tránh nắng. Không có một phương pháp nào có thể làm “trắng da” trừ các trường hợp mất sắc tố bệnh lý như: bệnh bạch biến hoặc bạch tạng…
Các sản phẩm “tắm trắng” trôi nổi ngoài thị trường có thể chứa các hóa chất độc có hại cho da và cơ thể. Khi tiếp xúc với các hóa chất này, da bị tổn thương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm xâm nhập vào. Một khi vi khuẩn và nấm đi vào da rồi thì mọi việc xem như đã quá trễ, chỉ còn mong vào sự đề kháng của cơ thể và tùy các triệu chứng xuất hiện trên da, móng mà ta mới có biện pháp điều trị phù hợp..
Tuy vậy, cũng có cách giúp ngăn cản sự “thừa nước đục thả câu” này của vi khuẩn và vi nấm bằng cách sau:
- Tắm lại hoặc rửa vùng da và móng có tiếp xúc hóa chất nhiều lần bằng nước sạch, không sử dụng xà phòng, để rửa trôi đi những hóa chất còn bám trên da và móng, làm giảm đi sự thẩm thấu vào da của các chất này.
Video đang HOT
- Thoa các thuốc giữ ẩm vô khuẩn như: Cetaphil, Physiogel, A-derma HA,… lên da và móng giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và vi nấm vào da, đồng thời cũng giúp da ổn định khả năng bảo vệ cơ thể của mình.
- Tiếp tục theo dõi, nếu móng viêm và đau thì nên đến khám tại bệnh viện để bác sĩ tùy trường hợp cụ thể mà cho em thêm kháng sinh hoặc kháng viêm thoa.
Trường hợp xấu nhất nếu xảy ra ly móng, em cũng đừng quá lo lắng, vì móng sẽ hồi phục dần theo thời gian, khi em chăm sóc, bảo dưỡng móng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tốt nhất là “giã từ” và “lìa xa” tắm trắng em nhé.
Theo Alobacsi
Da khô do đâu và cải thiện thế nào
Mấy hôm nay da mặt em tự nhiên bị khô, ráp, không bị ngứa, không có mụn. BS có thể cho em biết nguyên nhân gây nên khô da, và cách chữa được không ạ?
Chào bác sĩ,
Mấy hôm nay da mặt em tự nhiên bị khô, ráp, không bị ngứa, không có mụn. Em chưa thấy hiện tượng này xuất hiện bao giờ. Em có bôi thuốc Trangala nhưng không thấy cải thiện. BS có thể cho em biết nguyên nhân gây nên khô da, và cách chữa được không ạ? Em cảm ơn BS!
(Thanh Nga - nga...@gmail.com)
Ảnh minh họa
Thanh Nga thân mến,
Da khô khi da mất đi lớp màng lipide bảo vệ và khi da bị "khát".Có rất nhiều các nguyên nhân gây khô da, được chia thành hai nhóm:
1. Nhóm nguyên nhân đến từ bên ngoài:
- Môi trường ô nhiễm, không khí nóng khô ,nhiệt độ lạnh.
- Tiếp xúc nhiều với gió, phơi nắng nhiều giờ trong ngày
- Tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa như xà phòng tắm, bột giặt, sửa rửa mặt, nước hoa, sản phẩm tẩy rửa gia dụng,...
- Dinh dưỡng thiếu chất, uống nước không đủ nhu cầu...
- Sử dụng thuốc như thuốc điều trị mụn,...
2. Nguyên nhân bên trong:
- Yếu tố di truyền, lão hóa sinh học theo thời gian.
- Bệnh lý da như: chàm, vẩy nến, bệnh vẩy cá di truyền,...
- Bệnh toàn thân như nhược giáp
- Thay đổi nội tiết ở phụ nữ mãn kinh,...
Trường hợp của bạn, có thể do bạn không cung cấp đủ nước cho da, cũng như môi trường làm việc sinh hoạt của bạn quá khô nóng hoặc có sử dụng máy điều hòa làm da bạn khô tạm thời.
Đề phòng khô da, bạn nên tuân thủ các lời khuyên sau:
- Cung cấp cho cơ thể ít nhất 1,5l nước/ngày, nhu cầu cao hơn nếu bạn hoạt động thể lực nhiều, khi trời nóng, hoặc trong giai đoạn gặp "tào tháo" đuổi.
- Bảo vệ da bạn khỏi ánh nắng mặt trời bởi quần áo dài, rộng, và sử dụng kem chống nắng.
- Mang găng khi trời lạnh, cũng như khi làm các việc phải tiếp xúc hóa chất.
- Nhiệt độ trong phòng làm việc cũng như phòng ngủ không quá nóng, hoặc quá lạnh, nhiệt độ tối ưu trong khoảng 22-25 độ C, nên tránh sử dụng quạt máy chiếu thẳng vào người khi làm việc cũng như khi ngủ.
- Ăn uống hợp lý, đủ chất, không hút thuốc, không uống các sản phẩm chứa cồn.
- Tắm với nước có nhiệt độ vừa, không quá nóng cũng không quá lạnh.
- Sử dụng mỗi ngày, một hoặc nhiều lần các sản phẩm giữ ẩm cho da mặt, hoặc toàn thân và đừng quên cho cả tay và chân.
- Không quá lạm dụng sản phẩm chứa chất thơm như xà phòng thơm, sữa tắm thơm, sửa rửa mặt, nước hoa,...
- Nên mua và mặc quần áo bằng chất liệu cotton.
- Lau khô da mặt sau rửa bằng giấy thấm hoặc vải mềm, tránh cọ xát.
Trên đây là những lời khuyên chung nhất và dễ dàng áp dụng. Ngoài ra, bạn có thể thoa Physiogel, Cetaphil, Aderma HA, Secalia AHA,... nhiều lần trong ngày để nhanh chóng loại bỏ tình trạng khô da hiện tại. Thuốc Trangala không phải giải pháp tốt để giải quyết tình trạng khô da của bạn, và không nên sử dụng lâu dài vì những tác dụng có hại của thuốc.
Theo Alobacsi
Dùng kem tẩy trang lâu dài có hại không BS BS ơi, dùng kem tẩy trang 2 ngày/lần dài lâu có bị ảnh hưởng gì không ạ? Em sử dụng kem tẩy trang thì thấy đỡ mụn và da mịn màng. Bác sĩ ơi, dùng kem tẩy trang 2 ngày/lần dài lâu có bị ảnh hưởng gì không ạ? Em chỉ mới dùng mỹ phẩm 1 tháng nay thôi. Trước giờ em cũng...