Đau bụng sau khi quan hệ: Tìm hiểu vấn đề gây ra
Cả nam giới lẫn nữ đều có thể bị đau bụng sau khi quan hệ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để loại trừ các tình trạng nguy hiểm.
Trong nhiều trường hợp, đau bụng sau khi quan hệ tình dục là do khí hơi hoặc do bạn tình thâm nhập khá sâu. Mặc dù cả hai lý do này đều không đe dọa đến tính mạng, nhưng chắc chắn cảm giác này không hề dễ chịu.
Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đem đến thêm các thông tin xoay quanh cơn đau và biện pháp ngăn ngừa.
Nguyên nhân gây đau sau khi quan hệ ở cả hai giới
Trong một số trường hợp, tình trạng đau bụng sau khi gần gũi đến từ các nguyên nhân sau đây:
Phản ứng cảm xúc
Hoạt động tình dục có thể khuấy động tất cả các loại cảm giác, từ phấn khích đến lo lắng và tất cả chúng đều sẽ ảnh hưởng đến bạn theo nhiều cách khác nhau. Bên cạnh đó, các vấn đề về mối quan hệ, tình trạng căng thẳng hàng ngày và lo lắng về tình dục đều khiến cơ bụng và cơ xương chậu của bạn căng thẳng, từ đó dẫn đến cảm giác đau sau khi gần gũi.
Đạt cực khoái
Cơ xương chậu sẽ co thắt trong lúc đạt cực khoái. Đối với một số người, những cơn co thắt này dẫn đến cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới khi bạn “lên đỉnh” hoặc sau đó nữa.
Đau sau khi đạt cực khoái hoặc trong lúc đạt cực khoái thường phổ biến ở những đối tượng như:
Đang mang thaiBị viêm vùng chậuBị lạc nội mạc tử cungBị u nang buồng trứngĐã phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệtHội chứng đau vùng chậu mạn tínhĐầy hơi khó tiêu
Việc quan hệ tình dục có thể đẩy không khí vào âm đạo hoặc thậm chí là cả hậu môn nếu bạn quan hệ ở vị trí này. Nếu không khí bị giữ lại, bạn có thể cảm thấy đau ở bụng trên hoặc ngực sau khi gần gũi.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu thường liên quan đến phần dưới của đường tiết niệu, bao gồm bàng quang và niệu đạo. Khi gặp phải tình trạng này, bên cạnh việc đau vùng chậu và đau bụng sau khi quan hệ, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như:
Đau trực tràngĐau, rát khi đi tiểuSố lần đi vệ sinh tăng lênNước tiểu đục, thậm chí có máuNguyên nhân gây đau bụng sau khi quan hệ ở nữ
Lý do khiến bạn cảm thấy khó chịu vùng bụng sau lúc gần gũi với người ấy gồm:
Video đang HOT
Khi tư thế quan hệ tạo điều kiện để chàng tiến vào sâu bên trong, thậm chí là chạm đến cổ tử cung, thì có thể dẫn đến kết quả bạn bị đau một chút ở vùng bụng.
U nang buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan nhỏ nằm ở hai bên tử cung. Đôi khi, một u nang sẽ phát triển trên hoặc trong buồng trứng. Mặc dù các u nang này thường không nguy hiểm nhưng chúng có thể gây khó chịu hoặc đau bụng sau khi quan hệ.
Trong mỗi chu kỳ kinh, một trong hai buồng trứng sẽ phát triển một nang trứng chứa trứng trưởng thành. Khoảng 2 tuần trước khi nữ giới xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, nang trứng sẽ bị vỡ nhằm giải phóng trứng để thụ tinh.
Quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này có thể gây ra hiện tượng đau bụng ở một vài người.
U xơ tử cung là tình trạng các u phát triển bên trong thành tử cung, chúng thường khá lành tính và không gây ung thư.
Tình trạng trên có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu kinh nguyệt nặng, khó chịu ở lưng cũng như đau bụng sau khi quan hệ.
Hiện tượng âm đạo co thắt sẽ xuất hiện nếu các cơ âm đạo vô tình phản ứng quá mạnh nếu một người cố gắng chèn vật lạ vào bên trong bộ phận này, chẳng hạn như lúc bác sĩ thực hiện thủ thuật kiểm tra âm đạo cũng như khi nữ giới cố gắng sử dụng băng vệ sinh tampon.
Ngoài ra, nếu bạn không thoải mái tâm lý hoặc màn dạo đầu chưa đủ, âm đạo sẽ bị kích thích, dẫn đến đau bụng sau khi quan hệ.
Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Bệnh thường do cùng một vi khuẩn gây bệnh lậu và nhiễm nấm chlamydia gây ra.
Ngoài đau bụng sau khi quan hệ, viêm vùng chậu đôi khi còn khiến phụ nữ gặp phải các tình trạng sau:
Xuất huyết nhẹ dẫu chưa đến chu kỳKhí hư xuất hiện bất thườngChảy máu khi quan hệKhí hư có mùi hôiSốt…Lạc nội mạc tử cung
Khi nữ giới gặp phải chứng lạc nội mạc tử cung, các mô tuyến ở tử cung bắt đầu mọc ở nơi khác, chẳng hạn như kéo dài đến buồng trứng và ống dẫn trứng. Trong một số trường hợp, các mô thậm chí còn lan ra ngoài khung chậu.
Sự phát triển quá mức của mô này có thể gây đau ở bụng, xương chậu và lưng dưới. Cơn đau cũng sẽ tăng lên sau khi bạn quan hệ. Ngoài ra, bạn còn gặp phải một số vấn đề như:
Đau quặn khi đi vệ sinhĐau bụng dữ dội khi “đến tháng”Kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt.Tắc ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng có nhiệm vụ kết nối buồng trứng và tử cung của bạn. Hàng tháng, các ống mang trứng từ buồng trứng đến tử cung để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
Nếu một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc bởi chất lỏng hoặc mô, chúng có thể gây đau nhẹ ở bụng sau khi quan hệ. Một số người không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào và chỉ phát hiện ra tình trạng sau khi gặp khó khăn trong việc thụ thai.
Nguyên nhân gây đau bụng sau khi quan hệ ở nam
Tình trạng đau bụng sau khi quan hệ không quá phổ biến ở nam giới nhưng đôi lúc vẫn xảy đến do một số nguyên nhân, chẳng hạn như việc bạn bị viêm tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ, kích thước bằng quả óc chó, nằm ở khung chậu thấp. Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp chất lỏng tinh dịch để các quý ông xuất tinh trong quá trình quan hệ tình dục. Nếu tuyến tiền liệt bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng chậu hoặc vùng bụng trong và sau khi quan hệ.
Khi nào nên đến bác sĩ nếu bị đau sau khi quan hệ?
Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng sau khi quan hệ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và tạm thời, chúng sẽ biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trò chuyện với bác sĩ để ngăn ngừa cảm giác khó chịu này xuất hiện trong tương lai.
Ngoài ra, hãy đến gặp bác nếu như bạn nhận thấy các tình trạng đi kèm với cơn đau, chẳng hạn như sau:
Theo Hellobacsi.
Đau bụng khi hành kinh liệu có gây vô sinh?
Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp. Đôi khi, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi đến ngày "đèn đỏ" và có thể lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian đau phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người đau mấy tiếng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài ngày. Thế nhưng, những cơn đau bụng này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.
Nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh
Tình trạng đau bụng khi hành kinh xảy ra là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép, gây đau. Bên cạnh đó, để đẩy máu và mô ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Các cơn co thắt này được kích hoạt bởi một hormone được cơ thể sản sinh ra gọi là prostaglandin, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giãn cơ và co thắt. Đây là thủ phạm chính gây đau vùng chậu trong những ngày "đèn đỏ". Lượng prostaglandin càng cao thì cơn đau bụng càng nghiêm trọng.
Đau bụng kinh thường được chia làm hai loại:
Đau bụng kinh tiên phát: gây đau nhẹ đến trung bình và thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên.Đau bụng kinh thứ phát: gây đau dữ dội. Đây có thể là hệ quả của một rối loạn bệnh lý trong hệ sinh sản.Đau bụng khi hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai của phụ nữ:
Viêm vùng chậu (PID)
Đây là bệnh mà cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Tình trạng này có thể gây sẹo cho ống dẫn trứng và buồng trứng, làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung (thai nhi phát triển trong ống dẫn trứng).
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà các mô ở trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng. Những mô phát triển không đúng này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường, có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhìn chung, bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh do niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng.
Có thể nói, lạc nội mạc tử cung là một trong những lý do phổ biến nhất gây đau bụng kinh dữ dội. Theo ước tính, có khoảng 100 triệu phụ nữ trên toàn thế giới mắc phải căn bệnh này.
Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua nội soi. Nếu bạn cảm thấy đau trước hoặc trong kỳ kinh, đau sau khi quan hệ tình dục hoặc gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nhiều khả năng bạn đang mắc phải căn bệnh này.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)
Tình trạng này có phần giống như lạc nội mạc tử cung, nhưng trong trường hợp này, các tế bào của niêm mạc tử cung sẽ phát triển bên trong thành tử cung thay vì trên các cơ quan sinh sản khác. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này là đau bụng dữ dội và chảy máu nhiều hơn bình thường trong thời gian hành kinh.
U xơ tử cung và u nang buồng trứng
Khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi bị u xơ tử cung. Đây là những khối u lành tính, được tìm thấy bên trong hoặc bên ngoài thành tử cung. U xơ có thể làm biến dạng khung hình của tử cung khiến vòi trứng bị tắc hoặc bán tắc, gây hiện tượng chậm có thai hoặc vô sinh. Bị u xơ tử cung khi mang thai có thể gây sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt là khi khối u nằm ở vị trí dưới niêm mạc.
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Giống như u xơ, u nang buồng trứng đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu những u nang này có kích thước lớn và xuất hiện ở những nơi như ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thì chúng có thể cản trở quá trình thụ thai.
Nếu bị đau bụng dữ dội khi hành kinh, bạn cần phải làm gì?
Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội, hãy đi khám bác sĩ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm đau. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích trong trường hợp bạn đang cố gắng thụ thai. Một số loại thuốc giảm đau cũng có thể hữu ích, nhưng nhiều người sợ rằng việc dùng thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tiêu cực của thuốc ibuprofen đối với hệ sinh sản, do đó tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Một số trường hợp sẽ cần phải phẫu thuật để giảm đau. Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết ảnh hưởng của việc phẫu thuật đến khả năng thụ thai.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông hữu ích về vấn đề đau bụng khi hành kinh. Nếu bạn đang trải qua những cơn đau bụng dữ dội trong những ngày "đèn đỏ", tốt nhất hãy đến bệnh viện khám và kiểm tra xem mình có đang mắc phải những căn bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không nhé.
Theo Hellobacsi
Chuột rút trong kỳ 'đèn đỏ' có thể báo hiệu các bệnh nguy hiểm sau với chị em Ngoài đau bụng kinh hay buồn nôn, nhiều chị em phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên những cơn đau do chuột rút lại có thể cảnh báo các căn bệnh nguy hại đến sức khỏe. U xơ tử cung Theo Tiến sĩ Alyssa Dweck - Bác sỹ sản phụ khoa ở Mount Kisco (New York,...