Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không?
Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc là điều mà các chị em quan tâm. Bởi những cơn đau khi đến tháng khiến chị em khó chịu, mệt mỏi.
Tuy nhiên, đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc không? Hãy lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà trong nội dung bài viết này.
Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc không?
Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà, đau bụng kinh kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như co thắt quá mức của cơ tử cung, dính lòng tử cung, dấu hiệu cảnh báo cơ thể chị em đang mắc phải một số bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng…
Khi đau bụng kinh chị em sẽ gặp những cơn đau ở vùng bụng dưới, có lúc đau âm ỉ, có lúc lại dữ dội tùy vào cơ địa của mỗi người. Chính vì thế đã rất nhiều chị em muốn “cầu cứu” tới thuốc giảm đau để nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình.
Vậy, khi bị đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc không? Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam, thuốc giảm đau bụng kinh là những thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, ngưng cơn đau bụng kinh, giảm tình trạng co thắt tử cung hiệu quả. Đồng thời thuốc giúp người bệnh tỉnh táo, khắc phục triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, cơn đau bụng dưới.
Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc là điều nhiều chị em lo lắng
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thuốc giảm đau bụng kinh được phân phối trên thị trường. Chị em chỉ cần ra hiệu thuốc hỏi thuốc giảm đau bụng kinh là sẽ được bác sĩ tư vấn cho những loại thuốc nhất định. Có thể kể đến như: Aspirin, thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal, thuốc Alverin, Khang nữa đan (thành phần thảo dược), thuốc Hyoscinum…
Các thuốc này không chỉ có tác dụng giảm đau bụng kinh mà còn khắc phục tình trạng đau khác như đau đầu, đau răng, sốt… Tuy nhiên, thuốc giảm đau thường chỉ có công dụng giảm đau tức thời, tạm thời. Nếu bạn sử dụng quá nhiều, lạm dụng sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Kết quả là cứ mỗi lần hành kinh là bạn đều phải sử dụng thuốc để khắc phục. Việc lạm dụng thuốc như vậy sẽ gây ra một số tác dụng phụ lên thận, gan, dạ dày như viêm loét dạ dày, độc gan và thận…
Chưa kể, hiện có một số thuốc giảm đau bụng kinh là thuốc tránh thai. Khi sử dụng thuốc tránh thai quá thường xuyên sẽ khiến cho nội mạc tử cung bị mỏng, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em sau này. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch, mỡ máu.
Vì vậy, thuốc giảm đau dù được xem là giải pháp hữu hiệu, nhưng nó chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em.
Thuốc giảm đau bụng kinh chỉ mang tính chất tạm thời
Đau bụng kinh kéo dài phải làm sao?
Đau bụng kinh kéo dài không đơn giản là chỉ do sự co thắt tử cung quá mức mà nó còn là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Mà những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản của chị em sau này.
Video đang HOT
Chính vì thế, chị em cần phải được thăm khám cẩn thận, cụ thể để biết được rõ nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát hay nguyên phát. Từ đó sẽ có những phương pháp khắc phục phù hợp và an toàn cho chị em. Chị em tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh kéo dài mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em cũng cần đặc biệt lưu ý tránh tiếp xúc lạnh hoặc sử dụng một số mẹo dân gian như: Lá trầu không, dùng nước đỗ đen, nghệ tươi, rau má để làm giảm tình trạng này hiệu quả.
Nghệ tươi có công dụng trong việc khắc phục đau bụng kinh
Ngoài ra, chị em cũng có thể chườm nóng phần bụng dưới đơn giản, uống trà gừng, nước gừng tươi, ăn chuối chín, tránh đồ chua, đồ có tính hàn… để khắc phục chứng đau bụng kinh hiệu quả và an toàn.
Phương pháp điều trị đau bụng kinh kéo dài không lo tác dụng phụ
Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc Tây để cải thiện tình trạng đau bụng kinh kéo dài, chị em phụ nữ còn truyền tai nhau về phương pháp điều trị bằng YHCT an toàn nhưng hiệu quả không kém.
Trong số các bài thuốc Đông y chữa đau bụng kinh hiện nay, bài thuốc của Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang được nhiều phụ nữ tin dùng và đánh giá cao. Không đơn giản chỉ là một bài thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược, nó còn mang nhiều giá trị hơn thế.
Nhiều người biết đến bác sĩ Đỗ Thanh Hà khi cô còn công tác tại Bệnh viện YHCT Trung ương. Với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh phụ khoa, 4 năm học Thạc sĩ tại Trung Quốc – cái nôi của YHCT, bác sĩ Hà đã vận dụng toàn bộ kiến thức Đông – Tây y của mình để khám chữa thành công cho hàng nghìn người bệnh.
Với các trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý, lộ trình điều trị của bác sĩ Hà sẽ bao gồm cả Đông và Tây y. Người bệnh cần làm các xét nghiệm, siêu âm nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bác sĩ thực hiện khám theo “Tứ chẩn” để nhận định về bệnh thật chính xác rồi mới bắt tay vào điều trị.
Trong quá trình xử lý bệnh, nếu tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ sẽ phối hợp dùng thêm thuốc Tây nếu cần thiết để cải thiện tình trạng cho bệnh nhân. Với những cơn đau bụng kinh xuất phát từ bệnh nguy hiểm như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện phẫu thuật, đốt viêm để diệt trừ mầm bệnh sớm nhất và phục hồi lại cơ thể với Đông y.
Đau bụng kinh kéo dài thường là biểu hiện bệnh lý phụ khoa. Chính vì vậy, việc dùng thuốc giảm đau theo bác sĩ Hà nhận định, chỉ là biện pháp tạm thời. Bạn cần làm xét nghiệm để biết chính xác được bệnh và tiện cho bác sĩ kê đơn thuốc. Các vị thuốc được dùng có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, hành khí; cải thiện và hỗ trợ chức năng tỳ, thận; nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.
Thuốc Đông y là sự kết hợp giữa các loại thảo dược an toàn, lành tính nhưng không vì thế mà bác sĩ Hà sử dụng chung cho tất cả mọi người như nhiều phòng mạch hiện nay. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường hỏi han bệnh nhân rất kỹ để tùy vào tình trạng, sức khỏe mỗi người mà kê đơn, bốc thuốc, đảm bảo tối đa hiệu quả mang lại.
Bác sĩ Thanh Hà được chị em đánh giá là chữa bệnh không vì lợi nhuận mà từ cái tâm. Với bệnh nhân, bác sĩ luôn đề cập thẳng vấn đề, nói rõ và phân tích về bệnh cho họ hiểu và cùng xem xét cách chữa phù hợp, tuyệt đối không gò ép, chèo kéo người bệnh.
Bác sĩ Thanh Hà đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp đau bụng kinh với bài thuốc Đông y của mình
Như vậy, trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc”. Hi vọng bài viết này đã giúp chị em có lời giải đáp, đồng thời có biết được cách xử trí khi bị đau bụng kinh kéo dài, cũng như một số mẹo giúp khắc phục đau bụng kinh đơn giản. Chị em hãy nhớ rằng, không được dùng thuốc tùy tiện, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh những rủi ro tới sức khỏe.
Theo Soytebackan
Đau bụng kinh nhưng không ra máu là do đâu? Làm sao để khắc phục
Chu kỳ kinh nguyệt đến nhưng không thấy máu kinh xuất hiện, kèm theo đó vẫn là những cơn đau bụng khiến chị em khổ sở và không kém phần hoang mang, lo lắng.
Lý do của triệu chứng này là gì và cần khắc phục tình trạng đau bụng kinh không ra máu như thế nào?
Tại sao đau bụng kinh không ra máu?
Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là hiện tượng mà đa phần phụ nữ gặp phải mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến, thường xuất hiện vào đầu chu kỳ. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng bụng dưới, có khi đau ít, khi đau nhiều, dữ đội.
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ gặp phải hiện tượng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không có máu kinh. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và khá bất thường nên khiến chị em có tâm lý sợ sệt, mất ăn mất ngủ.
Đau bụng kinh không ra máu là một hiện tượng không thường gặp, vì vậy mà khiến chị em lo lắng
Thế nhưng, bạn cũng không nên quá căng thẳng vì theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, đau bụng kinh không ra máu thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Do người phụ nữ đang mang thai:Trong giai đoạn đầu của thai kỳ chị em cũng sẽ có những triệu chứng như ngày đến tháng: đau bụng dưới, căng tức ngực, đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt,... Trường hợp chị em có quan hệ tình dục trước đó và không áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn triệt để thì khi gặp phải hiện tượng đau bụng kinh không ra máu, nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ tới chính là dấu hiệu báo thai. Một số chị em có cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng dưới khi mới đậu thai. Hiện tượng này xuất hiện do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh.
Tắc kinh: hiện tượng đau bụng kinh không ra máu cũng sẽ xảy ra với chị em thường xuyên căng thẳng, stress nặng và bị áp lực cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý, khiến hormone thay đổi. Chúng ta cũng thường nhận thấy dấu hiệu bất ổn của kinh nguyệt khi tâm lý bị ảnh hưởng, thay đổi đồng hồ sinh học. Vì vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đến kỳ kinh nguyệt nhưng bạn vẫn không thấy máu kinh.
Dấu hiệu tiền mãn kinh: đứng trước giai đoạn tiền mãn kinh khoảng từ 45-50 tuổi, chức năng sinh sản ở nữ giới suy giảm dần, đồng nghĩa với việc hoạt động của buồng trứng cũng không còn tốt. Vì thế sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều, vẫn bị đau bụng kinh nhưng không ra máu hoặc đau bụng kinh nhưng ra ít máu.
Tiền mãn kinh, giai đoạn người phụ nữ dễ mắc các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của người trong độ tuổi tiền mãn kinh còn phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa cũng như tuổi tác của mỗi người.
Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể: các vấn đề về kinh nguyệt phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hormone progesterone và estrogen duy trì và chi phối hoạt động của buồng trứng, quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Khi xảy ra sự mất cân bằng 2 nội tiết tố này sẽ gây ra những tình trạng bất thường về vòng kinh như tắc kinh, bế kinh, bị đau bụng kinh dữ dội mà kinh nguyệt không ra được.
Hiện tượng này cũng dễ gặp phải ở những phụ nữ thường xuyên căng thẳng, stress trong thời gian dài hoặc vận động quá nhiều, vận động quá mức. Vì vậy, bạn nên có sự điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt và tập luyện để tránh gây áp lực đến hệ thần kinh và cơ thể. Từ đó nội tiết sẽ ổn định hơn.
Lạm dụng nạo phá thai: việc nạo phá thai nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tử cung, gây dính buồng trứng và từ đó dẫn đến hiện tượng mất kinh khi đến chu kỳ.
Căng thẳng, mệt mỏi làm rối loạn đồng hồ sinh học và nội tiết tố người phụ nữ, gây đau bụng kinh không ra máu
Đối với chị em mới phá thai hoặc chỉ sẩy thai một lần thì triệu chứng đau bụng kinh không ra máu chỉ xảy ra tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định.
Phẫu thuật điều trị bệnh lý: với một số bệnh lý phụ khoa, người phụ nữ thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Điều này gây ra tình trạng tới tháng, đau bụng nhưng không có kinh.
Sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi: thuốc tránh thai có nhiều thành phần hóa học, có công dụng trong việc điều chỉnh vòng kinh và cải thiện cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi, không đúng chỉ định bác sĩ và thường xuyên sẽ dẫn đến bế kinh, tắc kinh trong chu kỳ, kèm theo đó là đau bụng kinh không ra máu.
Sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi hay làm phẫu thuật và gây ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng cũng là nguyên nhân của hiện tượng này
Nếu tình trạng này kéo dài, chị em cần phải nhanh chóng đi khám phụ khoa để biết được nguyên nhân bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Làm sao để khắc phục đau bụng kinh không ra máu mỗi chu kỳ?
Khi tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra kinh xảy ra không thường xuyên hoặc chỉ xuất hiện một vài lần thì có thể không cần quá lo lắng. Đôi khi đó chỉ là biểu hiện trong một thời điểm nhất định khi sức khỏe cơ thể bất ổn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục như sau
Nếu nghi ngờ đây là dấu hiệu mang thai, bạn cần mua que thử thai để kiểm chứng sau đó đến gặp bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn.Ăn uống khoa học, có chế độ nghỉ ngơi điều độ, không để bản thân bị căng thẳng, stress quá đà. Bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm tốt cho tình trạng này như: sữa chua, cá hồi, thực phẩm chứa nhiều magie, chuối, táo, gừng, uống các loại trà, sữa ấm,..,Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, quá sức, đặc biệt là trong kỳ kinh.Giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ: vùng kín cần phải được giữ gìn để không xảy ra viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, bạn cần phải chú ý vấn đề này trước và sau khi quan hệ tình dục.Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn: chưa có ý định sinh con, bạn hãy áp dụng phương pháp phòng tránh thai an toàn triệt để. Không nên lạm dụng nạo phá thai, thuốc tránh thai cũng như phẫu thuật buồng trứng, tử cung để ảnh hưởng đến vấn đề kinh nguyệt.
Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên kiểm tra sức khỏe Phụ khoa là những gì mà chúng ta nên làm để phòng tránh bệnhThăm khám phụ khoa định kỳ: chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, nhất là khi phát hiện bất thường trong cơ quan sinh sản. Đặc biệt chú ý những bệnh lý gây đau bụng kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung...Nếu phát hiện đau bụng kinh không ra máu là dấu hiệu bệnh lý, cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Có thể sử dụng Đông y, thuốc nam để đảm bảo sự an toàn, lành tính. Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số lưu ý chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện:
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà - Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Đông y VN - nguyên Trưởng khoa Phụ BV YHCT Trung ương chia sẻ một số lưu ý cho người bị đau bụng kinh nhưng đến kỳ lại không ra máu:
Hạn chế các đồ ăn cay nóng. Không ăn quá nhiều thức ăn lạnh, mang tính chất hànUống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.Ngủ đủ giấc, thư giãn đầu óc, giữ tinh thần luôn thoải máiBổ sung nhiều thức ăn có hàm lượng Magie và sắt lớn
Đau bụng kinh không ra máu là một hiện tượng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơ thể của mỗi người không ai giống ai. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi khám Phụ khoa để biết được bệnh của mình là do đâu và có phương án xử lý phù hợp.
Theo Soytebackan
Đau bụng kinh dữ dội cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào? Đau bụng kinh dữ dội là nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi đến kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể kéo dài, quằn quại này có thể kèm theo các triệu chứng kèm theo như sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu... khiến khiến chị em khó chịu và mệt mỏi. Theo các chuyên gia, đau bụng kinh có thể đang...