Đau bụng, coi chừng bệnh tim mạch
Trong nhiều trường hợp đau bụng có nguồn gốc từ các bệnh lý mà ít người nghĩ đến như nguyên nhân do… tim mạch.
Nhồi máu cơ tim sau dưới
Thông thường, các cơn đau do nhồi máu cơ tim (NMCT) có biểu hiện ở vùng ngực trước tim, đau như bóp nghẹt lấy tim và lan lên cổ hoặc cánh tay trái. Tuy vậy, trong trường hợp NMCT sau dưới, do vị trí tổn thương ở phía sau và dưới của tim, ngay sát trên cơ hoành nên cơn đau nhiều khi có vị trí ở vùng thượng vị hoặc dưới mũi ức.
Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân bị NMCT sau dưới được chẩn đoán là cơn đau dạ dày cấp, rối loạn tiêu hóa… Việc chẩn đoán NMCT sau dưới là rất dễ dàng nếu người thầy thuốc nghĩ đến căn bệnh này và cho làm ngay điện tim (ECG) và men CKMB hay troponin T hoặc troponin I nếu có điều kiện.
Đau bụng cũng có thể là do nhồi máu cơ tim
Trước một bệnh nhân đau thượng vị chưa được chẩn đoán xác định rõ ràng nguyên nhân, lại có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao trên 45, tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, nhất thiết phải được làm điện tim và các xét nghiệm để loại trừ NMCT sau dưới.
Nếu bỏ sót thì hậu quả sẽ rất tai hại và có thể gây tử vong cho bệnh nhân do NMCT thường gây suy thất phải cấp và các loạn nhịp nặng. Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân “đau bụng” là do NMCT, các biện pháp điều trị sẽ được tiến hành như bất động tại giường, giảm đau bằng morphin, cho các thuốc giãn mạch vành, các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, các thuốc chống đông và thậm chí có thể xét nong mạch vành, đặt stent cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Một trong những cơn đau bụng dữ dội, có lan ra sau lưng hay không, ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như trên (tuổi trên 45, tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao) có nguyên nhân là do phình tách động mạch chủ bụng.
Các thăm khám cơ bản để xác định cơn đau do nguyên nhân này bao gồm thăm khám hệ thống mạch mu chân, mạch bẹn (tìm dấu hiệu mạch không đều hai bên, nghe có tiếng thổi), đo huyết áp chi dưới hai bên, nghe động mạch thận hai bên, khám bụng xem có khối phồng đập theo nhịp mạch hoặc nghe có tiếng thổi…) và sau thăm khám lâm sàng, thầy thuốc có thể quyết định cho siêu âm doppler hoặc chụp cắt lớp bụng để xác định chẩn đoán.
Cũng như trong NMCT sau dưới, việc chẩn đoán xác định phình tách ĐMC bụng là càng sớm càng tốt vì khối phồng tách lúc này chẳng khác gì… quả bom trong bụng bệnh nhân, có thể vỡ ra gây tử vong cho bệnh nhân bất cứ lúc nào. Việc xác định nhanh chóng vị trí và kích thước khối phồng sẽ góp phần vào việc cứu sống bệnh nhân thông qua các biện pháp điều trị như hạ huyết áp, giảm đau và phẫu thuật cấp cứu.
Hệ thống động mạch mạc treo là hệ thống động mạch nuôi ruột bao gồm động mạch mạc treo tràng trên và mạc treo tràng dưới. Nguyên nhân gây tắc các động mạch này thường do cục máu đông từ tâm nhĩ trái (hình thành trong một số bệnh như loạn nhịp hoàn toàn, nhĩ trái giãn quá to…) bong ra, xuống tâm thất trái, theo dòng máu xuống động mạch chủ bụng, trôi vào các động mạch nhỏ như động mạch mạc treo, kẹt lại và gây tắc. Tắc động mạch mạc treo cũng có thể do xơ vữa mạch và điều này hay xảy ra ở người già.
Các triệu chứng biểu hiện của tắc mạch mạc treo bao gồm đau bụng không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, dấu hiệu nhiễm khuẩn nhiễm độc và có các triệu chứng như loạn nhịp hoàn toàn, xơ vữa mạch kèm theo.
Chẩn đoán tắc động mạch mạc treo tương đối khó, phải dựa vào một số xét nghiệm như D-Dimer, chụp mạch, CT, MRI ổ bụng và nhiều trường hợp không rõ có thể nội soi thăm dò ổ bụng để xác định chẩn đoán. Nếu chẩn đoán muộn hoặc các nhánh lớn của động mạch mạc treo bị tắc có thể dẫn đến hoại tử nhiều đoạn ruột, sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng và bệnh nhân sẽ tử vong.
Tắc động mạch mạc treo gây đau bụng, tiêu chảy.
Một số trường hợp khác
Một số trường hợp khác cũng có thể gây các cơn đau bụng cấp như tắc mạch thận, tắc mạch lách, mạch tử cung, buồng trứng… Nguyên nhân của các trường hợp này hàng đầu cũng là do cục máu đông hình thành trong tâm nhĩ trái, ở các bệnh nhân có loạn nhịp hoàn toàn, trôi xuống gây tắc mạch và do xơ vữa động mạch. Đây là các trường hợp tắc mạch tuy hiếm nhưng cũng có thể gặp trên thực tế lâm sàng và việc chẩn đoán tương đối khó khăn.
Như vậy, những trường hợp đau bụng mà nguyên nhân do bất thường ở hệ tim mạch không phải là ít gặp nên cần lưu ý đến các nguyên nhân này ở bất cứ một trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân nào, từ đó, thầy thuốc sẽ có hướng sử dụng các biện pháp thăm khám cũng như các phương tiện cận lâm sàng hiện đại để xác định chẩn đoán.
Theo BS. Vũ Phương Anh ( Sức khỏe & Đời sống)
Nhìn mặt đoán bệnh tim
Tình trạng lão hóa trên mặt có thể chỉ ra vài vấn đề liên quan đến tim mạch.
Mới đây các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện rằng: những người có từ ba hoặc bốn dấu hiệu lão hóa trên mặt, như sự tích tụ chất béo xung quanh mí mắt, vùng tóc ở thái dương bị thu hẹp lại, hói trên vùng đỉnh đầu và dái tai bị nếp nhăn, sẽ đối diện với sự gia tăng 39% khả năng phát triển bệnh tim và 57% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim sau 35 năm theo dõi, so với những người cùng độ tuổi, nhưng không có những dấu hiệu này.
Trông già hơn độ tuổi của bạn là một chỉ dấu cảnh báo tình trạng sức khỏe tim mạch kém
"Trông già hơn độ tuổi của bạn là một chỉ dấu cảnh báo tình trạng sức khỏe tim mạch kém", Tiến sĩ Anne Tybjaerg-Hansen, giáo sư về hóa sinh lâm sàng tại Trường ĐH Copenhagen, Đan Mạch, người chủ trì cuộc nghiên cứu, cho biết.
Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Hansen đã xem xét dấu hiệu lão hóa của gần 11.000 người, có độ tuổi từ 40 trở lên, đã tham gia một cuộc nghiên cứu tim ở thành phố Copenhagen, bắt đầu từ cuối những năm 1970. Các nhà nghiên cứu quan sát các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tóc hoa râm, chân tóc bị thu ngắn lại tại vùng thái dương, hói trên vùng đỉnh đầu (dành cho nam giới), dái tai bị nhăn và sự tích tụ sắc tố vàng của cholesterol quanh mí mắt.
Sau thời gian hơn 35 năm theo dõi, khoảng 3.400 người tham gia phát triển bệnh tim và hơn 1.700 người đã bị một cơn nhồi máu cơ tim.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, bốn chỉ dấu lão hóa trên mặt có liên quan mật thiết với tình trạng sức khỏe tim kém là tóc ở vùng thái dương thu ngắn lại, bị hói ở vùng đỉnh đầu, sự tích tụ chất béo xung quanh mí mắt và dái tai bị nếp nhăn.
Ví dụ, Tybjaerg-Hansen nói: "Nếu bạn là đàn ông, có độ tuổi từ 70 - 79, có từ 3-4 các dấu hiệu lão hóa trên. Sau đó 10 năm, bạn có thể tăng 40% nguy cơ phát triển bệnh tim do thiếu máu cục bộ so với những người đàn ông cùng độ tuổi nhưng có ít dấu hiệu lão hóa hơn".
Già hơn so với tuổi cũng dễ bị nhồi máu cơ tim
Theo tiến sĩ Tybjaerg-Hansen, nhiều bác sĩ thường bỏ qua các chỉ dấu này ở bệnh nhân khi đánh giá sức khỏe của họ. Điều này có thể dẫn đến sai sót, vì những người trông già trước tuổi, tình trạng sức khỏe của họ thường kém hơn hơn so với những người trông trẻ hơn tuổi của họ, đặc biệt là ở vào độ tuổi trung niên hay già.
Kết quả nghiên cứu trình bày tại các cuộc họp y tế thường chỉ được coi là sơ bộ cho đến khi được xác nhận và công bố trên một tạp chí y học uy tín.
Theo Nguyễn Niệm (Phụ nữ Online)
Xơ vữa mạch máu: Không keo khó dán! Mạch máu xơ vữa bao giờ cũng có sự hiện diện của chất mỡ trong máu nên thầy thuốc trước đây thường "trăm dâu đổ đầu" cholesterol. Nhưng thực tế, không thiếu trường hợp nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não xảy ra ở người có lượng mỡ máu rõ ràng trong định mức bình thường! Vì sao vậy? Còn yếu...