Dấu ấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong thể chế hóa chủ trương tự chủ đại học

Theo dõi VGT trên

Tự chủ đại học được đặt ra từ 2005, nhưng hơn 10 năm sau mới được thể chế hóa bằng Luật số 34/2018/QH14, Nghị định 99/2019/NĐ-CP trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Nhạ.

Ngày 6/1/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị triển khai Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Nghị định 99/2019/NĐ-CP). Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh:

Tự chủ đại học là xu thế tất yếu. Trước đó, Chính phủ đã có nghị quyết cho thí điểm 23 cơ sở giáo dục đại học. Quá trình thực hiện cho thấy ưu điểm nổi trội của việc thực hiện tự chủ. Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14).

Dấu ấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong thể chế hóa chủ trương tự chủ đại học - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, ảnh: moet.gov.vn.

“Có thể nói đây là hội nghị đầu tiên trong ngành giáo dục về quán triệt một nghị định của Chính phủ. Tự chủ đại học tuy không phải vấn đề mới về quan điểm, nhận thức nhưng lại mới về tổ chức thực hiện, nếu chúng ta không cùng nhau thống nhất nhận thức về quy định ở Luật 34 và Nghị định 99 sẽ dẫn đến cách hiểu và tổ chức khác nhau.”, Bộ trưởng nói. [1]

Quyết định về tự chủ đại học đã có từ 15 năm trước, nay phải quyết liệt thực hiện

Ngày 02/11/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, phần đổi mới cơ chế quản lý, Chính phủ đã quyết định:

- “Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.

- Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học.

- Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ.

- Xây dựng Luật giáo dục đại học”. [2]

Cho đến nay, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP vẫn còn nguyên hiệu lực pháp lý phải thi hành, cũng như tính thời sự.

Ngày 25/10/2017 Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Về tự chủ đại học, Nghị quyết 19-NQ/TW chỉ đạo rõ:

- Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng, hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng uỷ kiêm chủ tịch hội đồng trường. [3]

Ngoài ra, Nghị quyết 19-NQ/TW còn đưa ra các chủ trương hết sức tiến bộ khác, có thể kể đến như:

- Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập có tính chất cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của bộ, ngành về chính quyền địa phương quản lý; bộ chỉ thực hiện chủ quản đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ và những đơn vị trọng điểm, chuyên sâu.

- Đổi mới cơ chế xác định và giao biên chế theo hướng quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên; đẩy mạnh thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Giáo dục đại học (Luật số 08/2012/QH13).

Tuy nhiên, ở luật này, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học mới chỉ được quy định trên nguyên tắc (Điều 32) nên rất khó đi vào thực tiễn bởi còn nhiều rào cản từ cơ chế chủ quản đã lỗi thời; cũng như sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Dấu ấn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đối với tự chủ đại học

Ngày 11/8/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm. Tại đây, Bộ trưởng nhấn mạnh:

“Về tự chủ đại học, các trường phải coi tự chủ là đích đến để nâng cao chất lượng chứ không phải chỉ là vấn đề tài chính; thay bằng cấp ngân sách nhà nước theo kiểu hành chính thì sẽ cấp theo nhiệm vụ, trên cơ sở chất lượng đầu ra và không phân biệt công tư.

Tới đây chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ quản trị đại học. Các trường muốn phát triển thì phải đổi mới tư duy quản trị chứ không thể quản lý như thông thường”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói. Ông đặt ra các mục tiêu:

Video đang HOT

“Chủ trương đã có rồi, đến năm 2020 tất cả các trường sẽ phải tự chủ. Từ nay đến đó, Bộ sẽ phối hợp để cùng triển khai, gỡ khó cho các trường.

Vướng mắc nào thuộc thẩm quyền của Bộ, Bộ sẽ gỡ ngay. Những vấn đề vượt thẩm quyền, Bộ sẽ có ý kiến với các Bộ, ngành và báo cáo Chính phủ. Trách nhiệm của các trường đại học là không ngồi chờ mà phải chủ động để có những bước đi tự chủ hợp lý và bền vững”. [4]

Nói là làm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và được Quốc hội chính thức thông qua ngày 19/11/2018 (Luật số 34/2018/QH14), thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP và Nghị quyết số 19-NQ/TW về tự chủ đại học, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền của Hội đồng trường.

Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật số 34/2018/QH14 ngày 30/12/2019.

Ngày 6/1/2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trực tiếp chủ trì hội nghị triển khai Nghị định 99/2019/NĐ-CP để làm sao tinh thần tự chủ đại học của Luật và Nghị định “ngấm” đến từng cán bộ, giảng viên.

Có thể thấy, từ chủ trương, chính sách đi đến thể chế hóa thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tự chủ đại học đã phải mất hàng chục năm trời, từ 2005 đến 2020. Nhưng nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, e rằng quá trình này sẽ còn tốn thêm thời gian, công sức và cơ hội cho công cuộc đổi mới giáo dục đại học nước nhà.

Cũng tại hội nghị đầu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức để triển khai một nghị định ngày 6/1/2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã lưu ý quan trọng đối với 3 nhóm chủ thể chính, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ quản của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục đại học.

Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước hết là rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản để triển khai Nghị định 99 và các văn bản khác liên quan theo tinh thần không phát sinh các thủ tục hành chính và bám sát vào tinh thần tự chủ đại học, đồng thời chú trọng đến các đối tượng chịu tác động là các cơ sở giáo dục đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định số 138, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để sớm trình Chính phủ ban hành. “Chúng ta phải làm nghiêm để một mặt khuyến khích các trường làm tốt, nhưng đồng thời cũng phải răn đe, có chế tài xử phạt nghiêm các trường làm không tốt.”, ông nêu rõ.

Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chuẩn về giáo dục đại học quốc gia. Tất cả các chỉ số của một cơ sở giáo dục đại học phải được công khai trên cơ sở dữ liệu này, qua đó xã hội và các bên liên quan giám sát.

Đồng thời, chỉ đạo các trường tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng, đẩy mạnh hoạt động thanh tra; trong đó khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học kiện toàn bộ phận thanh tra, pháp chế; tăng cường năng lực cho thanh tra đủ mạnh để chủ động rà soát, khắc phục các vấn đề của nhà trường.

Với các cơ quan chủ quản, Bộ trưởng cho rằng, chủ quản trước đây nặng về tính hành chính, áp các quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự, các chế độ khác…;. Nhưng nay, các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc bộ ngành, hay địa phương phải thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99. Vì vậy, các cơ quan chủ quản phải chủ động, minh bạch, sòng phẳng; trách nhiệm đến đâu thực hiện đúng đến đó.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng lưu ý, việc trước tiên mà mỗi cơ sở giáo dục cần làm là phổ biến, hướng dẫn, quán triệt sâu rộng quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Nghị định 99 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ quan chủ quản, cũng như các văn bản khác đến từng giảng viên, người lao động trong nhà trường.

Tiếp đó, phải có kế hoạch chỉ đạo kiện toàn Hội đồng trường theo lộ trình quy định; tuyệt đối không vì năng lực hay trách nhiệm còn hạn chế mà để trễ quy định này. Người đứng đầu nhà trường phải chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản về tiến độ, chất lượng kiện toàn Hội đồng trường.

Bộ trưởng cũng lưu ý các nhà trường cần có kế hoạch nâng cao năng lực quản trị; trước hết là Hội đồng trường, từng vị trí phải rõ vai trò, “đúng vai, thuộc bài”.

Cùng với đó, tăng cường năng lực quản trị nội bộ của Ban giám hiệu, các vị trí chức năng, phòng, ban, khoa. Lãnh đạo nhà trường cần bám sát các mục tiêu đã được Hội đồng trường thông qua để đưa ra quyết định quản lý, không phải dễ làm trước, khó làm sau.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cố gắng tiên phong làm tốt công việc của mình; đồng thời phối hợp với các cơ quan chủ quản và luôn đồng hành, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học.

Chúng ta cùng nhau từng bước, khẩn trương, làm tới đâu chắc tới đó, thì sẽ có một lộ trình tốt để thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng đại học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định. [1]

Trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Ban chấp hành Trung ương đánh giá, “…tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém và còn không ít những khó khăn, thách thức phải vượt qua. Nhiều văn bản pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập chậm được ban hành hoặc chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung…”

“Những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực sự nghiệp công còn chậm, chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với tình hình.

Nhiều cấp uỷ đảng, lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quyết tâm chính trị, thiếu quyết liệt và đồng bộ trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới, sắp xếp lại, quản lý biên chế các đơn vị sự nghiệp công lập; chưa chủ động chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ…” [3]

Trong bối cảnh đó, sự dấn thân, vào cuộc quyết liệt của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ để tham mưu cho Quốc hội ban hành Luật số 34/2018/QH14, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP thực sự là một điểm sáng rất đáng trân trọng về trách nhiệm của người đảng viên đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Tài liệu tham khảo:

[1]//moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6431

[2]//www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=4&mode=detail&document_id=14954

[3]//moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/daihoidaibieu/Lists/VanBanCuaDangCapTren/Attachments/42/Nghị quyết số 19-NQ-TW.pdf

[4]//moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dai-hoc/Pages/default.aspx?ItemID=4984

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ đẩy mạnh tự chủ đại học

Theo Luật giáo dục đại học, tới đây sẽ triển khai một cách gấp rút tự chủ đại học nhưng phải căn cơ, tránh trường hợp có những đổ vỡ, rối loạn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ đẩy mạnh tự chủ đại học - Hình 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm hỏi giáo viên Trường mầm non Sơn Hà, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa - một trong những trường chịu thiệt hại nặng trong đợt mưa lũ tháng 8-2019 - Ảnh: XUÂN PHÚ

Đây là lần thứ hai Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ. Cuộc trò chuyện bắt đầu từ những trao đổi của ông trong lần trả lời phỏng vấn trước: rà soát, cập nhật, hoàn thiện các chính sách về giáo dục - đào tạo và chăm lo, phát triển đội ngũ giáo viên.

Bộ trưởng chia sẻ: "Gần 4 năm của nhiệm kỳ đầu tiên trôi qua, điều khiến tôi yên tâm nhất là đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành được 2 đạo luật quan trọng, đó là Luật giáo dục (sửa đổi) và Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều.

Tôi cũng nhận thấy tâm thế đổi mới đã và đang lan tỏa tới đội ngũ thầy cô. Nhận thức của xã hội đối với cuộc đổi mới lần này đã khác trước, từng gia đình, cả xã hội đang bắt đầu đồng hành với ngành giáo dục bước vào cuộc đổi mới".

Tháo gỡ điểm nghẽn

* Trả lời báo Tuổi Trẻ năm trước, ông khẳng định hai ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình là hoàn thiện chính sách và phát triển đội ngũ. Trong hai việc này, ông nhấn mạnh tính sống còn của việc thứ nhất, tại sao vậy thưa ông?

- Tôi cho rằng quản lý nhà nước trước hết phải là làm chính sách, nói nôm na là phải tạo "luật chơi"; tiếp đó là hướng dẫn thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm (nếu có). Do vậy, ngay khi nhận nhiệm vụ bộ trưởng, xác định vấn đề cơ chế chính sách là những điểm nghẽn nên tôi đã chỉ đạo công tác pháp chế phải là ưu tiên hàng đầu.

Trong số hàng trăm văn bản, chính sách pháp luật về giáo dục - đào tạo được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, thay thế gần bốn năm qua, đáng kể nhất phải nói tới là Luật giáo dục (sửa đổi) năm 2019 và Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2018.

Giờ văn bản pháp quy đã chuẩn, năm 2020 sẽ là năm tập trung hướng dẫn thực hiện và tăng cường thanh tra, kiểm tra. Điều đáng nói là việc làm chính sách trong mấy năm qua có những thay đổi căn bản so với trước đây, nhất là có sự tham gia bài bản, từ đầu của các chuyên gia tâm huyết, bên cạnh đội ngũ cán bộ, chuyên viên của bộ và sự tham gia góp ý, hiến kế của toàn xã hội.

* "Sự tham gia bài bản, từ đầu của các chuyên gia", bộ trưởng có thể chia sẻ cụ thể hơn?

- Rất may cho tôi khi lên làm bộ trưởng thì đã có nghị quyết 29 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

Đây là cơ sở để tôi chỉ đạo xây dựng chương trình khoa học giáo dục Việt Nam với 49 đề tài khoa học cấp nhà nước, trong đó có 5-7 đề tài chuyên sâu về chính sách, cơ chế cho giáo dục - đào tạo, thu hút trí tuệ từ các chuyên gia trong nước và thế giới cùng tham gia làm chính sách. Cách làm này không chỉ đảm bảo được chất lượng và tiến độ xây dựng các văn bản pháp luật, mà quan trọng hơn là ở tính khả thi cao khi áp dụng vào cuộc sống.

Có thể nói, nếu không có giới tinh hoa tham gia vào việc chuẩn bị luận cứ, tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động thì chắc chắn bộ sẽ không thể thành công với 2 bộ luật quan trọng được Quốc hội thông qua năm 2018 và 2019, cũng như nhiều văn bản pháp chế khác.

* Vậy còn ưu tiên thứ hai: chăm lo cho đội ngũ nhà giáo thì sao, thưa ông?

- Tôi tâm niệm mình phải luôn đồng hành cùng thầy cô, thầy cô tâm huyết với nghề, quyết tâm đổi mới thì tôi mới thành công. Không thể nói suông được mà phải bằng hành động cụ thể. Trước hết, tôi yêu cầu rà soát tất cả những gì có thể làm được trong thẩm quyền để cho thầy cô tốt hơn thì làm.

Trong đó có thể kể đến chỉ thị giảm tải cho thầy cô về sổ sách, các áp lực kỳ thi giáo viên giỏi; khuyến khích các thầy cô thay đổi, xây dựng nhà trường hạnh phúc. Hay là việc chỉ đạo xây dựng thang bảng lương cho giáo viên để trình Chính phủ, đảm bảo quyền lợi cao nhất trong khả năng của Chính phủ.

Chúng tôi kiên trì, kiên định đề nghị giáo viên có bậc lương khởi điểm cao hơn 1 bậc so với viên chức các ngành khác cùng trình độ đào tạo và cùng thang bảng lương...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ đẩy mạnh tự chủ đại học - Hình 2

Với cơ chế tự chủ, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có điều kiện kết hợp với các doanh nghiệp đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại cho sinh viên thực hành - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Năm bản lề của đổi mới giáo dục - đào tạo

* Năm 2020 sẽ có gì thay đổi trong chương trình hành động của bộ trưởng?

- Có nhiều việc phải làm trong năm 2020, nhưng tôi ưu tiên hai việc quan trọng nhất, đó là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và đẩy mạnh tự chủ đại học. Về chương trình giáo dục phổ thông mới, bộ sẽ tăng cường chỉ đạo và cùng với các địa phương thực hiện thành công cuộc đổi mới này.

Rất nhiều việc phải làm, song trọng tâm là chuẩn bị tốt các điều kiện như đội ngũ giáo viên, cơ sở trường lớp và sách giáo khoa. Chương trình đã có, sách giáo khoa đã có nhưng kết quả tổ chức thực hiện thế nào thì tùy thuộc rất nhiều vào các địa phương.

Nói như thế không có nghĩa là phó mặc cho các địa phương mà bộ sẽ tiếp tục sâu sát đồng hành với các địa phương để cùng tổ chức thực hiện.

Sách giáo khoa và chọn sách giáo khoa luôn là đề tài thời sự, không bao giờ êm được. Tôi dự đoán trong 5 năm tới sách giáo khoa vẫn là chuyện nóng. Phải xác định rõ điều này để có giải pháp và ứng xử phù hợp".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Về tự chủ đại học theo Luật giáo dục đại học, tới đây sẽ triển khai một cách gấp rút nhưng phải căn cơ, tránh trường hợp có những đổ vỡ, rối loạn. Một trong những nội dung tôi đặc biệt quan tâm là hội đồng trường, làm sao để hội đồng trường chuyển đổi từ không thực quyền sang thực quyền.

Tâm điểm nữa của tự chủ đại học là phải nâng chất lượng đội ngũ, tăng cường quản lý chất lượng, chú trọng kiểm định chương trình, chuẩn đầu ra, siết chặt quản lý chất lượng đào tạo, sửa các quy chế đào tạo, tạo điều kiện tự chủ cho các trường nhưng các trường phải đảm bảo chất lượng, nghĩa là tăng tự chủ nhưng cũng phải đi cùng với tăng trách nhiệm giải trình.

* Bộ trưởng nói siết chất lượng, nghĩa là nhiều trường đại học "èo uột" sẽ bị khai tử?

- Nhiều trường đại học ở nước ta còn có quy mô nhỏ, điều kiện đảm bảo chất lượng rất hạn chế, sống chủ yếu dựa vào học phí. Không ít trường trong số này có nguy cơ không tuyển sinh được.

Khi được tự chủ, các trường yếu kém đã vi phạm quy chế tuyển sinh, làm liều, dẫn đến sai phạm nghiêm trọng. Vì thế, phải siết chất lượng. Những trường không tuyển sinh được, èo uột, không đảm bảo chất lượng sẽ bị xem xét dừng tuyển sinh hoặc có thể phải giải thể.

Một thời gian dài chúng ta thành lập khá nhiều trường đại học, giờ thì phải sắp xếp, quy hoạch lại để đảm bảo hiệu quả. Năm 2019, chúng tôi đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ 2 đề án: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học công lập và sắp xếp lại các trường sư phạm.

Tới đây những trường yếu, đơn ngành sẽ bị xem xét phải sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể. Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo hướng khuyến khích phát triển các trường đại học tư thục, đồng thời đầu tư mạnh cho các trường tinh hoa, trọng điểm.

* Bộ trưởng hình dung chân dung người Việt trẻ năm 2030 như thế nào?

- Tầm nhìn của giáo dục không chỉ 10 năm mà phải dài hơi hơn. Về chân dung của người Việt trẻ vào năm 2030, tôi có niềm tin họ được thụ hưởng chương trình giáo dục phổ thông mới, đó sẽ là lớp người phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mỹ); tự chủ trong sáng tạo, ứng xử; mạnh dạn hơn, tự tin hơn, trách nhiệm hơn, có khát vọng hơn và hội nhập quốc tế.

"Vun cao, lấp trũng"

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ đẩy mạnh tự chủ đại học - Hình 3

Sắp tới đây, giáo dục vùng trũng sẽ được quan tâm, đầu tư. Trong ảnh: Học sinh tại điểm trường Tắk Pổ (Quảng Nam) trên đường về nhà sau giờ học - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG

Xét về mức độ phát triển thì có thể tạm chia thành ba khu vực: trũng, bằng, cao. Thường thì trong kinh doanh, người ta chỉ chú ý tới cái có lợi, mang lại lợi nhuận cao; còn giáo dục thì không, phải chú ý cả ba, và đặc biệt là chỗ trũng, vì quyền của con người là được tiếp cận với giáo dục và ưu việt của chế độ ta là an sinh, trong đó quan trọng là giáo dục. Nhưng nếu chỉ thiên về chỗ trũng, tìm mọi cách để lấp trũng thì không bền vững, không xây dựng được đầu tàu để kéo nền giáo dục đi lên.

Do vậy, trong chính sách phát triển cần phải quan tâm ưu tiên các chính sách đối với vùng trũng, thường là khu vực miền núi, hải đảo, khó khăn. Bộ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc cùng các cơ quan khác của Chính phủ trình Quốc hội đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, tôi đặc biệt quan tâm đến chính sách khuyến khích "vun cao", tức là phát triển được các cơ sở giáo dục chất lượng cao, tiếp cận được chất lượng quốc tế. Đây là "đầu tàu" để kéo chất lượng giáo dục lên. Đối với những vùng không cao, không trũng cũng phải quan tâm vì đây là khu vực lớn, đa phần là nông thôn, phải đảm bảo cơ bản điều kiện giáo dục, tạo điều kiện hình thành những trường chất lượng.

Hiện tỉnh nào cũng có trường chuyên, phải củng cố hệ thống này theo hướng giáo dục toàn diện, là nơi ươm tạo và phát triển năng khiếu, tài năng sớm thành nhân tài chứ không phải chỉ là nơi học để đi thi đỗ đạt các giải quốc gia, quốc tế.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thắt lòng hình ảnh mẹ ôm linh cữu Thiếu tá hy sinh khi đánh án ma túyThắt lòng hình ảnh mẹ ôm linh cữu Thiếu tá hy sinh khi đánh án ma túy
21:35:36 18/04/2025
Bệnh viện 108 thu hồi sữa của công ty sản xuất giả đã tư vấn cho bệnh nhân dùngBệnh viện 108 thu hồi sữa của công ty sản xuất giả đã tư vấn cho bệnh nhân dùng
20:52:04 17/04/2025
Một người tử vong sau vụ cháy nhà cấp 4 ở Hải PhòngMột người tử vong sau vụ cháy nhà cấp 4 ở Hải Phòng
19:36:30 17/04/2025
Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái HàHà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái Hà
15:03:12 18/04/2025
Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túyLời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy
23:04:59 18/04/2025
38 khối quân đội, công an lần đầu hợp luyện diễu binh ở TPHCM38 khối quân đội, công an lần đầu hợp luyện diễu binh ở TPHCM
22:45:59 18/04/2025
Sữa giả lọt lưới, bệnh viện nói bị hại, bác sĩ quảng cáo kêu bị lợi dụng, lỗi của ai?Sữa giả lọt lưới, bệnh viện nói bị hại, bác sĩ quảng cáo kêu bị lợi dụng, lỗi của ai?
10:59:46 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nướcPhó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
18:49:51 18/04/2025

Tin đang nóng

Chuyện gì đang xảy ra với hội bạn mỹ nhân của Diệp Lâm Anh khiến một người phải thừa nhận "chèn ép"?Chuyện gì đang xảy ra với hội bạn mỹ nhân của Diệp Lâm Anh khiến một người phải thừa nhận "chèn ép"?
12:47:03 19/04/2025
Minh tinh hạng A diễn dở tới mức đạo diễn phải quay lại 95%: "Ước gì tôi cho cô ta đóng vai câm"Minh tinh hạng A diễn dở tới mức đạo diễn phải quay lại 95%: "Ước gì tôi cho cô ta đóng vai câm"
10:47:42 19/04/2025
Cô dâu An Giang được tặng hơn 20 cây vàng, đeo trĩu cổ trong đám cưới gây sốtCô dâu An Giang được tặng hơn 20 cây vàng, đeo trĩu cổ trong đám cưới gây sốt
11:14:09 19/04/2025
1 mỹ nhân lộ bụng bầu to vượt mặt sau 2 tháng bị tung ảnh hẹn hò, showbiz sắp có thêm nhóc tỳ!1 mỹ nhân lộ bụng bầu to vượt mặt sau 2 tháng bị tung ảnh hẹn hò, showbiz sắp có thêm nhóc tỳ!
10:59:27 19/04/2025
Giám đốc Công an Quảng Ninh nói về việc bắt nhanh Bùi Đình Khánh sau 24h gây ánGiám đốc Công an Quảng Ninh nói về việc bắt nhanh Bùi Đình Khánh sau 24h gây án
08:41:07 19/04/2025
Tìm thấy chiếc xe của nghi can sát hại hai cô cháu ở Bình DươngTìm thấy chiếc xe của nghi can sát hại hai cô cháu ở Bình Dương
12:11:41 19/04/2025
Cuộc sống của Kasim Hoàng Vũ sau ca phẫu thuật bệnh hiểm nghèoCuộc sống của Kasim Hoàng Vũ sau ca phẫu thuật bệnh hiểm nghèo
14:13:22 19/04/2025
Chuyện lạ có thật: Sao nam hot hàng đầu lên tiếng tin mang thai giữa họp báo!Chuyện lạ có thật: Sao nam hot hàng đầu lên tiếng tin mang thai giữa họp báo!
09:03:17 19/04/2025

Tin mới nhất

Hai anh em ruột tử vong trong ao nước tưới cà phê ở Đắk Nông

Hai anh em ruột tử vong trong ao nước tưới cà phê ở Đắk Nông

11:53:30 19/04/2025
Khi đến một ao chứa nước để tưới cà phê cách nhà hai anh em cháu V khoảng 200m, người dân phát hiện hai cháu này cùng bị đuối nước, tử vong nên trình báo cơ quan chức năng.
Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

22:52:17 18/04/2025
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết đang xác minh, làm rõ các thông tin trong đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền có dấu hiệu tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng trốn thuế.
Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

22:27:31 18/04/2025
Người dân đổ về khu vực trung tâm TPHCM xem 38 khối quân đội, công an hợp luyện diễu binh, diễu hành khiến đường phố về đêm thêm nhộn nhịp.
Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

18:32:38 18/04/2025
Người đàn ông đang nằm trên võng ở dải phân cách trồng cây xanh giữa đường Hồng Bàng (Q.5) thì bất ngờ bị lửa bao trùm cơ thể.
Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

18:01:11 18/04/2025
Nhận tin báo, lực lượng PCCC&CNCH và chính quyền sở tại cùng nhân dân xung quanh đã khẩn trương có mặt, tổ chức chữa cháy, khắc phục hậu quả vụ cháy.
20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

10:36:18 18/04/2025
Sau gần 2 tháng tập luyện, 38 khối quân đội, công an sẽ hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn vào tối nay.
Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

07:03:18 18/04/2025
Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, Vũ Văn Tuấn (tức Tuấn ngáo , 33 tuổi, trú tỉnh Lai Châu) đã rút dao đâm tử vong anh P.V.T (34 tuổi, quê Vĩnh Phúc).
Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

20:25:02 17/04/2025
Do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây ảnh hưởng uy tín tổ chức, nguyên Cục trưởng Cục THADS tỉnh Quảng Bình bị kỷ luật cảnh cáo, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Đồng Hới bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

20:20:28 17/04/2025
Chiều 17/4, lãnh đạo UBND xã Tam Dân (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) xác nhận, đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con ở kênh chính Phú Ninh, đoạn qua địa bàn xã.
Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

20:16:17 17/04/2025
Trong lúc các công nhân đang thi công, cải tạo nhà xưởng cho một công ty ở Bình Dương thì bất ngờ sàn nhà đổ sập, đè chết 3 người.
Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

12:46:02 17/04/2025
7h11 sáng nay 17/4, giá vàng miếng trong nước chính thức cán mốc 120 triệu đồng/lượng, mức đỉnh mới cao nhất mọi thời đại.
Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

07:47:05 17/04/2025
Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) kiểm tra một xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3 trên cao, phát hiện tài xế dương tính với ma túy.

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành lại lộ "bí mật" khó đỡ khi bị team qua đường bắt gặp "chạy như ma đuổi"

Trấn Thành lại lộ "bí mật" khó đỡ khi bị team qua đường bắt gặp "chạy như ma đuổi"

Sao việt

14:31:35 19/04/2025
Trấn Thành diện đồ rộng thùng thình nhưng qua ống kính của khán giả thì tiếp tục bại lộ bí mật là chiếc bụng phúng phính.
TPHCM: Cấp cứu hai cháu bé gặp tai nạn nguy hiểm khi ăn

TPHCM: Cấp cứu hai cháu bé gặp tai nạn nguy hiểm khi ăn

Sức khỏe

14:29:38 19/04/2025
Ngày 18/4, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, vừa qua nơi này đã tiếp nhận cấp cứu một trẻ hóc dị vật đường thở nguy hiểm.
Vị giám đốc "thành đạt, quan hệ rộng" lừa đảo 20 tỷ đồng

Vị giám đốc "thành đạt, quan hệ rộng" lừa đảo 20 tỷ đồng

Pháp luật

14:26:56 19/04/2025
Nguyễn Quyết Thắng và kế toán xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp làm ăn thành đạt, đưa ra thông tin có mối quan hệ rộng để lừa doanh nghiệp tin tưởng chuyển tiền nhận thầu, dự án.
BYD Sealion 6 vừa ra mắt, Jaecoo J7 PHEV lập tức tung ưu đãi để "phủ đầu"

BYD Sealion 6 vừa ra mắt, Jaecoo J7 PHEV lập tức tung ưu đãi để "phủ đầu"

Ôtô

14:15:58 19/04/2025
Với mức ưu đãi 90 triệu, Jaecoo J7 PHEV rẻ hơn 20 triệu đồng so với phiên bản cao của BYD Sealion 6, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hai thương hiệu cùng từ Trung Quốc.
Nữ diễn viên hạng A ra thông báo khẩn giữa đêm về quảng cáo thuốc giảm cân giả mạo

Nữ diễn viên hạng A ra thông báo khẩn giữa đêm về quảng cáo thuốc giảm cân giả mạo

Sao châu á

13:59:28 19/04/2025
Tối 18/4, tờ Sohu đưa tin Trương Hinh Dư lên tiếng tố cáo việc tên tuổi của cô bị lợi dụng, giả mạo để quảng cáo các loại thuốc giảm cân trên thị trường.
Đặc sản nhìn "sợ khiếp vía" nhưng nhiều người mê mẩn, bị cấm bán vì 1 lý do

Đặc sản nhìn "sợ khiếp vía" nhưng nhiều người mê mẩn, bị cấm bán vì 1 lý do

Ẩm thực

13:48:40 19/04/2025
Đuông dừa vừa khiến người ta sợ hãi bởi hình dáng có phần kỳ quặc, nhưng cũng đồng thời gây kích thích vì hương vị béo ngậy và đậm đà.
Chú chó tha về 'kho báu' khi đi dạo biển cùng chủ nhân

Chú chó tha về 'kho báu' khi đi dạo biển cùng chủ nhân

Lạ vui

13:42:44 19/04/2025
Một gia đình đang tận hưởng chuyến đi dạo trên bãi biển Langevelderslag ở Hà Lan, đã có một khám phá đầy bất ngờ nhờ vào chú chó của họ.
Lisa xuống phong độ tại Coachella tuần 2, loạt sự cố gây thót tim!

Lisa xuống phong độ tại Coachella tuần 2, loạt sự cố gây thót tim!

Nhạc quốc tế

13:21:46 19/04/2025
Vẫn ở stage Sahara và setlist 13 ca khúc đã gây bão truyền thông từ tuần trước, Lisa tiếp tục chiêu đãi khán giả sân khấu ấn tượng về mặt thị giác.
'Khoảng lặng' ở Ukraine báo hiệu chiến dịch Xuân Hè khốc liệt, có thể định đoạt cuộc chiến

'Khoảng lặng' ở Ukraine báo hiệu chiến dịch Xuân Hè khốc liệt, có thể định đoạt cuộc chiến

Thế giới

13:04:35 19/04/2025
Các báo cáo cho thấy ưu thế về drone của Nga cũng đang đóng vai trò then chốt. Họ triển khai một lực lượng áp đảo, xác định và vô hiệu hóa các tổ drone FPV của Ukraine.
Khi rapper và rapper thần tượng đối đầu

Khi rapper và rapper thần tượng đối đầu

Nhạc việt

12:59:05 19/04/2025
Sự xuất hiện của MCK và Obito trong Top Trending trở thành đối trọng với hai rappers đến từ GERDNANG - HIEUTHUHAI và HURRYKNG, khi cả 4 rappers đều cho ra mắt...
Trend này hot: Thêm 1 nhân vật đi xe đạp thồ "huyền thoại" của ông nội từ Thanh Hóa vào TP.HCM dịp 30/4

Trend này hot: Thêm 1 nhân vật đi xe đạp thồ "huyền thoại" của ông nội từ Thanh Hóa vào TP.HCM dịp 30/4

Netizen

12:52:44 19/04/2025
Như Phúc chia sẻ với chúng tôi rằng chiếc xe đạp này như một món kỷ vật quý báu, qua hàng chục năm ông nội luôn trân trọng, gìn giữ và vẫn thường xuyên sử dụng trong đời sống thường ngày.