DATC bán trên 1,5 triệu cổ phần tại Công ty xuất nhập khẩu Bình Định
Thông tin này vừa được Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam ( DATC) cho biết, nhằm thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp theo kế hoạch đặt ra.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Từ ngày 08/5/2020 đến hết ngày 14/5/2020, DATC tổ chức nhận hồ sơ, lựa chọn, doanh nghiệp tham gia thẩm định giá trị khoản nợ.
Theo đó, DATC lựa chọn tổ chức thẩm định toàn bộ giá trị khoản nợ của mình tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Định tính đến thời điểm gần nhất (khoản nợ có tài sản bảo đảm) là 1.517.275 cổ phần. Việc thẩm định giá trị này sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện đấu giá cổ phần và nợ phải thu của DATC.
Video đang HOT
Điều kiện để các tổ chức tham gia thẩm định khoản nợ trên được DATC đặt ra: Doanh nghiệp thẩm định giá phải có tên trong danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2020 theo Thông báo của Bộ Tài chính; Doanh nghiệp thẩm định giá có uy tín về chất lượng thẩm định; có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xác định giá trị doanh nghiệp.
Cùng với đó, doanh nghiệp tham gia phải có đội ngũ thẩm định viên có trình độ và nhiều kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu của DATC về yêu cầu và tiến độ thẩm định giá, có mức phí thẩm định hợp lý với yêu cầu thẩm định giá trên cơ sở xem xét các văn bản chào phí thẩm định giá. Đặc biệt, có mức phí dịch vụ, thời hạn thẩm định phù hợp và cạnh tranh nhất.
Điểm sáng FDI
Trong tháng 4/2020, hầu hết tất cả các ngành chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam đều tăng trưởng âm. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đăng ký cấp mới lại tăng mạnh.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo thống kê mới đây của SSI, tính từ đầu năm tới ngày 20/4, tổng vốn FDI đăng kí cấp mới và đăng kí thêm đạt 9,8 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 4, vốn FDI đăng kí cấp mới đạt 3,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, tổng vốn FDI giải ngân lũy kế chỉ đạt 5,2 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2019 (YoY).
Biểu đồ vốn FDI đăng kí mới đến tháng 4/2020 (Nguồn: SSI)
Trái ngược với diễn biến khả quan của dòng vốn FDI, dữ liệu của SSI cho thấy, trong tháng 4/2020, hầu hết tất cả các ngành chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam đều tăng trưởng âm.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 10.5% YoY trong tháng 4, lũy kế 4 tháng chỉ tăng 1.8% là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm.
Ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 4 giảm 26% YoY. Trong đó dịch vụ lữ hành giảm 97%, dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 64,7%. Lũy kế 4 tháng tổng mức bán lẻ giảm 4,3% là mức tăng trưởng âm lần đầu tiên trong nhiều năm trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Luân chuyển hàng hóa tháng 4 ước tính đạt 21,3 tỷ tấn.km, giảm 25,2% YoY; lũy kế 4 tháng giảm 7,8%, chủ yếu do đường hàng không giảm mạnh 31%.
Giảm mạnh nhất là lượng khách quốc tế với mức giảm tới 98,2% YoY, lượng khách ước tính chỉ đạt 26,2 nghìn lượt người trong tháng 4. Trong đó khách Trung Quốc là chủ yếu, chiếm 88%, 75% khách đến bằng đường bộ trong bối cảnh đường hàng không bị tê liệt.
Các ngành còn lại như xuất, nhập khẩu có mức giảm từ 2,3-3,5%. Trong đó, xuất khẩu bắt đầu chịu tác động từ tháng 4, khi dịch COVID-19 lan rộng tới các quốc gia Âu Mỹ với mức giảm 3,5% YoY, lũy kế 4 tháng tăng 4,67%; Nhập khẩu tháng 4 giảm 2,3% YoY nhưng lũy kế 4 tháng vẫn tăng 2,1%. Nhập siêu trong tháng 4 là 700 triệu USD, lũy kế 4 tháng xuất siêu 3 tỷ USD.
Chỉ số giá bán lẻ (CPI) tháng 4 giảm 1,54% so với tháng 3, là tháng giảm thứ 3 liên tiếp và chỉ tăng 2,93% YoY, bằng mức tăng của tháng 4/2019.
Theo số liệu của SSI, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất với mức tăng 11,78%, ngược lại nhóm Giao thông giảm 19,57% do tác động kép từ biện pháp giãn cách xã hội và 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 28,48%.
Bộ Tài chính không tán thành đề xuất giảm thuế, ưu đãi tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ Tại Dự thảo Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương nêu một số đề xuất về giảm thuế nhập khẩu với động cơ, hộp số, ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Nhưng theo Bộ Tài chính, những đề xuất đó là chưa phù hợp và tăng rủi ro phụ thuộc...