Đất Xanh dự kiến đạt mức lợi nhuận khả quan
Đất Xanh đang thực hiện chiến lược đa dạng sản phẩm bất động sản như khu đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) đã và đang triển khai hoàn thiện chuỗi hệ sinh thái bất động sản với 4 mảng kinh doanh chính, bao gồm dịch vụ bất động sản, phát triển dự án, xây dựng, khu công nghiệp và đô thị. Đất xanh dự kiến năm 2020 đạt lợi nhuận khả quan trước tác động của dịch COVID-19.
Đất Xanh đang sở hữu 24 dự án với quỹ đất trên 3.327 ha, có tổng vốn đầu tư 134.507 tỷ đồng, cung cấp hàng trăm ngàn sản phẩm trên khắp cả nước.
Không chỉ phát triển khu dân cư, Đất Xanh đang thực hiện chiến lược đa dạng sản phẩm bất động sản như khu đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để phát triển bền vững, công ty sẽ tập trung vào phát triển quỹ đất cho các dự án trung và dài hạn với quy mô tối thiểu 200 ha cho các dự án khu đô thị.
Trong quý III/2020, Đất Xanh ghi nhận tổng tài sản đạt hơn 22.226 tỷ đồng, tăng hơn 1.200 tỷ đồng so với quý trước; lãi ròng hơn 100 tỷ đồng. Dù lợi nhuận giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng có sự tăng trưởng vượt bậc so với mức lỗ 29 tỷ đồng của quý II/2020.
Năm 2020, Đất Xanh dự kiến đạt mức lợi nhuận khả quan bởi tình hình tài chính đã được cải thiện tích cực. Bên cạnh đó, mảng dịch vụ bất động sản dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm nhờ sự phục hồi của nền kinh tế.
Lợi nhuận gộp mảng dịch vụ bất động sản của DXG bao gồm môi giới sơ cấp, môi giới thứ cấp, bao tiêu dự án thứ cấp, quản lý tài sản, dịch vụ hỗ trợ tài chính, công nghệ bán hàng bằng ứng dụng công nghệ… luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận của công ty./.
Doanh nghiệp xây dựng gồng mình "vượt bão Covid"
Là lĩnh vực liên quan hệ mật thiết với bất động sản, ngành xây dựng không thể tránh khỏi ảnh hưởng bởi đại dịch Covid.
Ảnh Shutterstock
Bất động sản được ghi nhận là lĩnh vực bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 khi nhà đầu tư có xu hướng tăng tích trữ tiền mặt để giảm thiểu rủi ro. Lĩnh vực quan hệ mật thiết với bất động sản là xây dựng vì thế cũng bị ảnh hưởng theo. Nhiều tên tuổi trong ngành đang nỗ lực vượt qua khó khăn và hồi phục trở lại.
Video đang HOT
CTCP Kỹ nghệ Lạnh (SRF) đặt kế hoạch cho năm 2020 với doanh số ký hợp đồng 2.000 tỷ đồng và doanh thu 1.500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng, giảm 31% so với thực hiện năm 2019.
So với kế hoạch ban đầu (chưa tính đến tác động của Covid-19) thì chỉ tiêu doanh số ký giảm 20%, doanh thu thực hiện giảm 25% và lợi nhuận sau thuế giảm 42%.
Tại ĐHCĐ cuối tuần trước, lãnh đạo SRF chia sẻ, nếu kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh trong nửa cuối năm nay và Công ty thu hồi được hết công nợ thì mới đạt được kế hoạch đề ra.
Theo ông Lê Tấn Phước, Chủ tịch Hội đồng quản trị SRF, ngay khi điều chỉnh giảm kế hoạch vài tháng, Ban lãnh đạo đã thấy đây là con số thách thức, bởi hiện nay, Công ty chỉ ký được chưa đến 15% doanh số ký hợp đồng dự kiến, tức mới được 300 tỷ đồng.
"Thực chất, chúng tôi không rớt thầu công trình nào. Nhiều dự án mới chúng tôi được mời thầu nhưng sau đó hoãn lại, các công trình cũng tạm hoãn thi công. Nếu bây giờ chúng tôi thi công thì chủ đầu tư cũng không có tiền trả", lãnh đạo SRF nói.
Tình hình trên cho thấy, những doanh nghiệp có chỉ số cơ bản tốt, có lợi thế cạnh tranh như SRF cũng đang gặp những thách thức nhất định.
Hướng đi của Công ty là sẽ giảm tỷ lệ dịch vụ M&E (vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu) và gia tăng hoạt động sản xuất (kỳ vọng từ nhà máy sản xuất vật liệu mới) để đảm bảo có lợi nhuận, hoạt động hiệu quả.
Do đặc thù nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Hưng Thịnh, nên công ty thành viên là Hưng Thịnh Incons (HTN) - chuyên về lĩnh vực thi công, xây dựng, với tỷ trọng lớn là thực hiện các dự án của Tập đoàn, có kế hoạch tăng trưởng tốt trong năm 2020.
Cụ thể, Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 4.174,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 285,8 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 13,4% và 52,8% so với thực hiện năm 2019.
Với danh mục nhiều dự án ở TP.HCM, Cam Ranh (Nha Trang), Quy Nhơn (Bình Định) đang thực hiện thi công cho Tập đoàn mẹ, quý đầu năm nay, ngược dòng doanh nghiệp trong ngành, HTN báo doanh thu kỷ lục 1.059 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 7 lần cùng kỳ, đạt 122 tỷ đồng.
Theo tài liệu cổ đông mới đây của HTN, Hội đồng quản trị sẽ trình phương án phát hành 16,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện quyền 2:1 (2 cổ phần được hưởng 1 quyền mua 1 cổ phiếu mới).
Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 và quý I/2021 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Nguồn vốn huy động được sẽ dùng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.
CTCP Xây dựng Hoà Bình (HBC) cũng công bố thông tin trúng thầu thi công nhiều dự án - điểm sáng tích cực trong bối cảnh bệnh dịch vừa qua. Chỉ tính trong tháng 6, HBC đã liên tiếp công bố tin trúng gói thầu 425 tỷ đồng tại dự án khu nhà ở Gò Sao và trúng thêm 2 dự án gần 650 tỷ đồng.
Dù vậy, năm 2020, HBC đặt kế hoạch thận trọng với doanh thu 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận 125 tỷ đồng, giảm so với mức thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, tổng giá trị trúng thầu năm 2020, Hội đồng quản trị HBC vẫn ước tính tăng 16%, đạt 18.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo thường niên 2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị HBC Lê Viết Hải cho biết, năm 2020, Công ty đề ra kế hoạch doanh thu 20.200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do một sự kiện chấn động toàn cầu là đại dịch xảy ra đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ tháng 1 đến nay và mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng của đại dịch chắc chắn còn nhiều phức tạp, khi trên thế giới chưa tìm ra thuốc đặc trị. Do đó, Hội đồng quản trị HBC rất khó đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020.
Còn CTCP Fecon (FCN), mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 là 4.000 tỷ đồng, tăng 29,4% và lợi nhuận ròng dự kiến đạt 233 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2019. Tuy nhiên, Fecon điều chỉnh kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cho các năm tiếp theo.
Cụ thể, theo kế hoạch ban đầu, Fecon phấn đấu đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2023 thì theo chiến lược mới, mốc doanh thu này sẽ đạt được vào năm 2025.
ĐHCĐ vừa qua của Fecon đã thông qua chủ trương để Công ty China HarBour Engineering (CHEC - Trung Quốc) trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty.
Theo Hội đồng quản trị Fecon, CHEC là đơn vị thi công và đầu tư quốc tế, quan tâm đến thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, muốn sử dụng Fecon làm bàn đạp để tham gia các dự án ven biển và trên biển hay các dự án ở các nước Đông Nam Á như Malaysia... và cho rằng đây là cơ hội cho Fecon.
Lâm Nghiệp Sài Gòn thu về 28 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại GTNFoods Lâm Nghiệp Sài Gòn đã thu về hơn 28 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi GTNFoods, tương ứng với giá bán trung bình tương ứng là 15.900 đồng/cp Thông tin công bố mới đây, CTCP Lâm nghiệp Sài Gòn (UPCoM: FRM) đã bán thành công toàn bộ hơn 1,7 triệu cổ phần nắm giữ tại CTCP GTNfoods (HoSE: GTN) vào ngày 19/6...