Đặt vòng tránh thai có mất phí và được BHYT chi trả?
Xin hỏi chi phí đặt vòng tránh thai? Em đặt vòng tại Trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh thì có được hưởng BHYT không ạ?
Xin hỏi chi phí đặt vòng tránh thai? Em có BHYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh thì đặt vòng tại Trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh thì có được hưởng BHYT không ạ? Xin cảm ơn.
(Hồ Như Khương – nhukhuong…@gmail.com)
Chào bạn Như Khương,
Theo tìm hiểu của AloBacsi, hiện nay, phương pháp đặt vòng tránh thai đang được nhà nước khuyến khích do đó nếu bạn đặt vòng ở các cơ sở có chương trình dân số – kế hoạch hóa gia đình, tài trợ sẽ được đặt vòng, cấp thuốc và khám vòng miễn phí tại toàn bộ hệ thống cơ sở y tế công (giờ hành chính).
Hình minh họa. Nguồn Internet
Hiện nay, việc đặt vòng tránh thai trở nên nhanh gọn và được thực hiện chỉ trong 1-2 giờ tại hầu hết các trung tâm y tế và các bệnh viện tuyến cơ sở và trung ương.
Do đó, nếu bạn muốn đặt vòng tránh thai ở Trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh hay BVĐK tỉnh thì đều được hỗ trợ. Tuy nhiên, cần phải hỏi trực tiếp xem chương trình này có còn được áp dụng tại địa phương hay không nhé.
Chi phí đặt vòng tránh thai có phí rất rẻ, khoảng 300.000 – 400.000 đồng và cũng nằm trong danh mục được BHYT chi trả nên bạn có thể an tâm.
Lưu ý:
Sau đặt vòng sẽ có tác dụng ngừa thai ngay, có thể quan hệ tình dục ngay sau khi hết ra huyết.
Được nghỉ 7 ngày theo chế độ thai sản như quy định.
Video đang HOT
Thân ái,
Theo Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe – AloBacsi.vn
Những trường hợp không được đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là phương pháp được chị em ưa chuộng vì đạt được hiệu quả cao, lâu dài, nhưng không phải ai cũng có thể đặt được vòng.
Những điều cần biết về vòng tránh thai
Vòng tránh thai (hay còn gọi là dụng cụ tử cung) là dụng cụ nhỏ được đặt vào tử cung phụ nữ nhằm thay đổi môi trường tử cung, ngăn chặn sự thụ tinh hoặc ngăn không cho trứng làm tổ trong tử cung. Dụng cụ tử cung nguyên bản có hình vòng tròn, nên được gọi là vòng tránh thai.
Hiện nay, có nhiều loại dụng cụ tử cung, song phổ biến nhất là vòng hình chữ T, với phần cánh bằng nhựa và phần thân quấn kim loại, phía đuôi có sợi dây nhỏ thò ra khỏi âm đạo để điều chỉnh vị trí của vòng tránh thai.
Sử dụng vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai phổ biến hiện nay. Nếu được đặt đúng cách và đúng loại vòng phù hợp, khả năng tránh thai có thể lên tới 95% và vòng có thể có tác dụng trong 3-5 năm.
Hiệu quả là vậy nhưng vòng tránh thai cũng khá "kén" người dùng. Trước khi quyết định có đặt vòng hay không, tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất.
Rất nhiều trường hợp sau khi đặt vòng bị viêm nhiễm, thậm chí còn ảnh hưởng tới khả năng có con sau này. Tùy thể trạng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho những phụ nữ không nên đặt dụng cụ tử cung (tức vẫn có thể đặt), và những trường hợp không được đặt vòng tránh thai.
Hiện nay nhiều chị em lựa chọn đặt vòng tránh thai vì tính hiệu quả lâu dài (Ảnh: Internet)
Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai?
Những người đang bị viêm nhiễm đường sinh dục đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung chưa điều trị khỏi. Ngoài ra đối tượng không nên đặt vòng còn có:
- Phụ nữ mới sinh con.
- Những người đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
- Người dễ bị nhiễm trùng vùng âm đạo.
- Người có tiền sử bị thai ngoài tử cung.
- Người nghi ngờ bị u xơ tử cung, ung thư phụ khoa, rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ có dị tật ở tử cung như tử cung đôi, tử cung hai sừng. Phụ nữ cổ tử cung quá hẹp hay quá lỏng.
- Người có bệnh lý van tim, bệnh sa sinh dục.
- Người bị dị ứng hay mẫn cảm với chất đồng.
- Phụ nữ thiếu máu, máu chậm đông, máu không đông, xuất huyết. Những người xuất huyết vùng kín không rõ nguyên nhân.
- Những người ra kinh nguyệt quá nhiều, bị nhiều lần và đau bụng nhiều khi hành kinh.
Những ai tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai?
Không phải đối tượng nào cũng có thể đặt vòng tránh thai hiệu quả (Ảnh: Internet)
Mặc dù là biện pháp tránh thai hiệu quả nhưng dưới đây là những đối tượng thuộc diện những ai không được đặt vòng tránh thai:
- Người nghi ngờ có bệnh lý ác tính đường sinh dục
- Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Người bị viêm vùng chậu, mắc các bệnh tình dục nghiêm trọng trong vòng 3 tháng trở lại.
- Người bị ung thư vú bị chống chỉ định với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết.
- Người bị viêm vòi trứng, dù đã khỏi hay đang bị viêm tắc vòi trứng.
- Phụ nữ chưa từng có thai.
Chị em cần lưu ý về việc chăm sóc vùng kín sau đặt vòng
Ngoài những trường hợp không nên và không thể đặt vòng tránh thai, các chị em nếu đã được bác sĩ kiểm định và cho phép có thể thực hiện thủ thuật đặt dụng cụ tử cung tránh thai. Thủ thuật được thực hiện rất nhanh, chỉ trong khoảng 5 phút.
Thời điểm tốt nhất để đặt vòng là ngay sau khi sạch hành kinh, sau khi sinh con khoảng 6 tuần, sau 6 tháng cho con bú. Sau khi đặt vòng, trong tuần đầu tiên nên kiêng quan hệ vợ chồng, nghỉ ngơi hợp lý, uống thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê, tránh làm việc nặng. Nếu quá đau bụng có thể chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau thông thường. Chị em cũng có thể sử dụng thêm viên sắt và thực phẩm giàu chất sắt để đề phòng thiếu máu.
Sau khi đặt vòng và có kinh trở lại, nếu trong máu có lẫn cả máu cục và đau bụng liên tục, chị em nên trở lại các cơ sở y tế để khám để tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết cụ thể.
Theo Phương Thanh - Khám phá
Dùng tay sờ được dây vòng tránh thai có sao không? Cho em hỏi em đặt vòng tránh thai đến nay được 5 tháng rồi. Nhưng khi hết chu kì kinh nguyệt khoảng 5 - 6 ngày em vệ sinh thì em sờ được dây vòng ở bên ngoài và có cảm giác khi đi giống như bị vướng vướng. Vậy cho em hỏi có bị làm sao không? Ảnh minh họa - Nguồn...