Đất Vân Phong bị “thổi giá” tăng dựng đứng, Bộ Xây dựng yêu cầu chặn đầu cơ
Gần đây, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa (đặc biệt là Sài Gòn và Hà Nội) đã đổ xô tìm đến Bắc Vân Phong tìm mua đất, khiến nhà đất nơi đây bị “hét giá” cao ngất ngưởng.
Bắc Vân Phong cách thành phố Nha Trang chừng 50km, thuộc địa phận huyện Vạn Ninh (Khách Hòa), được quy hoạch sẽ là một trong 3 đặc khu đầu tiên, là khu kinh tế tổng hợp, khu cảng trung chuyển container quốc tế, trung tâm công nghiệp – dịch vụ – du lịch của khu vực Nam Trung Bộ.
Tại Bắc Vân Phong, ngoài khu vực thị trấn Vạn Giã đã hình thành cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ của thị trấn ven biển thì hầu hết những khu vực còn lại cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hầu hết phần đất là các khu vực làng xã Vạn Thọ, Đại Lãnh, Vạn Thạnh , Vạn Phước, Vạn Khánh ,Vạn Bình, Vạn Thắng, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng,…người dân chủ yếu làm nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Nhiều khu vực ở Bắc Vân Phong còn rất hoang sơ, chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây lâu năm và đất khai hoang, dân cư thưa thớt.
Nhiều khu đất khai hoang của người dân nằm sát biển cũng được đem ra mua bán.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau thông tin khu vực này được quy hoạch là đặc khu cùng với Phú Quốc (Kiên Giang) và Vân Đồn ( Quảng Ninh) thì bổng dưng giá đất tăng dựng đứng do hoạt động mua bán trao tay, “cò” đất thổi giá.
Từ sau Tết âm lịch đến nay, giá đất ở Vân Phong bị “hét” cao gấp nhiều lần. Giá đất ở thị trấn Vạn Giã hiện đang được “cò” đất chào giá cao gấp 2 lần so với cách đây 2 tháng. Thậm chí môi giới nhà đất nơi đây cho biết, mỗi ngày trôi qua, đất lại nhảy lên một giá.
Khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các nhà đầu tư đổ xô vào Vân Phong “buôn” đất, thổi giá đều là những người từ Sài Gòn, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác.
Khu vực thị trấn Vạn Giã: Giá đất tăng gấp hơn 2 lần chỉ trong 2 tháng
Những lô đất mặt đường Trần Hưng Đạo (thị trấn Vạn Giã) hiện đang được chào bán với giá dao động 60-70 triệu đồng/m2 cao gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2017 mặc dù dọc tuyến bờ biển này không có nhiều hoạt động đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, không có bãi tắm đẹp mà chỉ là bãi tĩnh có tàu thuyền của ngư dân neo đậu.
Nhà đầu tư các nơi đổ về Vạn Giã mua đất khiến giá đất ở đây bị “thổi” tăng dựng đứng. Những lô đất mặt đường Trần Hưng Đạo bị “hét” giá lên tới 60-70 triệu đồng/m2.
“Những lô bên trong dao động từ 30 – 43 triệu/m2, hầu hết đều là chủ sở hữu của người Sài Gòn và Hà Nội” một môi giới nhà đất cho biết.
Dọc trục đường nối Vạn Giã – Tu Bông, đất sổ đỏ dao động 6-13 triệu đồng/m2
Đây là tuyến đường được cho là sẽ mở rộng theo quy hoạch như một con đường xương sống, huyết mạch của đặc khu dài 19km, thay vì con đường nhỏ chỉ rộng khoảng 5-10m hiện tại. Bám dọc trục đường này là các khu làng, xã như Tân Dân, Vạn Khánh, Ninh Giã…
Video đang HOT
Trục đường này hiện nay còn nhỏ hẹp, nhìn xung quanh đều là những cánh đồng, và nơi nuôi trồng thủy sản, thỉnh thoảng xuất hiện những khu đất tái định cư, đất đấu giá của địa phương. Thế nhưng, môi giới nhà đất ở đây cho biết có nhiều người đến săn lùng mua. Trước đây, giá đất ở đây chỉ 1 – vài triệu đồng/m2 nhưng nay được “thổi lên” gấp nhiều lần dao động từ 6 đến 13 triệu đồng/m2. Các trục xương cá và đất trong dân có sổ đang giao dịch mức từ 6 – 8 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí.
Giá đất trồng cây lâu năm tăng chóng mặt
Ngoài ra, tại Vân Phong, nhiều nhà đầu tư đang mạo hiểm giao dịch loại đất mua theo công, hay còn gọi là đất trồng cây lâu năm ở những khu vực hoang sơ do người dân khai hoang bán lại, thông thường có thời hạn 50 năm.
Những lô đất khai hoang nằm sát biển cũng được người dân đem gia bán.
Đối với đất loại này, nhà đầu tư mua lại của người dân với giá thỏa thuận, sau đó viết tay và thực hiện công chứng. Giá đất chỉ vào khoảng vài trăm nghìn đồng mỗi m2 vào cuối năm ngoái, thì nay lên cả triệu đồng mỗi m2. Nhiều lô đất có diện tích khoảng 1.000m2 trước đây không ai ngó ngàng đến thì nay đã được sang nhượng với giá 1-2 tỷ đồng.
Rủi ro rình rập, chính quyền cảnh báo
Trước diễn biến phức tạp, bất thường và chứa nhiều rủi ro của thị trường mua bán nhà đất ở huyện Vạn Ninh, cách đây không lâu UBND tỉnh Khánh Hòa đã phải ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Yêu cầu chính quyền các xã, thị trấn phải tăng cường các biện pháp cần thiết để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; tăng cường rà soát, kiểm tra, thanh tra các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai và trách nhiệm công vụ để xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra nhiều vi phạm trên địa bàn quản lý…
Bởi theo địa phương này, “cò đất” đã lợi dụng chính sách “thổi” giá đất tăng bất thường, tình trạng chuyển quyền sử dụng đất diễn ra phức tạp. Trong khi, hiện chính quyền địa phương mới đang triển khai việc lập quy hoạch khu Bắc Vân Phong, nhằm thu hút các nhà đầu tư chứ chưa có quy hoạch cụ thể.
“Hiện nay, chủ trương của tỉnh Khánh Hoà và Ban Quản lý KKT Vân phong là dừng chuyển đổi đất rừng, đất trồng cây lâu năm sang thành đất ở lâu dài, siết chặt quản lý để nguyên hiện trạng xong xuôi mới mời nhà đầu tư tới làm việc,” một nhà đầu tư tại đây cho biết. Vì thế, nhà đầu tư này đã “buôn” đất ở Vân Phong được 3 tháng nay nhưng chỉ giao dịch đất “sổ đỏ” chứ không ngó ngàng tới loại đất nằm trong quy hoạch đặc khu.
Theo báo cáo mới nhất từ Hội môi giới BĐS Việt Nam, thị trường nhà đất quý 1/2018 diễn ra sôi động, trong đó có 3 khu vực là Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong – nơi được kỳ vọng lớn trở thành đặc khu kinh tế nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 10.
Theo đó, giao dịch sôi động phần lớn ở những dự án đất nền có pháp lý và quy hoạch rõ ràng, đất thổ cư ở khu trung tâm. Theo đơn vị này, do tâm lý khách hàng và các nhà đầu tư đang chờ đợi chính quyền công bố quy hoạch mới đặc khu, nhà đầu tư vẫn còn có sự dè chừng với đất thổ cư.
“Tuy nhiên, tại đây vẫn có nhiều nhà đầu tư thiếu hiểu biết, đi gom đất và sử dụng các môi giới không chuyên đưa thông tin, quy hoạch không chính xác, chào bán và đẩy giá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho thị trường bất động sản khu vực”, báo cáo nhận định.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các địa phương Khánh Hòa, Quảng Ninh, Kiên Giang, chỉ đạo các ban, ngành liên quan triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường BĐS:
1. Kịp thời thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng và đô thị, định hướng, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ tăng giá BĐS.
2. Đề xuất các biện pháp để ổn định thị trường, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; ngăn chặn việc phân lô bán nền trái quy định; chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp làm tăng giá BĐS bất hợp lý tại những khu vực nêu trên, không để xảy ra tình trạng sốt nóng giá đất nền và dẫn đến hiện tượng bong bóng BĐS.
Đất
Gia Bảo
Theo Trí thức trẻ
BĐS Văn Phú Invest tăng vốn gấp 6 lần trong chưa đầy nửa năm, thâu tóm hàng loạt dự án trước khi chào sàn chứng khoán
Văn Phú Invest là đơn vị phát triển bất động sản đã có 15 năm kinh nghiệm tại thị trường Hà Nội, được xem là một đại gia địa ốc có tiếng với nhiều dự án đã hoàn thành như KĐT Văn Phú (Hà Đông), Home City (Trung Kính)...tuy nhiên, chủ đầu tư này cũng để lại không ít lùm xùm.
Ngày 24/11 tới Văn Phú Invest sẽ tổ chức buổi giới thiệu (Roadshow) với các nhà đầu tư cơ hội đầu tư vào cổ phiếu VPI của công ty này, và dự kiến chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán vào 28/11 tới đây. Sự kiện đã thu hút được các nhà đầu tư cũng như giới địa ốc.
Trước đó, Sở GDCK Hà Nội đã chấp thuận cho Văn Phú Invest niêm yết 160 triệu cổ phiếu VPI với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 27.600 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ ban đầu 45,8 tỷ đồng, đến nay Văn Phú Invest đã tăng vốn chóng mặt lên 1.600 tỷ đồng, trong chưa đầy nửa năm, từ tháng 4 đến tháng 7/2017 Văn Phú Invest tăng vốn mạnh "chóng mặt" gấp 6 lần từ 262 tỷ lên 1600 tỷ.
Văn Phú Invest được biết đến là một nhà phát triển bất động sản thuộc phân khúc trung cao cấp. Công ty này được hình thành từ những năm đầu 2003 do ông Tô Như Toàn - hiện là chủ tịch HĐQT sở hữu 60,5% Văn Phú Invest gây dựng nên từ Công ty CP kinh doanh nhà Quảng Ninh, đến 2008 thì ông Toàn tách hẳn ra làm Chủ tịch CTCP Đầu tư Văn Phú Invest khi công ty triển khai xây dựng KĐT Văn Phú quận Hà Đông, Hà Nội.
Đây cũng là dự án lớn đầu tiên đánh dấu bước chân của Văn Phú Invest trong thị trường BĐS. Thời kỳ 2006 khi thị trường BĐS "sốt" Văn Phú Invest bắt đầu xây dựng KĐT Văn Phú có quy mô 94ha. Khu đô thị này được Văn Phú Invest đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng gồm các khu nhà ở thấp tầng, cao tầng, khu công viên cây xanh, công trình xã hội...có tổng mức đầu tư 18 nghìn tỷ. Dự án này cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào đây.
Bên cạnh đó, một dự án khác cũng đã được Văn Phú Invest đầu tư xây dựng cách đây khoảng 3 năm là Home City tại phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội. Khu chung cư cao tầng này cũng mới được bàn giao nhà cho cư dân vào ở hồi đầu năm nay.
Không ít kiện cáo, khiếu nại xảy ra
Mặc dù được đánh giá là nhà phát triển bất động sản triển khai xây dựng các dự án đảm bảo tiến độ, làm thay đổi diện mạo đô thị. Tuy nhiên, Văn Phú Invest cũng là đại gia BĐS dính nhiều vụ lùm xùm, kiện cáo xảy ra ở
Ông Tô Như Toàn - Chủ tịch HĐQT Văn Phú Invest từng trả lời trên tờ Vietnam Business Forum: "Chúng tôi ý thức được việc hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và xã hội; cân bằng giữa phát triển với bảo tồn; lấy sự phát triển chung của cộng đồng làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Với phương châm "khách hàng là trọng tâm", Văn Phú - Invest cam kết mang tới cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất."
nhiều dự án do đơn vị này là chủ đầu tư. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều dự án chung cư khác. Tranh chấp chung cư "leo thang" khiến Thủ tướng mới đây đã có chỉ đạo Bộ xây dựng báo cáo về thực trạng này.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND TP HCM báo cáo về tình trạng dân cư khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trước ngày 30/11 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Trong số nhiều dự án BĐS, nhiều dự án của Văn Phú invest đã nổ ra tình trang khiếu kiện của cư dân. Chẳng hạn năm 2013, hàng trăm người mua nhà dự án Văn Phú Victoria (khu đô thị Văn Phú- quận Hà Đông) cho rằng bị chủ đầu tư ép đóng tiền lên tới 95% giá trị căn hộ trong khi chưa dự án vẫn chưa hoàn thiện phần thô.
Nguyên nhân do một số đơn vị thứ cấp đã thu tiền bán nhà nhưng lại không nộp tiền thu được về cho chủ đầu tư khiến nhiều khách hàng có nguy cơ không nhận được nhà. Tuy nhiên, vấn đề này sau đó cũng đã được giải quyết.
Hay mới đây nhất, trong quá trình bàn giao nhà tại dự án khu chung cư cao tầng Home City tại Trung Kính (Cầu Giấy) của Văn Phú Invest cũng đã xảy ra nhiều lùm xùm giữa cư dân và chủ đầu tư. Hàng trăm cư dân Home City đã xuống đường căng băng rôn đòi quyền lợi, khiến nại lên các cơ quan, bộ, ngành.
Nguyên nhân được cho là Chủ đầu tư không rõ ràng thông tin về quy hoạch, bán nhà liên quan đến lối đi của khu chung cư. Theo đó, lúc xây dựng và bán hàng dự án được quảng cáo là có địa chỉ tại 177 phố Trung Kính, có lối đi ngõ 177 Trung Kính. Nhưng đến lúc dự án hoàn thành thì lối đi này bị đóng lại, cư dân phải đi bằng đường tránh ở phố Nguyễn Chánh do lối đi 177 Trung Kính thuộc vào dự án khác.
Trong các đơn khiếu kiện chủ đầu tư dự án gửi tới các sở, ban ngành Hà Nội, các cư dân Home City cũng đã khiếu nại vấn đề này, khi dự án quảng cáo bán nhà ở địa chỉ 177 Trung Kính nhưng thực tế đường dẫn vào nhà lại là tuyến đường khác.
Bên cạnh đó, đã hơn 10 năm xây dựng xong, từ năm 2011 đến nay dự án khu đô thị mới Văn Phú (Hà Đông) của Văn Phú Invest cũng dính nhiều lùm xùm, khiếu nại của người dân về chất lượng của khu đô thị này.
Nhiều công trình khác của Văn Phú Invest đầu tư như trường tiểu học Phú La, trụ sở UBND phường Phú La (xây dựng theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng) đều có tai tiếng với hàng loạt khiếu nại liên quan đến chất lượng.
Thâu tóm hàng loạt dự án trước khi lên sàn
Tuy vậy, sau 15 năm phát triển bất động sản, đến nay Văn Phú Invest được đánh giá là công ty có nhiều tiềm năng khi sở hữu quỹ đất sạch lớn. Trong vài năm qua, Văn Phú đã thâu tóm thêm nhiều dự án.
Bản công bố thông tin của đơn vị này cho thấy, công ty đã mua lại dự án khu chung cư cao cấp An Hưng từ CTCP Đầu tư Đô thị An Hưng có quy mô hơn 35.000m2 tại quận Hà Đông với trị giá 747 tỷ, hay công ty cũng đã mua lại dự án Thảo Điền -TPHCM từ Công ty TNHH Xây dựng Thể Minh trị giá 162 tỷ có diện tích gần 5000m2.
Ngoài ra, Văn Phú cũng được chấp thuận đầu tư ở nhiều dự án khác như dự án Nam Sầm Sơn - Thanh Hóa có diện tích 26ha, dự án Saphire Tower 83 Hào Nam, Giảng Võ Complex, khách sạn Hồ Tây...cùng việc triển khai một loạt dự án BT như Đại học kỹ thuật Hậu cần Công An Nhân dân, Trụ sở mới Đại học Y tế Công Cộng, góp vốn đầu tư dự án Nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang với tổng chiều dài 45,8km...
Theo Trí thức trẻ
Tập đoàn nào lập quy hoạch tổng thể đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong? Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất về mặt chủ trương cho phép Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) lập quy hoạch tổng thể Đặc khu Hành chính - Kinh tế Bắc Vân Phong. Trong cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan ông Lê Đức Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...