Đặt vài lát gừng vào đầu giường trước khi ngủ: Việc nhỏ cho tác dụng “kỳ diệu”
Chỉ cần để vài lát gừng ở đầu giường vào mỗi đêm, bạn sẽ trị được bệnh mất ngủ, say tàu xe, cảm hứng “yêu”, thanh lọc không khí….
Dùng hương gừng để điều trị mất ngủ, khó ngủ là phương pháp đòi hỏi sự kiên trì của người dùng. (Ảnh: nguồn internet).
Ít ai biết rằng, chỉ cần để vào vài lát gừng ở đầu giường mỗi đêm, chúng ta hoàn toàn có thể chữa trị, phòng trừ nhiều bệnh rất hiệu quả.
1. Trị mất ngủ
Mùi hương của gừng có công dụng dưỡng tâm, an thần, kích thích giấc ngủ vô cùng hiệu quả.
Muốn điều trị mất ngủ, ta chỉ cần dùng 15g gừng tươi cắt nhỏ, bọc vào một miếng vải và để cạnh gối vào mỗi tối.
Mùi hương đặc trưng của loại củ này sẽ thông qua khoang mũi, tiến vào cơ thể, ức chế vỏ đại não, làm cho bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Thực hiện liệu pháp trên liên tục trong vòng 15 ngày, chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ ràng, ngay cả với các đối tượng bị khó ngủ, mất ngủ kinh niên.
2. Chống say xe
Say xe đang trở thành một hội chứng phổ biến của người hiện đại. Thậm chí, có người say xe nặng tới nỗi chỉ cần nhìn thấy xe là sợ, ngửi mùi xăng cũng thấy buồn nôn.
Tuy nhiên, xuất phát nhu cầu và áp lực của cuộc sống hiện đại, việc di chuyển bằng xe cộ đã trở thành việc bất khả kháng.
Mặc dù là một lựa chọn phổ biến và nhanh gọn, nhưng thuốc chống say lại không được khuyến khích bởi một số tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể.
Hương gừng được ví như “thần dược chống say” vừa đảm bảo an toàn, lại vừa hiệu quả! (Ảnh: nguồn internet).
Theo lời khuyên của các thầy thuốc Trung Y, chỉ cần đặt vài lát gừng ở đầu giường vào đêm trước chuyến đi để nâng cao chất lượng giấc ngủ và đẩy lùi những triệu chứng say xe.
Gừng có mùi cay đặc trưng, dễ dàng lấn át các mùi khác và đặc biệt có tác dụng đè nén cảm giác buồn nôn.
Sau một đêm ngủ dậy, các cơ quan trong cơ thể đã được hồi phục hoàn toàn, cơ thể cũng tràn trề sức sống.
Video đang HOT
Vào lúc này, ngửi mùi gừng cay có tác dụng chống say hiệu quả, đồng thời kích thích dạ dày tiết dịch, vừa hạn chế cảm giác buồn nôn, đồng thời có tác dụng tăng cường tiêu hóa.
Khi đi tàu xe, chúng ta cũng nên mang một vài lát gừng tươi trong túi. Vài tiếng trước khi lên xe, bạn nên nhai hoặc ngâm gừng để tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn trong suốt chuyến đi.
3. Tạo cảm hứng trong chuyện phòng the
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mùi thơm của gừng chứa hai thành phần là zingiberen và bisabolene. Bởi vậy, loại củ này có mùi cay nồng rất đặc trưng và riêng biệt.
Cũng nhờ đặc tính này, hương thơm của gừng có thể giảm cảm giác cô đơn, đồng thời tăng ham muốn tình dục và tạo cảm hứng cho chuyện “yêu” một cách hiệu quả.
Bởi vậy, để gừng ở đầu giường hoặc xông hơi bằng tinh dầu gừng đều có thể giúp các cặp vợ chồng “hâm nóng” đời sống gối chăn.
4. Diệt khuẩn, thanh lọc không khí
Một trong những đặc tính nổi bật của hương gừng là diệt khuẩn, thanh lọc không khí. Chỉ với một vài lát gừng ở đầu giường, bạn có thể đảm bảo cho phòng ngủ luôn sở hữu bầu không khí trong lành và hương thơm dễ chịu.
Chưa dừng lại ở đó, mùi cay của gừng còn tạo cảm giác ấm áp, giúp giảm cảm giác cô đơn, thư giãn tinh thần, xua tan muộn phiền, đặc biệt thích hợp với những người trầm cảm, bị stress hoặc những ngày hanh khô, lạnh giá.
5. Mùa hè – mùa phát huy công dụng của gừng tươi
Giải nhiệt: Gừng tươi giúp nâng cao tinh thần, thanh tỉnh đầu óc. Vào những ngày hè, nếu bị cảm nắng, người bệnh nên uống một chén nước gừng để giải nhiệt và lấy lại tỉnh táo.
Bảo vệ dạ dày: Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí tăng cao dễ dàng tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở. Các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, đi tả, buồn nôn…càng có cơ hội bùng phát.
Trong khi đó, gừng có công dụng tiêu độc, làm dịu dày nhanh chóng và hiệu quả. (Ảnh: nguồn internet).
Uống canh gừng hay ăn gừng đều có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa và bảo vệ bao tử hiệu quả vào mùa hè.
Kích thích ăn uống: Người Trung Quốc có câu “thấy cơm không ngon, ăn ngay ít gừng”. Loại củ này có chứa hoạt chất cay 6 – gingerol giúp kích thích dạ dày tiết dịch, gia tăng nhu động ruột và xúc tiến tiêu hóa.
Bởi vậy, nếu cảm thấy khó ăn hoặc ăn không ngon miệng vào những ngày hè, bạn có thể tận dụng vài lát gừng làm món khai vị để kích thích cảm giác thèm ăn.
Trị hôi miệng, viêm nha chu: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng là do dạ dày bị lạnh. Đối với những trường hợp này, chỉ cần bổ sung những thực phẩm có tình nóng là có thể tiêu trừ mùi khó chịu.
Gừng chính là một trong những nguyên liệu có vị cay, tính nóng. Dùng nước súc miệng điều chế từ gừng không chỉ tiêu trừ mùi hôi trong miệng mà còn điều trị viêm nha chu hiệu quả.
6. Những điều “kiêng kỵ” khi ăn gừng
Nguyên tắc thứ nhất: Cái gì nhiều quá cũng không tốt
Vào mùa hè, cơ thể mọi người tiêu hao nhiều nước. Gừng có thực phẩm có tính cay nóng điển hình, không nên ăn quá nhiều. Khi nấu ăn hay pha nước, chỉ cần vài lát gừng là đủ, tuyệt đối không nên quá lạm dụng nguyên liệu này.
Nguyên tắc thứ hai: Đồ tốt cũng không thể dùng tùy tiện!
Gừng tươi nấu với nước đường đỏ thường được dùng phổ biến để điều trị phong hàn, cảm mạo, dạ dày bị nhiễm lạnh.
Tuy nhiên, bản thân gừng có tính nóng, chỉ thích hợp để điều trị những loại bệnh do hàn khí gây nên. Do đó, những người bị cảm nắng, bị cảm vì gió nóng thì không được sử dụng bài thuốc từ gừng.
Nguyên tắc thứ ba: Ăn gừng chớ nên bỏ vỏ!
Nhiều người khi chế biến gừng thường có thói quen nạo vỏ với lý do “đảm bảo vệ sinh”. Tuy nhiên, thiếu đi lớp vỏ ngoài ấy, gừng không thể phát huy hết công hiệu của mình.
Trong quá trình nấu ăn hay làm thuộc, ta chỉ cần rửa sạch gừng là có thể tùy ý sử dụng. (Ảnh: nguồn internet).
Nguyên tắc thứ tư: Gừng hỏng chớ nên dùng tiếp!
Gừng bị biến chất (bị dập, nẫu, mọc mầm) sẽ sinh ra độc tính rất mạnh, khiến cho tế bào bị hoại tử, thậm chí có thể phát sinh một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư thực quản.
Nguyên tắc thứ năm: Gừng không phải là “thực phẩm đại chúng”.
Do đặc tính cay nóng, gừng không thích hợp với các đối tượng sau: người âm hư hỏa vượng; người bị nóng trong; các đối tượng bị mụn nhọt, lở loét, vết thương hở.
Tương tự như vậy, người mắc một số bệnh về phổi (viêm phổi, phổi sưng tấy, có mủ, lao phổi); người bị loét dạ dày, bệnh nhân bị thận (vỡ thận, viêm thận), người bị viêm túi mật, tiểu đường và trĩ cũng không nên ăn nhiều gừng.
Theo NTDTV/soha
5 món canh ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu giải nhiệt ngày hè, ăn mỗi ngày để con khỏe mạnh thông minh
Thời tiết đang dần chuyển sang oi bức sẽ khiến mẹ bầu càng lúc càng cảm thấy nóng nực và khó chịu hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu trong bụng, các bà bầu nên ăn những đồ mát, có tác dụng giải nhiệt.
Sau đây là những loại thực phẩm dinh dưỡng, giải nhiệt rất tốt mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
1. Canh nấm nấu gừng
Nấu nước xương hầm, sau đó cho nấm kim châm, nấm hương, nấm linh chiđen... hoặc bất cứ loại nấm ngon nào mình thích và vài lát gừng. Món này rất dễ làm mà còn bổ dưỡng, ấm người, đỡ cảm, đỡ ho,...
2. Canh gà hạt sen
Thịt gà là nguồn cung cấp protein dồi dào cho mẹ bầu và thai nhi còn hạt sen là bài thuốc an thai hiệu quả chữa chứng mất ngủ cho bà bầu. Đùi gà đem rửa sạch, có thể cắt miếng hoặc để nguyên cả đùi. Cà rốt, nấm hươngrửa sạch. Cà rốt cắt khoanh còn nấm hương đem ngâm rồi vớt ra, để ráo nước, bổ đôi. Hạt sen sau khi rửa tách làm đôi hoặc để nguyên, nếu để nguyên hạt, mẹ cần lấy tâm sen ra bằng cách cho một que tăm nhỏ đâm từ dưới hạt sen, tâm sen sẽ trồi ra.
- Cho nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi rồi thả đùi gà và cà rốt, nấm hương, hạt sen vào. Nêm ra vị đầy đủ, tiếp tục đun nhỏ lửa tới khi gà chín.
- Múc ra bát, rắc hành ngò lên là đã có một món canh vô cùng bổ dưỡng.
3. Canh thịt bò rau củ
Sắt không chỉ giúp thai nhi phát triển mà còn giúp bà bầu tránh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai bà bầu thường có hiện tượng thiếu máu. Đó là kết quả của việc chị em thai phụ không được cung cấp đầy đủ chất sắt trong một thời gian dài. Thiếu sắt gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt, rụng tóc, đau họng, khó nuốt và mất cảm giác ngon miệng, đau thắt ngực.
4. Canh ngao nấu dứa
Ít mẹ bầu biết được rằng loài ngao tuy nhỏ bé nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất lớn, trong ngao chứa nhiều protein, lipid, canxi, carbuahydrat, sắt, phospho, vitamin A, B, PP,.. Đối với dứa, nhiều mẹ bầu nghi ngại ăn dứa sẽ khiến tử cung bị co bóp do dứa có chứa chất bromelain. Trên thực tế, chỉ khi mẹ bầuăn tới 7 quả dứa, hàm lượng bromelain mới đủ khả năng gây ảnh hưởng tới mẹ. Chính vì vậy, mẹ hãy yên tâm khi tẩm bổ bằng món canh ngao nấu dứa nhé.
5. Canh riêu cua đồng
Cua đồng là thực phẩm rất giàu canxi giúp khung xương vững chắc, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho bé yêu.
Canh riêu cua đồng đậm đà, thơm ngon chính là lựa chọn lý tưởng trong các món ăn giải mát ngày hè. Cơn thèm bún riêu cua nhưng nếu lo sợ vì không vệ sinh của các món ăn ngoài quán thì tự chế biến và thưởng thức ngay tại nhà cùng gia đình chắc chắn không còn gì tuyệt vời hơn.
Theo www.phunutoday.vn
5 nguy cơ sức khỏe rình rập gia đình bạn trong dịp nghỉ lễ Dịp nghỉ lễ dài ngày là cơ hội tuyệt vời cho những kế hoạch du lịch cùng gia đình, bạn bè. Đừng để những vấn đề về sức khỏe dưới đây ảnh hưởng đến kỳ nghỉ ý nghĩa của bạn. Kì nghỉ lễ dài ngày là dịp cho cả gia đình cùng lên kế hoạch đi du lịch . Tuy nhiên sự thay...