Đặt tên chip smartphone là Tensor chính là cách Google khẳng định phong cách của chính mình
Chỉ có Google mới có thể dùng một cấu trúc toán học trong tên của con chip điện thoại và sử dụng nó trên sản phẩm của mình.
Google đã ra mắt Pixel 6 và một trong những điểm ấn tượng là nó sử dụng SoC của riêng Google có tên “Tensor”. Pixel 6 có thể thất bại hoặc trở thành một trong những điện thoại Android tốt nhất hiện có. Chúng ta sẽ không biết về điều đó cho đến khi máy chính thức mở bán, nhưng chip Tensor có lẽ sẽ mang đến tác động lớn hơn cả Pixel 6, vì Google đặt nhiều hy vọng vào nó. Nếu làm tốt tất cả những thứ mà một chiếc smartphone yêu cầu, Tensor sẽ là một thành công lớn mà rất ít công ty có thể làm theo.
Nhưng hãy bỏ qua mặt kỹ thuật và nói về… cái tên Tensor bởi vì nó là cái tên mang đậm chất “Google” nhất cho phần cứng điện thoại từ trước đến nay. Đối với một người không quen thuộc với Google và tất cả những gì mà họ làm, việc gọi một con chip là “Tensor” có vẻ như khá ngớ ngẩn.
Tensor có thể là một dạng cơ căng ra để làm cho một phần cơ thể khác duỗi ra. Tất cả chúng ta đều có chúng ở những nơi như trong tai và miệng. Điều thú vị là tensor cũng là một công ty sản xuất các bộ phận của ván trượt. Trong toán học, tensor là một đối tượng đại số mô tả mối quan hệ đa tuyến giữa các tập hợp các đối tượng đại số liên quan đến không gian vectơ. Không cần phải đoán cũng biết Google dùng tên “Tensor” the định nghĩa nào.
Đó là bởi vì những phép toán đặc biệt phức tạp này cũng có thể được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo và Google yêu thích mọi thứ về AI. Google thậm chí còn đặt tên cho con chip đầu tiên mà họ phát minh ra là Tensor Processing Unit. Đúng vậy, Pixel 6 không phải là thiết bị đầu tiên có chip mang tên Tensor.
Video đang HOT
Hầu hết các công ty thực hiện tính toán AI và máy học thông qua những gì được gọi là mạng thần kinh. Mạng lưới thần kinh bên trong cơ thể chúng ta về cơ bản thì chúng tồn tại và nằm ở giữa “đầu vào” (input) và “đầu ra” (output) của hành động. Ví dụ, nếu bạn muốn bàn tay của bạn di chuyển và nắm bắt một thứ gì đó, nó sẽ di chuyển và nắm bắt thứ đó.
Mạng thần kinh máy tính cũng làm điều tương tự: chúng lấy một hoặc nhiều đầu vào, điều khiển chúng thông qua một tập hợp các quy trình ở giữa và ẩn (có nghĩa là chỉ các tính toán đầu vào và đường dẫn đầu ra mới có thể truy cập chúng), sau đó đưa kết quả ở đầu ra.
Google Cloud AI
Để thực hiện toàn bộ hoạt động của mạng thần kinh một cách hiệu quả, các bộ xử lý có một số bộ gia tốc AI (AI accelerator) nếu bạn muốn kết quả có thể đoán trước và chính xác. NVIDIA, Intel và AMD đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra GPU (Bộ xử lý đồ họa) hoạt động như một bộ gia tốc AI hoàn hảo và chúng ta có thể thấy điều đó với bước nhảy vọt về đồ họa game trong vài năm qua.
TPU có một chức năng: hoạt động như một bộ gia tốc AI. Bạn sẽ tìm thấy hàng loạt chúng bên trong các dàn máy chủ cho dịch vụ đám mây của Google và cũng như bên trong Pixel 6.
Điều quan trọng là tất cả chúng ta đều hiểu rằng đối với Google, từ Tensor có nghĩa là một phần cứng được sử dụng cho AI và máy học, và tất cả các định nghĩa khác đều không quan trọng. Đó là lý do tại sao công ty đặt tên cho chip trên smartphone của mình là Tensor. Nếu bạn là Google và bạn tạo ra một con chip smartphone được thiết kế chủ yếu về AI, bạn hiển nhiên sẽ đặt tên cho nó là Tensor.
Phải chăng Google Tensor chính là Samsung Exynos 9855 đổi tên?
Trong khi chưa có nhiều thông tin về Google Tensor được tiết lộ, một báo cáo cho thấy con chip của Google có thể là bộ xử lý chưa từng ra mắt của Samsung.
Thay vì các bộ xử lý Snapdragon của Qualcomm như thường thấy, dòng Pixel 6 mới ra mắt lại được Google trang bị các bộ xử lý Tensor mới do hãng thiết kế. Đây cũng là lần đầu tiên dòng smartphone của riêng Google được trang bị bộ xử lý di động do công ty tự thiết kế.
Không có nhiều thông tin được tiết lộ về bộ xử lý này, ngoại trừ một số báo cáo rò rỉ từ tài liệu nội bộ Google cho biết nó có tên mã là "WhiteChapel" và "GS101". Bên cạnh đó, Samsung được cho là hãng giúp sức cho Google trong việc phát triển Tensor với tiến trình sản xuất mới của mình.
Nhưng theo báo cáo từ trang tin GalaxyClub của Hà Lan, ảnh hưởng của Samsung đối với Tensor còn sâu hơn thế. Nhiều khả năng, Tensor là một bộ xử lý Exynos từng được đồn đại trước đây của Samsung, Exynos 9855.
Năm ngoái, một báo cáo cho biết Samsung đang phát triển 2 chipset Exynos cao cấp - Exynos 9855 và Exynos 9925 - trong đó Exynos 9925 sẽ sử dụng GPU của AMD. Trong khi đó, báo cáo của GalaxyClub cho biết, Exynos 9855 còn có một tên mã là "Whitechapel" - giống hệt như tên mã được cho là của con chip Tensor như tin đồn trước đây. Vì vậy, nhiều khả năng SoC Tensor của Google chính là Exynos 9855 của Samsung chưa từng được giới thiệu trước đây.
Mặc dù vậy, cũng không có nhiều thông số chi tiết về bộ xử lý này. Nhưng dựa vào cách đánh số của nó, có thể thấy hiệu năng của Exynos 9855 có nằm giữa Exynos 9840 (hay Exynos 2100 trên Galaxy S21) và Exynos 9925 (dự kiến sẽ xuất hiện trên Galaxy S22 với tên Exynos 2200 vào năm tới).
Một số báo cáo khác cho thấy SoC Tensor này được sản xuất trên tiến trình 5nm LPE của Samsung, tương đương với tiến trình được dùng để sản xuất con chip Exynos 2100 trên Galaxy S21. Dựa trên cách đánh số mã hiệu, nhiều khả năng Tensor có hiệu năng nhỉnh hơn một chút so với Exynos 9840 - hay Exynos 2100.
Nếu điều này là đúng, bộ xử lý SoC Tensor của Google vẫn sẽ mang đến hiệu năng cao cấp, tương đương Snapdragon 888 hay Exynos 2100 đang được trang bị trên các thiết bị flagship hiện nay. Ngoài ra không thể không kể đến các tiến bộ về AI nhiều khả năng cũng được Google trang bị trên bộ xử lý Tensor này. Cùng chờ xem sự kết hợp giữa hai người khổng lồ Samsung và Google này sẽ đem đến những gì trong tương lai.
Google tự xây dựng bộ vi xử lý smartphone riêng Đây là ví dụ mới về việc một công ty Big Tech tự sản xuất chip của riêng mình thay vì dựa vào nhà sản xuất chip truyền thống như Qualcomm hoặc Intel. Google Tensor Theo CNBC, Google hôm 2.8 công bố sẽ xây dựng bộ xử lý điện thoại thông minh riêng gọi là Google Tensor, để cung cấp năng lượng cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Pin lỏng có thể định hình lại thế giới thiết bị thông minh

iPhone 16e giúp Apple thắng lớn

Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Nghe nhạc bass có thể giúp chống say tàu xe

Giá điện thoại Galaxy vẫn 'an toàn' sau 'bão' thuế quan của ông Trump

Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?

MSI có thể chuyển sang dùng chip AMD cho dòng máy Claw kế tiếp

Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc

Google dừng hỗ trợ, hàng triệu điện thoại Android gặp nguy hiểm

One UI 7 chậm chạp khiến Samsung mất vị thế dẫn đầu thế giới Android

Google đặt dấu chấm hết cho điện thoại Android 16 GB

Microsoft gỡ bỏ 'rào cản' cập nhật Windows 11 24H2 sau 6 tháng
Có thể bạn quan tâm

Báo Mỹ gợi ý cựu chiến binh những điểm đến tại Việt Nam dịp 30/4
Du lịch
08:51:34 17/04/2025
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn
Mọt game
08:31:40 17/04/2025
"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?
Sao châu á
08:25:15 17/04/2025
Ngoại trưởng và Đặc phái viên Mỹ đến châu Âu đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine
Thế giới
08:22:53 17/04/2025
Johnny Depp gây xôn xao với hình ảnh khác lạ
Hậu trường phim
08:19:27 17/04/2025
Sau "Nấu ăn cho em", PiaLinh thay đổi phong cách
Nhạc việt
08:17:37 17/04/2025
Chân tướng 'tú ông' và dàn nữ thư ký điều hành mạng lưới 300 gái mại dâm
Pháp luật
08:15:50 17/04/2025
Ngắm chiếc đồng hồ "lạ" nhất thế giới có giá 85 tỷ đồng, ai sẽ mua?
Lạ vui
08:10:40 17/04/2025
Honor ra mắt smartphone giống iPhone với pin khủng 8.000 mAh
Đồ 2-tek
08:08:09 17/04/2025
Sự trùng hợp trong các bài đăng ẩn danh về suất ăn bán trú ở Đà Nẵng, cần xác minh động cơ
Netizen
08:07:15 17/04/2025